Hai lần đón Tổng thống Mỹ của Chủ tịch nước Trần Đại Quang

Trong gần 3 năm trên cương vị nguyên thủ quốc gia, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có 2 lần đón Tổng thống Mỹ là Tổng thống Barack Obama và Tổng thống Donald Trump thăm cấp Nhà nước Việt Nam. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
hai lan don tong thong my cua chu tich nuoc tran dai quang Những hình ảnh trong chuyến công tác nước ngoài cuối cùng của Chủ tịch nước Trần Đại Quang
hai lan don tong thong my cua chu tich nuoc tran dai quang Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đón Tổng thống Mỹ Barack Obama và Donald Trump thăm chính thức Việt Nam liên tiếp trong hai năm 2016 - 2017. Đặc biệt, chuyến thăm của ông Donald Trump mở ra một “cánh cửa lịch sử mới” khi đây là vị Tổng thống đầu tiên Mỹ đến Việt Nam ngay trong năm đầu cầm quyền.

Dấu mốc quan trọng 

Ngày 23/5/2016, nhận lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại quang, Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Barack Obama đã có chuyến thăm đến Việt Nam và là vị Tổng thống thứ 3 của nước Mỹ đến thăm Việt Nam kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1995 (sau các chuyến thăm năm 2000 của Tổng thống Bill Clinton và năm 2006 của Tổng thống George W. Bush). Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã chủ trì lễ đón chính thức vị Tổng thống thứ 44 của nước Mỹ với nghi thức trang trọng nhất.

hai lan don tong thong my cua chu tich nuoc tran dai quang
Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nâng quan hệ Việt-Mỹ lên tầm mức mới. (Nguồn: AP)

Trong cuộc hội đàm giữa Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Barack Obama, hai bên đã thống nhất công bố quyết định của Mỹ về việc xóa bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Đây được xem là dấu mốc quan trọng quan hệ Việt - Mỹ, thể hiện sự bình thường hóa hoàn toàn sau hàng chục năm hai nước từng là cựu thù trong chiến tranh.

Phát biểu trước 2000 người dân Việt Nam, Tổng thống Obama đã nói rằng: “Tim tôi đã nhiều lần rung động trong chuyến thăm này”. Ông Obama không phải là Tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Việt Nam, nhưng ông là người đầu tiên, giống như nhiều người dân Việt Nam, lớn lên khi cuộc chiến giữa hai nước đã không còn. Khi quân đội Mỹ rời Việt Nam, ông Obama mới 13 tuổi.

Chính vì vậy, trong chuyến thăm này, ông Obama cùng với Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có buổi hội đàm, bàn về vấn đề đẩy mạnh hơn hợp tác và lòng tin giữa hai nước, đặc biệt là giữa quân đội hai bên. Tổng thống Mỹ khẳng định, Mỹ tiếp tục đào đào tạo và cung cấp trang thiết bị cho cảnh sát biển Việt Nam để giúp Việt Nam nâng cao năng lực biển, hợp tác cứu trợ nhân đạo trong thảm họa thiên nhiên.

Theo ông Obama, việc dỡ bỏ cấm vận vũ khí vốn áp đặt từ năm 1975 này sẽ giúp “bình thường hóa hơn nữa quan hệ giữa hai nước”. Sự thay đổi này sẽ đảm bảo để Việt Nam có thể tiếp cận các trang thiết bị cần thiết để phòng vệ và gạt bỏ những tàn tích từ thời chiến tranh. Việc này cũng thể hiện cam kết của Mỹ nhằm bình thường hóa quan hệ hoàn toàn với Việt Nam bao gồm củng cố quan hệ quốc phòng với Việt Nam trong dài hạn.

Tại thời điểm thăm chính thức Việt Nam, Tổng thống Obama chỉ còn khoảng 6 tháng trên cương vị Tổng thống nước Mỹ. Trong phát biểu của  mình, ông Obama đã nói: “Tôi không còn nhiều thời gian trong nhiệm kỳ của mình và tôi sẽ nỗ lực dành những thời gian còn lại thúc đẩy mối quan hệ Việt - Mỹ”. Ông cũng khẳng định rằng, vấn đề Biển Đông và nguyên lý tôn trọng tuyệt đối, nước lớn không thể “ăn hiếp” nước nhỏ trong quan hệ với các cường quốc. 

Mở cánh cửa lịch sử 

Tháng 1/2017, sau khi ông Obama rời Nhà Trắng, người kế nhiệm là đương kim Tổng thống Donald Trump đã mở "cách cửa lịch sử" chưa từng có.

Năm 2017, Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Mỹ là một nền kinh tế thành viên. Đây là sự kiện đa phương quan trọng nhất trong 2017 và cũng là một trọng tâm đối ngoại của Việt Nam nhằm triển khai hội nhập quốc tế sâu rộng và nâng tầm đối ngoại đa phương.

Trái ngược với sự ủng hộ mạnh mẽ TPP của người tiền nhiệm, ông Donlad Trump ​quyết "khai tử" chính sách "xoay trục" sang châu Á và giữ quan điểm "Nước Mỹ là trên hết". Chính vì vậy, vào thời điểm đó, khó có thể biết được sự quan tâm của chính quyền Tổng thống Donald Trump đối với APEC là như thế nào. 

hai lan don tong thong my cua chu tich nuoc tran dai quang

Chuyến thăm được chính giới đánh giá đã mở ra "cánh cửa lịch sử" chưa từng có, bởi vị Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ thăm Việt Nam ngay trong năm đầu cầm quyền.  (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Tháng 4/2017, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đã trực tiếp chuyển đi bức thư Chủ tịch nước Trần Đại Quang trịnh trọng mời Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tham dự Hội nghị cấp cao APEC và thăm chính thức Việt Nam.

5 tháng sau, tháng 9/2017, Nhà Trắng xác nhận Tổng thống Donald Trump sẽ đến Việt Nam dự Hội nghị cấp APEC và thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, từ ngày 11 - 12/11/2017.

Chuyến thăm được chính giới đánh giá đã mở ra "cánh cửa lịch sử" chưa từng có, bởi vị Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ thăm Việt Nam ngay trong năm đầu cầm quyền.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định: "Tổng thống Donald Trump lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong số các nước Đông Nam Á thể hiện sự coi trọng quan hệ với Việt Nam, tạo cơ sở thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong thời gian tới, cũng là thông điệp về chính sách của Hoa Kỳ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương".

Về phần mình, Tổng thống Donald Trump bày tỏ vinh dự lớn lao khi có mặt tại Việt Nam. Tổng thống Donald Trump khẳng định: “Hôm nay chúng ta không còn là kẻ thù mà đã là bạn”. Ông Doanld Trump đã dành lời khen ngợi với Việt Nam hiện tại: "Nền kinh tế Việt Nam đã mở cửa và hội nhập, các sinh viên Việt Nam nằm trong số những sinh viên rất giỏi của thế giới. Đó là sự chuyển mình ấn tượng của Việt Nam”.

Trong chuyến thăm này, hai bên đã ra Tuyên bố chung và khẳng định cam kết tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa hợp tác quốc phòng và quyết tâm chung đối phó với các thách thức an ninh khu vực.

Thực hiện theo thỏa thuận của Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam hồi tháng 11/2017, tháng 3/2018, tàu sân bay USS Carl Vinson của Hải quân Hoa Kỳ đến Việt Nam, chính thức thực hiện chuyến thăm hữu nghị lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ quốc phòng hai nước. 

Ngay sau khi nhận được tin Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời, sáng 22/9/2018 (giờ Hà Nội), Tổng thống Donald Trump đã gửi thư chia buồn và bày tỏ: “Chủ tịch Trần Đại Quang là một người bạn tuyệt vời của Hoa Kỳ. Ông đã ân cần đón tiếp tôi trong chuyến thăm cấp Nhà nước lịch sử của tôi đến Hà Nội vào tháng 11/2017, và tôi cảm ơn ông về cam kết của cá nhân ông nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ Đối tác Toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam. Chúng tôi sẽ không quên những đóng góp của ông cho hòa bình, an ninh và thịnh vượng trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, cũng như tiếng nói của ông cho một Việt Nam đầy tự hào và độc lập trên trường quốc tế”.

hai lan don tong thong my cua chu tich nuoc tran dai quang Dấu ấn của Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong đối ngoại

Với vai trò đứng đầu Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có nhiều đóng góp quan trọng trong lĩnh vực ...

hai lan don tong thong my cua chu tich nuoc tran dai quang Bản lĩnh đối ngoại của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, nổi bật hình ảnh và vị thế Việt Nam

“Trong các hoạt động đối ngoại, dù là các chuyến thăm cấp cao hay trong các hội nghị quốc tế lớn, Chủ tịch nước Trần ...

hai lan don tong thong my cua chu tich nuoc tran dai quang Thái Lan treo cờ rủ, Tổng thống Indonesia, Hàn Quốc chia buồn với nhân dân Việt Nam

Thái Lan treo cờ rủ tưởng niệm Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Tổng thống Indonesia và Hàn Quốc gửi lời chia buồn.

Nguyễn Hồng

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 24/12/2024: Tuổi Mùi đầu tư quyết đoán

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 24/12/2024: Tuổi Mùi đầu tư quyết đoán

Xem tử vi 24/12 - tử vi 12 con giáp hôm nay 24/12/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 24/12/2024, Lịch vạn niên ngày 24 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 24/12/2024, Lịch vạn niên ngày 24 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 24/12. Lịch âm 24/12/2024? Âm lịch hôm nay 24/12. Lịch vạn niên 24/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 24/12/2024: Nhân Mã đừng quá ghen tuông

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 24/12/2024: Nhân Mã đừng quá ghen tuông

Tử vi hôm nay 24/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Phục hồi và bảo tồn Pháp Lam Huế

Phục hồi và bảo tồn Pháp Lam Huế

Pháp Lam Huế - một loại hình nghệ thuật trang trí đặc sắc là một di sản có giá trị đặc biệt, không thua kém bất kỳ di sản nào ...
Đối ngoại trong tuần: Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024; Tham vấn chính trị cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Lào

Đối ngoại trong tuần: Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024; Tham vấn chính trị cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Lào

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 16-23/12.
Giá tiêu hôm nay 24/12/2024: Nhu cầu thế giới ảm đạm tác động tới thị trường trong nước, kỳ vọng từ Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024: Nhu cầu thế giới ảm đạm tác động tới thị trường trong nước, kỳ vọng từ Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động