Hai “điều lạ” trong chiến dịch tấn công căn cứ liên quân Mỹ của Iran

Phan Quân
Bình luận quốc tế
TGVN. Việc hai căn cứ liên quân Mỹ tại Iraq, Erbil và Ain al-Asad, trúng tên lửa đạn đạo Iran sớm 8/1 có nhiều ý nghĩa hơn là hành động đáp trả đơn thuần. Bình luận của Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
hai dieu la trong chien dich tan cong can cu lien quan my cua iran
Iran đã bắn nhiều tên lửa đạn đạo vào hai căn cứ liên quân Mỹ tại Iraq ngày 7/1 - Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images)
hai dieu la trong chien dich tan cong can cu lien quan my cua iran

Đối đầu Mỹ - Iran: Hệ luỵ không tránh khỏi

TGVN. Đối đầu Mỹ - Iran vừa leo thang lên tầng nấc mới, một tiền lệ mới từ cả Mỹ và Iran. Liệu đã phải ...

Theo Reuters, quan chức Mỹ giấu tên cho hay hiện chưa có thông tin về tình hình thương vong hay thiệt hại do vụ tấn công này. Song người phát ngôn của lực lượng Đức, Bundeswehr cho biết 115 binh sỹ của nước này tại Erbil đều bình an.

Phát biểu sau vụ tấn công, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã hối thúc Washington rút khỏi khu vực “để tránh mất mát, không gây nguy hiểm cho sinh mạng binh sỹ… vụ tấn công tên lửa hôm nay chỉ là bước đầu tiên”. Trên mạng Twitter, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif khẳng định: “Iran đã thực hiện và hoàn tất các biện pháp tương xứng về tự vệ theo Điều 51 của Hiến chương Liên hợp quốc... Chúng tôi không tìm cách leo thang hay chiến tranh, song sẽ tự bảo vệ mình trước bất kỳ hành động gây hấn nào".

Về phía Mỹ, Tổng thống Donald Trump đã tiến hành họp khẩn với Ngoại trưởng Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper. Viết trên Twitter, ông Trump cho biết “mọi chuyện đều ổn”, Lầu Năm góc đang đánh giá thiệt hại; khẳng định sức mạnh quân sự Mỹ và sẽ đưa ra tuyên bố chính thức tối ngày 8/1 (theo giờ Việt Nam).

Theo dõi diễn biến chiến dịch tấn công bằng tên lửa của Iran vào căn cứ liên quân Mỹ, có thể thấy hai điểm đáng ngờ sau.

Nước cờ lạ

Nghi vấn đầu tiên nằm ở cách thức tấn công của Iran. Tehran đã chọn phương án bắn tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung sang căn cứ liên quân Mỹ tại Iraq. Trên thực tế, Iran hoàn toàn có thể “mượn tay” Lực lượng Huy động Nhân dân (PMF) để tấn công liên quân Mỹ tại Iraq, như vụ bắn tên lửa Katyusha vào Đại sứ quán Mỹ tại Iraq 3 ngày trước. Lựa chọn của Tehran khi đó có thể là cách gửi thông điệp tới Washington.

Thứ nhất, đó là khẳng định thể hiện sức mạnh quốc phòng và khả năng tác chiến của Iran. Các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung được sử dụng là thành quả của các kỹ sư quốc phòng hàng đầu Iran, phát triển dựa trên thiết kế và nguyên liệu từ Liên Xô, Trung Quốc và Triều Tiên.

Thứ hai, hành động này nhằm thể hiện thái độ phản kháng của Iran đối với động thái gần đây của Mỹ tại khu vực, cụ thể là vụ sát hại Thiếu tướng IRGC Qasem Soleimani.

Tuy nhiên, sự lựa chọn này cũng bộc lộ khác biệt giữa phe chủ chiến và phe chủ hòa tại Iran trong phản ứng với Mỹ. Tuyên bố của IRGC, lực lượng thực hiện vụ tấn công cho thấy thái độ kiên quyết chống Mỹ. Trong khi đó, phát ngôn của Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif mềm mỏng hơn, khẳng định đây là hành động tự vệ, bám sát vào luật pháp quốc tế khi trích dẫn điều 51 Hiến chương Liên hợp quốc về thực hiện “quyền tự vệ cá nhân hoặc tập thể…cho đến khi Hội đồng Bảo an có biện pháp cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế”.

Qua những lời này, ông Zarif muốn thể hiện tinh thần hòa hiếu của Iran, đồng thời kéo Hội đồng Bảo an vào cuộc, giải quyết căng thẳng hiện nay. Trong 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an, Nga và Trung Quốc ủng hộ Iran, còn Anh và Pháp chủ trương hạ nhiệt căng thẳng, nối lại Kế hoạch Hành động chung Toàn diện (JCPOA). Thực tế này sẽ khiến Mỹ “yếu thế” khi cần thông qua nghị quyết lên án hay cấm vận Iran. Khi chiến tranh nổ ra, trách nhiệm “duy trì hòa bình và an ninh quốc tế” có thể tạo điều kiện để Nga can thiệp quân sự tại Iraq; đây là điều Mỹ không hề mong muốn.

hai dieu la trong chien dich tan cong can cu lien quan my cua iran
Sau khi căn cứ liên quân Mỹ tại Iraq bị tấn công ngày 7/1, Tổng thống Donald Trump đã không thể hiện thái độ giận dữ thường thấy. (Nguồn: Reuters)

Lựa chọn và tính toán

Tuy nhiên, phản ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với sự kiện này mới là điều đáng bàn hơn cả. Khác với thái độ giận dữ thường thấy, ông tỏ ra tương đối bình thản. Vấn đề đáng chú ý khác là sức mạnh hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ - Iran được cho là đã phóng hơn 20 tên lửa đạn đạo về phía Mỹ, 12 quả trúng đích; một phần trong số đó đã được Patriot đánh chặn kịp thời. Thống kê ban đầu cho thấy phía Mỹ không chịu thiệt hại về người; lực lượng an ninh Iraq được cho chịu thiệt hại, song không đáng kể. Kết quả này có thể phản ánh hai điều sau:

Thứ nhất, Tổng thống Donald Trump và Lầu Năm góc đã chuẩn bị đối phó hành động đáp trả từ Iran. Quan chức tại căn cứ Ain al-Assad cho biết lực lượng tại đây luôn sẵn sàng triển khai khi có cảnh báo sớm về tên lửa, giảm thiểu tối đa thiệt hại.

Thứ hai, cuộc tấn công của Iran là lý do hoàn hảo để Mỹ gia tăng hiện diện quân sự tại Iraq. Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot có thể đã đánh chặn chọn lọc; các tên lửa lọt lưới không gây thiệt hại đáng kể. Khi ấy, Tổng thống Donald Trump có thể vin vào cuộc tấn công này để kêu gọi Quốc hội mở rộng hiện diện tại Iraq, tăng cường chống Iran. Trước khi cuộc tấn công diễn ra, phát biểu ngày 7/1, ông chủ Nhà Trắng đã khẳng định hiện chưa phải thời điểm thích hợp để rút quân khỏi Iraq và nhấn mạnh sẽ “tuân thủ luật pháp quốc tế” nếu tấn công Iran, trái ngược với những gì ông từng nêu sau khi tiêu diệt tướng Qasem Soleimani ngày 3/1.

Hiện tại, tái cử là ưu tiên số 1 của Tổng thống và ông tin rằng tăng cường hiện diện truyền thông, thu hút cử tri qua quyết định thể hiện sự cứng rắn trong vấn đề lợi ích quốc gia sẽ giúp ông xây dựng hình ảnh tốt trước bầu cử. Trong bối cảnh Mỹ khó rút hoàn toàn khỏi Trung Đông, ông Trump có thể thay đổi chính sách, đưa quân trở lại, củng cố hiện diện khu vực. Cuộc tấn công của Iran sẽ tạo điều kiện cho ông phô diễn sức mạnh quân sự nhằm “tự vệ”, thể hiện vai trò Tổng Tư lệnh, thỏa mãn phe diều hâu Cộng hòa mà không vướng rắc rối với đảng Dân chủ.

Trong bối cảnh ấy, khả năng nổ ra chiến tranh giữa Mỹ và Iran là không nhiều: Xung đột cục bộ với Iran sẽ tác động tiêu cực tới hành trình tranh cử của ông Trump; hoạt động quân sự của phe chủ chiến tại Iran luôn bị giới hạn bởi phe chủ hòa và hướng tới đe dọa, buộc Mỹ rời Trung Đông hơn là mở rộng xung đột. Khi ấy, hai bên có thể duy trì căng thẳng cho đến khi đạt mục đích của mình: Với ông Trump là tái cử, với Iran là thể hiện sức mạnh, vị thế. Thế giới có thể chứng kiến thêm nhiều vụ việc tương tự từ hai bên và Trung Đông tiếp tục là “lò lửa” trong năm 2020.

hai dieu la trong chien dich tan cong can cu lien quan my cua iran Cập nhật: Iran phóng hơn 20 tên lửa vào căn cứ Mỹ, IRGC hối thúc Washington rút quân

TGVN. Ngày 8/1, Tân Hoa xã dẫn nguồn tin an ninh của Iraq cho biết, căn cứ không quân Ayn al-Asad ở khu vực al-Baghdadi, cách ...

hai dieu la trong chien dich tan cong can cu lien quan my cua iran Ngoại trưởng Iran cáo buộc Mỹ từ chối cấp thị thực để tham dự phiên họp LHQ

TGVN. Hãng thông tấn bán chính thức ISNA của Iran ngày 7/1 đưa tin, Ngoại trưởng nước này Mohammad Javad Zarif đã lên tiếng cáo ...

hai dieu la trong chien dich tan cong can cu lien quan my cua iran Iran phóng tên lửa đạn đạo 2 cơ sở Mỹ tại Iraq, Lầu Năm góc 'biện hộ' về vụ sát hại Tướng Soleimani

TGVN. Ngày 8/1, truyền thông dẫn lời quan chức Mỹ cho biết, các tên lửa đạn đạo đã được phóng từ bên trong Iran, nhằm ...

Phan Quân

Xem nhiều

Đọc thêm

Diễn viên Lương Thu Trang khoe dáng yêu kiều, thu hút mọi ánh nhìn

Diễn viên Lương Thu Trang khoe dáng yêu kiều, thu hút mọi ánh nhìn

Diễn viên Lương Thu Trang khoe dáng yêu kiều, diễn viên Lan Phương rạng rỡ, mặn mà sau sinh.
Hôm nay 23/11, Quốc hội nghe và thảo luận 3 dự thảo luật sửa đổi, thông qua 1 Nghị quyết và Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Hôm nay 23/11, Quốc hội nghe và thảo luận 3 dự thảo luật sửa đổi, thông qua 1 Nghị quyết và Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về ...
Đại sứ Bulgaria kỳ vọng về kết quả hữu hình cho quan hệ song phương qua chuyến thăm của Tổng thống Rumen Radev

Đại sứ Bulgaria kỳ vọng về kết quả hữu hình cho quan hệ song phương qua chuyến thăm của Tổng thống Rumen Radev

Theo Đại sứ Bulgaria Pavlin Todorov, chuyến thăm của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev thể hiện cam kết tăng cường và nâng cao quan hệ với Việt Nam.
Dự báo thời tiết 10 ngày tới (23/11-2/12): Bắc Bộ đêm và sáng sớm trời rét; Trung Bộ có mưa đến mưa to, cảnh báo sạt lở đất

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (23/11-2/12): Bắc Bộ đêm và sáng sớm trời rét; Trung Bộ có mưa đến mưa to, cảnh báo sạt lở đất

Dự báo thời tiết từ Trung tâm Dự báo khí tượng và thủy văn quốc gia cho thấy Bắc Bộ đêm và sáng sớm trời rét; Trung bộ cảnh báo ...
Giá tiêu hôm nay 23/11/2024: Thị trường bật tăng, nông dân phấn khởi, kỳ vọng về một vụ bội thu, được mùa, được giá

Giá tiêu hôm nay 23/11/2024: Thị trường bật tăng, nông dân phấn khởi, kỳ vọng về một vụ bội thu, được mùa, được giá

Giá tiêu hôm nay 23/11/2024 tại thị trường trong nước bất ngờ tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.500 – 140.200 đồng/kg.
Cập nhật kiến thức và nghiệp vụ đối ngoại dành cho công chức, viên chức ngoại vụ địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Cập nhật kiến thức và nghiệp vụ đối ngoại dành cho công chức, viên chức ngoại vụ địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Qua đó, trang bị cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn kiến thức về kỹ năng đối ngoại trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng ...
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động