Back to E-magazine
e magazine
14:00 | 06/07/2023
Hành trình gìn giữ hòa bình: Một trái tim đỏ, một mũ nồi xanh

14:00 | 06/07/2023

Trong hàng ngũ Đội công binh số 2 lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc vào cuối tháng trước có chị Phùng Lan Hương, từ điều dưỡng viên trải qua hành trình dài để trở thành một chiến sĩ gìn giữ hòa bình.
Hành trình gìn giữ hòa bình: Một trái tim đỏ, một mũ nồi xanh

Trong hàng ngũ Đội công binh số 2 lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc vào cuối tháng trước có chị Phùng Lan Hương, từ điều dưỡng viên trải qua hành trình lạ lẫm để trở thành chiến sĩ gìn giữ hòa bình.

QUYẾT ĐỊNH TÁO BẠO

Chúng tôi ghé nhà chị vào một chiều Chủ nhật, khi gia đình đang quây quần ngoài phòng khách. Mời chúng tôi uống nước, chị đã mở lòng để trò chuyện tâm tình, quay ngược thời gian, trở về ngày đầu tiên chị biết tin mình sẽ trở thành một nhân viên của Liên hợp quốc.

Chị Hương vốn học hệ dân sự của Học viện Quân y 1, được đào tạo tập trung về chuyên môn và chưa từng tham gia huấn luyện về quân sự. Trong 10 năm công tác tại Bệnh viện 108, chị có ba tháng làm tại Trung tâm Hồi sức tích cực, sau đó làm tại khoa Nội tim mạch. Bản thân còn là một người mẹ, chị Hương ngoài công việc ở bệnh viện từ 6h sáng còn phải chăm sóc, lo lắng hằng ngày cho các con. Do đó, những kiến thức về quân sự, tình hình thế giới đối với chị là hoàn toàn lạ lẫm.

Cuối tháng 11/2022, Bộ Quốc Phòng gửi giấy triệu tập tới bệnh viện, gọi tên người duy nhất - Phùng Lan Hương, điều dưỡng khoa Tim mạch. Chuẩn bị thủ tục, giấy tờ, chị nhanh chóng lên đường và ở lại đơn vị từ đó.

Chị Hương kể lại: “Lúc ấy không hề biết gì về thông tin của nơi mình sắp đi, chỉ biết lên đường nhận nhiệm vụ, đi đảm bảo sức khỏe cho đội công binh và sang bên kia giúp dân”.

Thời gian đột ngột và gấp gáp, chị chỉ kịp động viên người nhà. “Ở viện ai cũng sốc. Đồng nghiệp thân thiết còn khóc luôn, bảo ‘Chị đi mà chị không chào em!’ Nhưng đúng là không kịp chào một ai hết, vì thông báo thứ Sáu, hôm sau đã phải đi luôn”, chị Hương bồi hồi.

Bản thân có biết bao cảm xúc lẫn lộn, trong lòng vừa tự hào, phấn khởi, vừa lo lắng, bất an, nhưng rồi chị vẫn quyết tâm đi đến đơn vị. Chị Hương cũng không biết gọi tên quyết định ấy của mình là gì, có lẽ nó là “sự táo bạo”.

Từ quyết định táo bạo ấy, một hành trình mới đã bắt đầu.

Chị Hương trong cuộc sống thường ngày. (Ảnh: nhân vật cung cấp)Chị Hương cùng đồng nghiệp tại bệnh viện. (Ảnh: nhân vật cung cấp)

LÀM TÂN BINH Ở TUỔI 37

Chị Hương theo đội hình công binh, nhiệm kỳ 1 năm, thuộc Bệnh viện Dã chiến cấp 1. Điểm đến của đơn vị là phái bộ UNISFA, nằm ở Abyei, ranh giới giữa Nam Sudan và Sudan, châu Phi. Nơi đây có tình hình xã hội đầy bất ổn, người dân vừa phải đối mặt với sự nghèo đói, vừa phải đối mặt với những thiên tai, dịch bệnh liên miên. Lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam lên đường với mong muốn giúp đỡ, hỗ trợ người dân về y tế, giáo dục, đời sống, đảm bảo an toàn cho họ khi sinh sống ở khu vực ranh giới vô cùng nguy hiểm này.

Ngày đầu tiên ở đơn vị, chị không ngờ mình sẽ vượt qua đợt kiểm tra sức khỏe với tiêu chuẩn gắt gao bao gồm thể trạng loại I, các tiêu chí về thần kinh, tâm sinh lý, răng hàm mặt, xét nghiệm các chỉ số máu… đều phải đảm bảo đạt yêu cầu. Do thời tiết châu Phi khắc nghiệt, nhiều dịch bệnh hoành hành và hoàn cảnh sinh sống thiếu thốn, sức khỏe ở tình trạng tốt nhất là những điều kiện đầu tiên đối với các quân nhân. Vượt qua vòng kiểm tra tiếng Anh đầu vào, chị Hương bắt đầu 6 tháng huấn luyện tại Cục Gìn giữ hòa bình.

Hình ảnh chị Hương trong quá trình huấn luyện. (Ảnh: Cục gìn giữ hòa bình Việt Nam)Quá trình huấn luyện. (Ảnh: Cục gìn giữ hòa bình Việt Nam)

Đơn vị sinh hoạt theo nề nếp quân đội, mỗi ngày bắt đầu từ 5h30’ sáng với các hoạt động thể lực - những điều mà chị Hương chưa từng trải qua trước đây. “Các đồng chí khác đều ở đơn vị từ trước, chỉ có mình ở bệnh viện, sức khỏe của mình so với họ chưa là gì cả!”, chị cười.

Để làm việc ở một nơi phức tạp như Abyei, việc học về văn hóa, phong tục tập quán bản địa là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, chị cũng phải nắm chắc về pháp luật và những quy tắc của nhân viên Liên hợp quốc. Đối với chị, môn tiếng Anh quân sự là môn khó nhất. Sau khi học những kiến thức lý thuyết và đảm bảo sức khỏe tốt, huấn luyện thực địa giữa thời tiết nắng nóng, học cách xử lý các trường hợp nguy hiểm và cách phòng vệ là những thử thách tiếp theo mà chị Hương cùng đồng đội phải trải qua. Khi ấy, chị giống như một tân binh của đơn vị. Nhưng chỉ sau 6 tháng ngắn ngủi, chị đã phải sẵn sàng trở thành một chiến sĩ thực thụ.

"MỘT NĂM CON ĐI,
BỐ MẸ KHÔNG ĐƯỢC ỐM"

Sau khi hoàn thành quá trình huấn luyện vất vả, mỗi cuối tuần, chị Hương luôn tranh thủ quay về nhà quây quần bên gia đình. Chị tâm sự: “Vào năm học mới, chị thường bọc sách vở cho con, lo lắng nhất là lúc các bạn ấy ốm. Chị còn dặn ông bà: Một năm con đi bố mẹ không được ốm đấy!”

Hành trình gìn giữ hòa bình: Một trái tim đỏ, một mũ nồi xanh
Gia đình chị Hương. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Gia đình ai cũng lo lắng cho chị. Chồng chị làm cùng ngành nên thấu hiểu và cổ vũ chị rất nhiều. Sinh ra trong gia đình có bố mẹ đều làm quân y, trải qua đại dịch Covid-19, hai đứa trẻ đã quen dần với việc sống xa bố mẹ. Nhưng khi biết tin chị đi công tác 1 năm ở nơi cách xa hơn 8.000km, lũ trẻ cũng không kìm được mà òa khóc. Lòng chị xót xa. Bản thân có nhiều suy tư, nhưng chị luôn lạc quan động viên mọi người, tươi cười an ủi các con và bố mẹ.

Không khí ở đơn vị cũng vô cùng ấm áp, mọi người thúc đẩy tinh thần của nhau nên chị cũng bớt đi sự lo lắng, nỗi nhớ nhung và thay vào đó là niềm tự hào dân tộc, trách nhiệm và tinh thần cống hiến cho cộng đồng, cho hòa bình. Mỗi quân nhân lên đường thực hiện nhiệm vụ với tâm lý và niềm tin vững vàng bởi đằng sau họ có sự ủng hộ không ngừng, ánh mắt luôn dõi theo. Đó chính là điểm tựa vững vàng nhất.

“Tự hào, vinh dự vì mỗi chiến sĩ sang đó giống như đại diện hình ảnh cho cả quốc gia. Họ chỉ gọi mình với cái tên: Việt Nam”.

Hành trình gìn giữ hòa bình: Một trái tim đỏ, một mũ nồi xanh

Phát biểu tại Lễ xuất quân Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 và Đội công binh số 2 lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan và Abyei thay thế Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 4 và Đội công binh số 1, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhấn mạnh: “Hành trang mang theo của các đồng chí là niềm tự hào dân tộc, đoàn kết, chủ động, sáng tạo, chuyên nghiệp cùng những phẩm chất cao đẹp của “bộ đội Cụ Hồ” trong thời đại mới. Cùng với sự đồng hành của Liên hợp quốc và các quốc gia bạn bè, sự ủng hộ của các đối tác quốc tế, các đồng chí sẽ đóng góp hiệu quả, thiết thực cho hòa bình, an ninh khu vực và quốc tế, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước, khẳng định một Việt Nam có trách nhiệm, nhân dân Việt Nam yêu chuộng hòa bình và có ý thức về nghĩa vụ cao cả, khát vọng mọi người dân trên toàn thế giới được sống trong hòa bình, ổn định, an toàn và thịnh vượng”.

Hành trang này chắc chắn là nguồn động viên các chiến sĩ mũ nồi xanh nỗ lực, bản lĩnh, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thực hiện xuất sắc nhiệm vụ được giao!

Hành trình gìn giữ hòa bình: Một trái tim đỏ, một mũ nồi xanh
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng với các lực lượng lên đường thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan, ngày 29/6. (Nguồn: TTXVN)

Thực hiện: Linh Đan, Mai Linh

Đồ họa: Thu Huyền

Đọc thêm

'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

Việc Mỹ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ nhất quán, phù hợp với việc tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, cụ thể hóa các cam kết để mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người tiêu dùng của cả hai nước. Chính việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ giúp đẩy nhanh việc chuyển dịch chuỗi cung ứng, phù hợp với chiến lược friend-shoring của Mỹ để sắp xếp lại chuỗi cung ứng đến các quốc gia an toàn và đáng tin cậy.
Nước Nga - Những ký ức không xa và 'bản tình ca' theo năm tháng

Nước Nga - Những ký ức không xa và 'bản tình ca' theo năm tháng

Với Đại sứ Việt Nam tại Nga Ngô Đức Mạnh (nhiệm kỳ 2018-2021), bạn bè ông hay nhiều thế hệ người Việt từng đi qua những tháng năm chiến tranh rồi bỡ ngỡ bước chân vào hòa bình, Liên Xô, nước Nga, lý tưởng của người Nga đẹp đẽ vô cùng… “Tình yêu” ấy đến nay vẫn bỏng cháy và thiêng liêng.
OECD 2024: Nơi kết nối và giao lưu - Mở cơ hội phát triển

OECD 2024: Nơi kết nối và giao lưu - Mở cơ hội phát triển

Nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) Mathias Cormann, từ ngày 2-3/5, tại thủ đô Paris, Pháp, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tham dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD năm 2024 (MCM 2024).
Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-27/4, Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) Simona-Mirela Miculescu dành trọn một ngày tham gia nhiều hoạt động ở Ninh Bình.
Diễn đàn Tương lai ASEAN: Mở đầu cho những kế hoạch mới

Diễn đàn Tương lai ASEAN: Mở đầu cho những kế hoạch mới

ASEAN không phải dấu cộng của các cuộc họp, ASEAN là một hành trình. Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) cũng không phải là tổng các phiên thảo luận, tiếp xúc mà là những ý tưởng vô tận với ý nghĩa đặc biệt “dành riêng cho ASEAN, của ASEAN, vì ASEAN và vì người dân ASEAN”.
Câu chuyện của người xây dựng AWEN - 'Ngôi nhà chung' cho nữ doanh nhân ASEAN

Câu chuyện của người xây dựng AWEN - 'Ngôi nhà chung' cho nữ doanh nhân ASEAN

AWEN - “ngôi nhà chung” cho doanh nhân nữ ASEAN, là dấu ấn đẹp của Việt Nam trong việc tạo dựng một mạng lưới hỗ trợ các doanh nhân nữ trong khu vực, đồng thời khơi dậy tiềm năng của họ cho sự tiến bộ và phát triển toàn diện trong ASEAN.