Hàn Quốc đối mặt thế nào với 'cú sốc toàn diện' từ đại dịch Covid-19

Minh Anh
TGVN. Tháng 1/2020, sau khi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) bùng phát, Chính phủ và dư luận Hàn Quốc đã bắt đầu chú ý đến sự phát triển và tác động của đại dịch này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
han quoc doi mat voi cu soc toan dien tu dai dich covid 19 Đại dịch Covid-19: Singapore cấm khách du lịch nhập cảnh và quá cảnh, Hàn Quốc xét nghiệm tất cả hành khách từ châu Âu
han quoc doi mat voi cu soc toan dien tu dai dich covid 19 Người Việt tại Hàn Quốc ổn định tinh thần để chiến đấu với dịch Covid-19
han quoc doi mat voi cu soc toan dien tu dai dich covid 19
Bệnh nhân Covid-19 được đưa đến bệnh viện tại thành phố Chuncheon, Hàn Quốc. (Nguồn: AFP)

Từ kiểm soát tốt đến “siêu lây nhiễm”

Ngày 20/1, Hàn Quốc đã ghi nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên. Đó là một phụ nữ Trung Quốc đi từ Vũ Hán đến sân bay quốc tế Incheon. Chính phủ Hàn Quốc đã ngay lập tức nâng mức cảnh báo về cuộc khủng hoảng bệnh truyền nhiễm từ “quan tâm” lên “chú ý”. Sau khi ca mắc Covid-19 thứ 4 được xác nhận vào ngày 27/1, mức cảnh báo lại được quốc gia châu Á này nâng lên “cảnh giác” và Ủy ban phòng chống tai nạn và quản lý an toàn trung ương Hàn Quốc về dịch Covid-19 đã được thành lập.

Ngay sau đó, ngày 31/1, 1/2 và 2/2, Chính phủ Hàn Quốc đã lần lượt đưa gần 850 công dân từ Vũ Hán về nước. Từ ngày 4/2, Hàn Quốc bắt đầu cấm nhập cảnh đối với toàn bộ người Trung Quốc và người nước ngoài đến thăm hoặc ở lại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc trong vòng 14 ngày. Tính đến ngày 10/2, Hàn Quốc tổng cộng có 28 ca mắc Covid-19, sau đó một vài ngày, số ca mắc bệnh được xác nhận giảm rõ rệt.

Tuy nhiên, từ giữa và cuối tháng 2/2020, tình hình dịch Covid-19 thay đổi đột ngột. Ca mắc Covid-19 thứ 31 tại Hàn Quốc là một bước ngoặt khi bệnh nhân từ chối kiểm tra sức khoẻ dù đã có triệu chứng viêm phổi nhưng vẫn tham gia buổi lễ của giáo phái Tân Thiên Địa vào ngày 9/2 và 16/2, gây ra tình trạng “siêu lây nhiễm”.

Tính đến ngày 19/2, số ca nhiễm SASR-CoV-2 được xác nhận tại Hàn Quốc tăng lên nhanh chóng với tâm dịch là Daegu và tỉnh Bắc Gyeongsang lân cận. Ngày 22/2, toàn bộ 17 tỉnh, thành của Hàn Quốc đều xác nhận có ca mắc Covid-19.

Tính đến 0h ngày 5/3, số ca nhiễm ở Hàn Quốc là 5.766 người, trong đó 4.327 người ở Daegu và 861 người ở Bắc Gyeongsang, đặc biệt trong đó, số ca có liên quan đến giáo phái Tân Thiên Địa chiếm 59,9% tổng số ca trên cả nước.

Nỗ lực đảo ngược tình thế

Ngày 23/2, Chính phủ Hàn Quốc buộc phải áp dụng một số biện pháp mạnh nhằm ngăn chặn tình hình dịch bệnh diễn biến xấu đi.

Đầu tiên, Hàn Quốc đã tăng cường phòng chống dịch, kiểm soát các nguồn lực y tế và giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn. Chính phủ Hàn Quốc đã quyết tâm ổn định tình tình ở Daegu trong 4 tuần, tiến hành kiểm tra và rà soát đối với Thành phố Daegu theo phương châm “2 tuần tìm kiếm + 2 tuần điều trị”.

Để giải quyết vấn đề thiếu nguồn lực y tế ở Daegu và Bắc Gyeongsang, Hàn Quốc đã tích cực huy động nguồn lực để gấp rút tiếp viện cho hai khu vực này. Trước nhu cầu về khẩu trang tăng mạnh, Thủ tướng Chung Sye-kyun cho biết, phải hạn chế xuất khẩu khẩu trang, cung cấp một nửa sản lượng thông qua mạng lưới phân phối công cộng và ưu tiên cho nhân viên y tế.

Ngoài ra, để giảm thiểu rủi ro từ bên ngoài, Bộ Giáo dục Hàn Quốc và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận, khuyến nghị lưu học sinh hai nước không nên xuất cảnh. Các trường đại học của Hàn Quốc sẽ dạy học từ xa cho 33.000 lưu học sinh Trung Quốc để tránh bị ảnh hưởng đến quá trình học tập.

Thứ hai, Hàn Quốc đã nhanh chóng hoàn thành quá trình lập pháp về ba bộ luật có liên quan đến dịch Covid-19. Ngày 26/2, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua dự thảo sửa đổi về Luật phòng và chống bệnh truyền nhiễm, Luật kiểm dịch và Luật y tế. Theo những dự thảo sửa đổi này, các trường hợp nghi ngờ mắc Covid-19 từ chối xét nghiệm, cách ly hoặc nhập viện điều trị giống như ca mắc Covid-19 thứ 31 sẽ phải đối diện với hình phạt nặng.

han quoc doi mat voi cu soc toan dien tu dai dich covid 19
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In ngày 3/3 tuyên bố Seoul bắt đầu "cuộc chiến" chống dịch Covid-19 và đặt tất cả cơ quan chính phủ trong tình trạng báo động 24 giờ. (Nguồn: Yonhap News)

Thứ ba, Hàn Quốc chuẩn bị ngân sách lớn bổ sung cho công tác phòng chống dịch, ước tính quy mô đạt trên 10.000 tỷ Won (khoảng 8,3 tỷ USD), vượt xa mức 6.200 tỷ Won khi bùng phát hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) năm 2015. Khoản ngân sách này chủ yếu được dùng để mở rộng và bổ sung nguồn lực y tế, cung cấp nguồn vốn hoạt động ổn định khẩn cấp và các khoản vay lãi suất cực thấp cho các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cung cấp phiếu ưu đãi cho nhóm người có thu nhập thấp và các nhóm người yếu thế khác.

Thứ tư, Hàn Quốc đã tiến hành các biện pháp giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp thông qua các chính sách ưu đãi, bao gồm giảm phí cho thuê đối với tài sản của chính phủ, tài sản của các tập đoàn độc lập địa phương và tài sản của các tổ chức công. Nếu bên cho thuê tài sản tư nhân đồng ý giảm chi phí cho thuê, Chính phủ cũng sẽ miễn giảm 1/2 chi phí.

Tuy nhiên, tình hình chống dịch của Hàn Quốc không mấy lạc quan. Một mặt, Hàn Quốc đang phải đối mặt với vấn đề không đủ nguồn cung trang thiết bị y tế và phân bổ không đều. Số giường bệnh tại Daegu và Bắc Gyeongsang không đáp ứng đủ so với số ca bệnh nặng tăng mạnh, cùng với đó là tình trạng cung ứng dụng cụ phòng hộ không tốt.

Bên cạnh đó, việc một số ít cá nhân và tổ chức không hợp tác trong vấn đề phòng chống dịch đang trở thành vấn đề nhức nhối. Một số bệnh nhân không có triệu chứng, bệnh nhẹ được cách ly tại nhà lại không chấp hành theo hướng dẫn của Chính phủ, vẫn tự do đi lại, gây khó khăn trong việc khống chế dịch bệnh.

Cú sốc toàn diện của xứ sở kim chi

Dịch Covid-19 được cho là đã ảnh hưởng toàn diện tới Hàn Quốc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội và ngoại giao.

Trước hết là chính trị trong nước. Cuộc bầu cử quốc hội dự kiến tổ chức vào ngày 15/4 tới là chương trình nghị sự chính trị quan trọng nhất trong nửa đầu năm 2020 của Hàn Quốc. Các đảng đối lập đã cơ cấu lại tổ chức, chính trường Hàn Quốc hình thành cục diện “5 đảng cạnh tranh, 2 lực lượng tranh quyền”. Tuy nhiên, cùng với diễn biến dịch bệnh ngày càng phức tạp, hoạt động vận động tranh cử của các đảng cũng bị gián đoạn, sự khó đoán định của cuộc bầu cử cũng tăng lên đáng kể, thậm chí có khả năng sẽ hoãn bầu cử.

Thứ hai là lĩnh vực kinh tế. Sau khi Trung Quốc bùng phát dịch bệnh, các doanh nghiệp hàng đầu của Hàn Quốc đã bị tác động mạnh do sự thiếu hụt nguồn cung phụ tùng, linh kiện từ Trung Quốc, khiến cho các doanh nghiệp chế tạo buộc phải dừng sản xuất một phần.

Giới quan sát nhận định, ngay cả khi hoạt động sản xuất có thể được khắc phục, tâm lý tiêu dùng giảm cũng sẽ tác động mạnh đến thị trường. Ở cấp độ quốc tế, Hàn Quốc là nhà sản xuất chính các phụ tùng linh kiện và sản phẩm trung gian, nên rất có khả năng sẽ gây ra tác động hơn nữa đến chuỗi sản xuất của khu vực Đông Á. Ngoài lĩnh vực chế tạo, các ngành dịch vụ với đại diện là du lịch cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

han quoc doi mat voi cu soc toan dien tu dai dich covid 19
Hàn Quốc huy động quân đội thực hiện các chiến dịch khử trùng để chống chọi với đại dịch Covid-19. (Nguồn: AP)

Thứ ba, dịch bệnh làm tăng thêm nỗi lo lắng và bất an vốn đã bén rễ trong xã hội Hàn Quốc, khiến cho dư luận ngày càng chia rẽ sâu sắc. Ngay trong thời kỳ đầu của dịch bệnh, Hàn Quốc đã xuất hiện sự chia rẽ giữa những người muốn chia sẻ hoạn nạn với Trung Quốc và những người cấm người Trung Quốc nhập cảnh.

Đến giữa tháng 2, khi dịch bệnh ngày càng nghiêm trọng, Phủ Tổng thống Hàn Quốc xuất hiện hai luồng ý kiến giữa một bên là luận tội và một bên ủng hộ Tổng thống Moon Jae-in. Ngoài ra, vai trò của giáo phái Tân Thiên Địa trong dịch Covid-19 lần này đã dẫn đến các cuộc thảo luận về tự do tôn giáo và an ninh cộng đồng.

Ngoài ra, do trong quân đội Hàn Quốc và lính Mỹ tại Hàn Quốc đã xuất hiện trường hợp nhiễm Covid-19, nên cuộc tập trận chung dự kiến vào mùa Xuân đã bị hoãn vô thời hạn. Không chỉ vậy, đợt dịch bệnh lần này còn khiến chính sách của Hàn Quốc đối với quốc gia láng giềng Trung Quốc, vốn tồn tại nhiều luồng ý kiến, thêm chia rẽ. Chính sách tổng thể của Chính phủ quan tâm đến đại cục quan hệ Hàn - Trung nhiều khả năng gặp khó khăn trong tương lai.

han quoc doi mat voi cu soc toan dien tu dai dich covid 19 Dịch Covid-19: Trung Quốc, Hàn Quốc ghi nhận nhiều tiến triển mới

TGVN. Tính đến sáng 22/3, tình hình dịch Covid-19 tại Trung Quốc có 46 ca nhiễm mới và 6 ca tử vong. Tại Hàn Quốc, thêm ...

han quoc doi mat voi cu soc toan dien tu dai dich covid 19 Covid-19: Kinh nghiệm Hàn Quốc là xét nghiệm, xét nghiệm, xét nghiệm!

TGVN. Giữa bối cảnh châu Âu "quay cuồng" trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, Mỹ hối hả hành động để ngăn chặn nguy cơ ...

han quoc doi mat voi cu soc toan dien tu dai dich covid 19 Các nước ASEAN đối mặt với đại dịch Covid-19 ra sao?

TGVN. Dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc cuối năm 2019 đã nhanh chóng lan rộng ra các nước thuộc ...

Minh Anh (theo Tạp chí Tri thức Thế giới)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện vừa thiết lập sẽ mở ra một kỷ nguyên phát triển mới trong quan hệ ...
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Arsenal vs Nottingham Forest; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ

Ngày 22/11, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ của Bộ Ngoại giao.
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Phó đặc phái viên LHQ Najat Rochdi cho biết 2024 'sẽ là năm đẫm máu nhất' tại Syria trong vòng 4 năm qua.
Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso ngày 21/11 đã phong tỏa 'tài sản và nguồn lực' của hơn 100 người, trong đó có cựu Tổng thống Paul-Henri Sandaogo Damiba.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Ông Olaf Scholz một lần nữa là ứng cử viên của SPD cho chức Thủ tướng Đức trong cuộc bầu cử sớm dự kiến diễn ra vào ngày 23/2/2025.
Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Hơn 1 tuần sau khi được đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu hạ nghị sĩ Matt Gaetz - đồng minh thân cận của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu phía sau.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Phiên bản di động