Tại sao trường học vẫn không phải là nơi an toàn đối với trẻ?

Vụ nữ sinh lớp 9 (Hưng Yên) bị 5 bạn cùng lớp đánh đập dã man ngay tại trường học mà không bạn nào dám can ngăn thực sự là câu chuyện đáng buồn. Điều đáng nói là toàn thể bộ máy nhà trường từ giáo viên chủ nhiệm, bảo vệ đến Ban Giám hiệu không một ai mảy may hay biết…          
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tai sao truong hoc van khong phai la noi an toan doi voi tre “Bốc thuốc” cho bạo lực học đường
tai sao truong hoc van khong phai la noi an toan doi voi tre 231 cái tát và câu chuyện ứng xử thầy - trò

Có người đặt câu hỏi: "Sẽ làm gì nếu con bạn bị bắt nạt?", "Tại sao ngay cả trường học vẫn không phải là nơi an toàn đối với trẻ?".

Bên cạnh sự phẫn nộ trút lên những đứa trẻ vị thành niên đã gây ra tổn thương cho cô bé lớp 9, dư luận còn chĩa vào nhà trường, giáo viên chủ nhiệm và cả nền giáo dục cũng bị vạ lây. Rất nhiều lời than thở, vì sao giáo dục lại xuống cấp đến thế? Xã hội này sẽ đi về đâu khi nạn bắt nạt và sự vô cảm trở nên đáng sợ đến vậy?

Nhưng thật ra, bắt nạt và sự vô cảm đã có từ rất lâu rồi. Cũng như nạn quấy rối tình dục với phụ nữ, hiếm có ai đi học mà không từng bị bắt nạt. Nguyên nhân đầu tiên của sự bắt nạt là ghét những kẻ khác mình, đó có thể là học giỏi hơn.

Nạn nhân của những sự đố kị đó, có thể bị giật tóc, kéo áo, cướp cặp, giấu sách vở và bị một nhóm học sinh nam chặn đường đòi đánh, chỉ vì “ghét đứa thành phố học giỏi nên kiêu” dù chẳng hề quen biết. Bạn học nhìn thấy thường không dám nói năng gì vì sợ vạ lây, không ít bạn còn khoái trá, đắc thắng vì tâm lý được trả đũa...

tai sao truong hoc van khong phai la noi an toan doi voi tre
PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh chia sẻ tại một hội thảo. (Ảnh: NVCC)

Tuy nhiên, bị bắt nạt trong trường thường không nguy hiểm bằng bắt nạt ngoài đường. Bởi ở đó sẽ có một đám đông im lặng, mù quáng luôn rất đáng sợ. Tôi từng là nạn nhân và cũng từng rất căng thẳng, sợ đi học, lúc nào cũng muốn khóc mà không biết nói với ai. Ngày đó, tôi không học hành gì được, chỉ trốn vào xó nhà khóc, thậm chí còn muốn chết vì không hiểu mình làm sai gì và làm thế nào để thoát ra được khỏi tình trạng ấy…

Bạo lực học đường nảy nở, từ đâu?

Có thể nói, tình trạng bắt nạt học đường thường xuyên xảy ra vì ở đâu cũng có kẻ thường ghét những người khác mình, tốt hơn mình, thành công hơn mình. Trong mỗi người luôn tồn tại một phần ghen tị, sợ hãi những gì khác mình, hơn mình và yếu đuối trước những kẻ mạnh.

Đừng vội trách những đứa trẻ vô cảm trong những vụ bắt nạt, bởi chính chúng ta luôn dạy trẻ biết tránh xa rắc rối. Liệu có bao nhiêu người lớn dám đứng ra can ngăn các vụ hành hung trên đường phố hay đơn giản là làm chứng chống lại kẻ ác? Chúng ta làm sao có thể trách trẻ con vô cảm khi chính người lớn còn hành xử tệ hơn?

Trong khi đó, trẻ con có quá ít sự bảo vệ. Thực tế, không một quốc gia nào cha mẹ và giáo viên có thể bảo vệ trẻ 24/24. Muốn hạnh phúc, trẻ cần có cuộc sống riêng, nơi người lớn không can thiệp được nhưng những "hung thủ tí hon" lại luôn hiện diện. Dù cha mẹ đưa đón tận cổng trường, camera khắp nơi nhưng trẻ cũng không thể tránh được những hiểm nguy lúc trong phòng thay đồ, nhà vệ sinh hay đơn giản là bị bạn bè tẩy chay do học giỏi.

tai sao truong hoc van khong phai la noi an toan doi voi tre
Chúng ta làm sao có thể trách trẻ con vô cảm khi chính người lớn còn hành xử tệ hơn? (Nguồn: Internet)

Chính vì thế, bắt nạt có khắp nơi trên thế giới chứ không riêng gì Việt Nam. Theo thống kê, Mỹ là quốc gia có tình trạng bắt nạt phổ biến nhất thế giới, thứ 2 là Nhật Bản, thứ 4 là đất nước Canada nổi tiếng hiền hoà, New Zealand đứng thứ 9, Hàn Quốc đứng thứ 13 và Việt Nam đứng thứ 19.

Nhìn lại, hậu quả của việc bắt nạt nghiêm trọng hơn ta tưởng rất nhiều. Theo các nhà nghiên cứu, trẻ bị bắt nạt thường rơi vào trạng thái căng thẳng, buồn bã, cô độc, sợ hãi, mất ăn mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khoẻ, học hành sút kém, thậm chí bỏ học. Còn những kẻ bắt nạt sẽ dễ có xu hướng bạo lực, nghiện ngập, sa đà vào những mối quan hệ xấu và bất hạnh trong đời tư.

Ngay cả những trẻ thường chứng kiến cảnh bắt nạt cũng bị lo lắng, trầm cảm, có xu hướng nghiện ngập và dễ bỏ học. Nghiêm trọng nhất là việc thường xuyên bị bắt nạt có thể dẫn đến việc tự tử ở người trẻ. Thậm chí, hậu quả của việc bắt nạt nghiêm trọng đến mức năm 2018, UNICEF đã phải có một nghiên cứu xây dựng chỉ số Bắt nạt Toàn cầu (Global Bullying Indicator – GBI) để thúc đẩy các chính phủ phải tích cực hơn nữa trong việc phòng, chống bắt nạt trẻ em.

Ai dạy trẻ thờ ơ?

Đặc biệt, cùng với Internet và mạng xã hội, một hình thức bắt nạt mới xuất hiện, còn đáng sợ hơn và khó phòng chống hơn, đó là bắt nạt trên mạng (cyber bullying). Do tâm lý, những kẻ ác luôn thích phô trương hành động của mình nên hiện tượng quay cảnh bắt nạt nạn nhân rồi đưa lên mạng ngày càng phổ biến. Trong hình thức này, đám đông “a dua” chính là thủ phạm kinh khủng nhất.

Bằng những hành động chia sẻ clip, các bình luận ác ý, họ đã đẩy nạn nhân vào sự cô đơn, tuyệt vọng. Theo các nghiên cứu, bắt nạt trên mạng còn dễ dẫn đến tự tử hơn bắt nạt thông thường.

Như vậy, bắt nạt trẻ em ở trường là tình trạng phổ biến toàn cầu và thật sự có hậu quả nghiêm trọng đến tâm sinh lý cũng như tương lai của người trẻ. Tiếc rằng ở Việt Nam nhiều người lại có xu hướng coi đó chỉ là “việc trẻ con”, chỉ khi sự việc trở thành bạo lực công khai, dư luận mới sôi lên vài hôm, để rồi lại đâu vào đấy.

Để ngăn chặn tình trạng này, phụ huynh và nhà trường cần quan tâm đến trẻ em, hỏi han ngay khi thấy con em có biểu hiện bất thường. Bởi thống kê cho thấy, 43% trẻ em từng bị bắt nạt khi đến trường nhưng chỉ 1/10 nói lại với người lớn và tham vấn với gia đình/thầy cô ngay để tìm cách giải quyết.

Đặc biệt, hãy khuyến khích trẻ chia sẻ và thông báo về tình trạng bắt nạt mà các em chứng kiến vì bảo vệ người khác chính là bảo vệ mình. Cần lắng nghe tất cả các bên như thủ phạm, nạn nhân, bạn học, giáo viên... để đưa ra cách giải quyết phù hợp và dứt khoát.

Trong trường hợp nghiêm trọng, hãy để luật pháp giải quyết như trường hợp nữ sinh bị đánh hội đồng ở Hưng Yên. Không nên giải quyết kiểu “cải lương” như cho nghỉ học vài ngày và đặc biệt không cảm tính kiểu buộc giáo viên chủ nhiệm thôi việc! Có lẽ, chúng ta hãy tham vấn kinh nghiệm của nước ngoài và hành động dứt khoát vì tình trạng này rất đáng báo động rồi.

PGS. TS. Nguyễn Hoàng Ánh (Đại học Ngoại thương Hà Nội)

tai sao truong hoc van khong phai la noi an toan doi voi tre “Bốc thuốc” cho bạo lực học đường

Chia sẻ với báo TG&VN, chuyên gia tâm lý, PGS. TS. Huỳnh Văn Sơn (Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TP. HCM) cho ...

tai sao truong hoc van khong phai la noi an toan doi voi tre Vụ cô giáo quỳ xin lỗi: Cần cân nhắc đến quyền lợi của trẻ trước

Tiến sĩ Tâm lý học Trần Thành Nam (Trưởng khoa Các Khoa học Giáo dục, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội) ...

tai sao truong hoc van khong phai la noi an toan doi voi tre Trẻ học bạo lực từ đâu?

Tại sao ngày càng có nhiều bạo lực học đường và trong gia đình? Mới sinh ra các em đã biết bạo lực chưa? Chưa! Các bé ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26/11 và sáng 27/11: Lịch thi đấu Champions League - Sporting vs Arsenal; AFC Champions League - Al-Sadd vs Al Hilal

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26/11 và sáng 27/11: Lịch thi đấu Champions League - Sporting vs Arsenal; AFC Champions League - Al-Sadd vs Al Hilal

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26/11 và sáng 27/11: Lịch thi đấu Champions League - Barcelona vs Brest; AFC Champions League - Al-Sadd vs Al Hilal
Chuyến thăm cấp Nhà nước 'hiếm hoi' của Quốc vương Campuchia thể hiện tình cảm đặc biệt với Việt Nam

Chuyến thăm cấp Nhà nước 'hiếm hoi' của Quốc vương Campuchia thể hiện tình cảm đặc biệt với Việt Nam

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Quốc vương Campuchia thể hiện tình cảm hữu nghị đặc biệt của Quốc vương dành cho đất nước và nhân dân Việt Nam.
Mỹ thừa nhận 'cởi trói' cho Ukraine trong sử dụng vũ khí tầm xa, Nga tố vượt mọi ranh giới đỏ

Mỹ thừa nhận 'cởi trói' cho Ukraine trong sử dụng vũ khí tầm xa, Nga tố vượt mọi ranh giới đỏ

Mỹ đã hướng dẫn cho lực lượng vũ trang Ukraine về cách lựa chọn mục tiêu tấn công ở Nga bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS.
Quỳnh Kool đẹp như nàng thơ

Quỳnh Kool đẹp như nàng thơ

Diễn viên Quỳnh Kool, Hoa hậu Mai Phương Thúy hóa nàng thơ, Hoa hậu Kỳ Duyên khoe vai trần gợi cảm.
Hôm nay 26/11, Quốc hội dành cả ngày nghe, thảo luận về công tác phòng, chống tội phạm, tham nhũng, kiếu nại tố cáo, thông qua 3 luật

Hôm nay 26/11, Quốc hội dành cả ngày nghe, thảo luận về công tác phòng, chống tội phạm, tham nhũng, kiếu nại tố cáo, thông qua 3 luật

Quốc hội nghe, thảo luận về công tác phòng, chống tội phạm, tham nhũng, kiếu nại tố cáo, thông qua 3 luật sửa đổi: Công chứng; Quy hoạch đô thị ...
Điểm tin thế giới sáng 26/11: Vũ khí hóa học Syria gây quan ngại, Moscow cân nhắc triển khai tên lửa ở châu Á

Điểm tin thế giới sáng 26/11: Vũ khí hóa học Syria gây quan ngại, Moscow cân nhắc triển khai tên lửa ở châu Á

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 26/11.
Trường Đại học Cần Thơ mở thêm nhiều ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo

Trường Đại học Cần Thơ mở thêm nhiều ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo

Hội đồng trường - Trường Đại học Cần Thơ đã phê duyệt chủ trương mở các ngành mới ở trình độ đại học và thạc sĩ.
Hành động vì bình đẳng giới

Hành động vì bình đẳng giới

Cần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, tác động vào nhận thức về bình đẳng giới của mọi người.
Mỹ đón hơn 1,1 triệu sinh viên quốc tế, dẫn đầu không còn là Trung Quốc

Mỹ đón hơn 1,1 triệu sinh viên quốc tế, dẫn đầu không còn là Trung Quốc

Ấn Độ vượt qua Trung Quốc, đứng đầu danh sách những nước có số lượng du học sinh đông đảo nhất tại Mỹ với 331.602 sinh viên trong năm học 2023-2024.
Ấn Độ lần đầu tiên vượt Trung Quốc về số lượng du học sinh tại Mỹ

Ấn Độ lần đầu tiên vượt Trung Quốc về số lượng du học sinh tại Mỹ

Tờ Global Times dẫn kết quả khảo sát của IIE cho biết, số lượng sinh viên Ấn Độ tại Mỹ đã vượt qua Trung Quốc lần đầu tiên trong 15 năm qua.
Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ vươn ra Đông Nam Á: Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ vươn ra Đông Nam Á: Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, tổ chức lễ trao tặng sách cho trường tiểu học ở Lào.
Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Baoquocte.vn. Theo nhiều chuyên gia, Luật Thủ đô (sửa đổi) góp phần đưa Hà Nội thành trung tâm lớn về giáo dục, đào tạo chất lượng cao.
Hành trình 15 năm tiếp sức cho hàng chục ngàn phụ nữ Việt Nam thay đổi cuộc sống

Hành trình 15 năm tiếp sức cho hàng chục ngàn phụ nữ Việt Nam thay đổi cuộc sống

L’Oréal – Vì cuộc sống tốt đẹp hơn đã truyền cảm hứng và trở thành nguồn động lực mạnh mẽ cho những phụ nữ dám quyết tâm vượt qua khó khăn trong ngành làm đẹp.
Hướng dẫn đăng ký kiểm tra phục hồi điểm giấy phép lái xe từ năm 2025

Hướng dẫn đăng ký kiểm tra phục hồi điểm giấy phép lái xe từ năm 2025

Từ năm 2025, người có giấy phép lái xe bị trừ hết 12 điểm thì phải tham gia kiểm tra phục hồi điểm giấy phép lái xe nếu muốn tiếp tục lái xe.
Bão Bert gây mưa lớn, gió mạnh, tuyết rơi dày, nhiều thiệt hại tại Anh và Ireland

Bão Bert gây mưa lớn, gió mạnh, tuyết rơi dày, nhiều thiệt hại tại Anh và Ireland

Bão Bert gây tuyết dày, mưa lớn, gió mạnh tại Anh và CH Ireland, khiến nhiều đường sá ngập và hàng chục nghìn người dân rơi vào cảnh mất điện.
Dịch sốt xuất huyết vẫn diễn biến phức tạp, không nên lơ là, chủ quan

Dịch sốt xuất huyết vẫn diễn biến phức tạp, không nên lơ là, chủ quan

Từ tháng 9 đến tháng 11 được coi là thời điểm 'nóng' của dịch bệnh sốt xuất huyết khi thời tiết bắt đầu trở lạnh, mưa nhiều, muỗi vằn sinh sôi, phát triển.
'Sức mạnh Nhân đạo' 2024: Hỗ trợ 1,2 triệu người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn đón Tết trọn vẹn

'Sức mạnh Nhân đạo' 2024: Hỗ trợ 1,2 triệu người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn đón Tết trọn vẹn

Ngày 23/11, tại Hà Nội, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức Chương trình 'Sức mạnh Nhân đạo' 2024.
Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ I vinh danh 9 nhà khoa học trẻ tiêu biểu

Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ I vinh danh 9 nhà khoa học trẻ tiêu biểu

Tối 22/11 đã diễn ra lễ trao Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ I, năm 2024, dành cho các nhà khoa học trẻ Việt Nam trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân ...
Nghiên cứu mới: Tròng kính lọc bước sóng ánh sáng gây co giật cho người động kinh

Nghiên cứu mới: Tròng kính lọc bước sóng ánh sáng gây co giật cho người động kinh

Sản phẩm nghiên cứu có thể chặn tới 98% ánh sáng trong dải bước sóng 660-720nm - dải sóng được xác định là nguyên nhân gây co giật ở đa số bệnh nhân động kinh ...
Bác sĩ hologram: Công cụ giúp thu hẹp khoảng cách tiếp cận dịch vụ y tế giữa thành thị và nông thôn

Bác sĩ hologram: Công cụ giúp thu hẹp khoảng cách tiếp cận dịch vụ y tế giữa thành thị và nông thôn

Hologram là công nghệ tạo ảnh ba chiều sống động bằng kỹ thuật laser, cho phép hiển thị hình ảnh với độ chi tiết cao và cảm giác thực tế.
Báo động tình trạng lạm dụng kháng sinh gia tăng trên toàn cầu

Báo động tình trạng lạm dụng kháng sinh gia tăng trên toàn cầu

Các chuyên gia dự báo mức tiêu thụ kháng sinh toàn cầu có thể tăng lên 75,1 tỷ liều hàng ngày vào năm 2030, tương đương mức tăng 52,3%.
TPHCM: Cảnh báo tăng ca mắc sốt xuất huyết

TPHCM: Cảnh báo tăng ca mắc sốt xuất huyết

Tính đến tuần 46 của năm 2024, TP.HCM đã ghi nhận hơn 12.000 ca mắc sốt xuất huyết, trở thành địa phương có số ca mắc bệnh cao nhất khu vực phía Nam.
Một số nguyên tắc cơ bản trong quá trình giảm mỡ nội tạng

Một số nguyên tắc cơ bản trong quá trình giảm mỡ nội tạng

Bác sĩ chuyên về béo phì Li Tangyue (Trung Quốc), cho biết để loại bỏ mỡ nội tạng cần giảm lượng đường nạp vào, tăng chất xơ hòa tan và protein.
Vì sao trời lạnh dễ bị đau nhức xương khớp? Những cách giúp giảm đau tại nhà hiệu quả

Vì sao trời lạnh dễ bị đau nhức xương khớp? Những cách giúp giảm đau tại nhà hiệu quả

PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Kim Liên cho biết, cơn đau nhức xương khớp có thể xuất hiện nhiều hơn khi trời lạnh và đưa ra tư vấn cách giúp giảm đau.
Phiên bản di động