TIN LIÊN QUAN | |
Trẻ học bạo lực từ đâu? | |
Pháp: Báo động nạn bạo lực học đường |
Các em học sinh chia sẻ tại buổi ra mắt chương trình “Phòng tham vấn học đường” tại Hà Nội. (Nguồn: GNI) |
Với sứ mệnh “Vì một thế giới tốt đẹp” luôn tôn trọng quyền con người, năm 2019, tổ chức GNI tại Việt Nam đã triển khai dự án “Xây dựng môi trường an toàn không bạo lực – Speak out” với các hoạt động đa dạng, chất lượng và chính thức lựa chọn Trường THCS – THPT Ban Mai là một trong những trường học được hỗ trợ thành lập và vận hành mô hình “Phòng tham vấn học đường” tiêu chuẩn quốc tế.
Theo số liệu của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) năm 2018, một nửa số học sinh từ 13 đến 15 tuổi trên toàn thế giới (ước tính khoảng 150 triệu học sinh) cho biết đã từng bị bạo lực bởi các bạn đồng trang lứa ngay trong nhà trường và các khu vực xung quanh trường học. Điều đang lo ngại là số trường hợp bạo lực học đường ngày càng gia tăng, các em gái hay là người chịu hậu quả nặng nề từ bạo lực.
Tại Việt Nam, vừa qua UNESCO cũng công bố một kết quả điều tra cho thấy, trong vòng 6 tháng, 52% tổng số học sinh trên toàn ViệtNam phải chịu ít nhất một vụ bạo lực học đường.
Ông Park Dong – chul, Trưởng đại diện tổ chức GNI tại Việt Nam chia sẻ: “Tôi mong đợi sự ra đời của Trung tâm Tham vấn học đường tại Trường THCS - THPT Ban Mai sẽ đánh dấu một bước ngoặt quan trọng, giúp trẻ em có thể tự mình lên tiếng, nói ra những vấn đề của bản thân và tìm ra phương pháp giải quyết cùng với đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý. Hi vọng thông qua dự án “Xây dựng môi trường giáo dục an toàn và không bạo lực” này, các em học sinh có thể dám bước ra xã hội, dám mơ ước và hy vọng một cách tự tin hơn nữa”.
Tại phòng tham vấn học đường, các em học sinh có thể chia sẻ những điều thầm kín nhất với các chuyên gia tâm lý. Các chuyên gia sẽ lắng nghe mọi điều, dù là những quan điểm hay suy nghĩ được coi là xa lạ, không bình thường hay đi ngược lại với quan điểm những người xung quanh.
“Việc tuyên truyền của phòng tham vấn là rất quan trọng, đặc biệt là bảo mật những thông tin học sinh chia sẻ. Các chuyên gia phải là những người bạn trung thành đối với học sinh. Khi chúng ta làm tốt vấn đề này thì sẽ thu hút học sinh đến phòng tư vấn một cách tự nguyện”, thầy giáo Nguyễn Khánh Chung, Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Ban Mai cho hay.
GNI là tổ chức phi chính phủ của Hàn Quốc, đã có mặt tại 37 quốc gia. GNI hoạt động tại Việt Nam từ năm 2005 tập trung vào các hoạt động như: Bảo trợ trẻ em, giáo dục, tăng cường sức khỏe, nước sạch & vệ sinh môi trường, phát triển sinh kế, xây dựng mạng lưới đối tác, vận động, cứu trợ khẩn cấp… Các chương trình của GNI được thực hiện tại các tỉnh miền núi bao gồm Hòa Bình, Tuyên Quang và Thanh Hóa nơi người dân đa số thuộc các dân tộc thiểu số, trình độ dân trí còn hạn chế, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn. |
GS. Nguyễn Lân Dũng: Giáo dục bằng đòn roi đã lỗi thời TGVN. Theo GS. NGND. Nguyễn Lân Dũng, khi trẻ đã ý thức về con đường đi của mình thì không cần đe nẹt, roi vọt, ... |
Tại sao trường học vẫn không phải là nơi an toàn đối với trẻ? Vụ nữ sinh lớp 9 (Hưng Yên) bị 5 bạn cùng lớp đánh đập dã man ngay tại trường học mà không bạn nào dám ... |
“Bốc thuốc” cho bạo lực học đường Chia sẻ với báo TG&VN, chuyên gia tâm lý, PGS. TS. Huỳnh Văn Sơn (Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TP. HCM) cho ... |