Nhỏ Bình thường Lớn

'Hào khí Đông A' trong phòng chống đại dịch Covid-19

TGVN. Trong đại dịch Covid-19, một lần nữa "Hào khí Đông A" lại chói sáng, giúp cho dân tộc Việt Nam không những đứng vững trước cơn cuồng phong của đại dịch mà còn là minh chứng của một đất nước nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia với bạn bè quốc tế.
TIN LIÊN QUAN
hao khi dong a trong phong chong dai dich covid 19 Du lịch Việt Nam hậu Covid-19: Tương lai tươi sáng hay mảng màu ảm đạm?
hao khi dong a trong phong chong dai dich covid 19 Cập nhật Covid-19 ở Việt Nam sáng 22/4: Tròn 6 ngày không có ca mắc mới, dự kiến 6 bệnh nhân bình phục
hao khi dong a trong phong chong dai dich covid 19
Một lần nữa "Hào khí Đông A" lại chói sáng, giúp Việt Nam đứng vững trước cơn cuồng phong của đại dịch Covid-19...

Trong lịch sử Việt Nam, nhà Trần (1225-1400) là triều đại phong kiến đầu tiên đã phát huy được sức mạnh tập thể, khối đại đoàn kết nhất trí từ trên xuống dưới, từ quân đến dân, từ già đến trẻ. Sức mạnh ấy đã ba lần đánh tan sự xâm lược của quân Nguyên (1258, 1285 và 1288) - đế quốc cường mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ.

Sau khi đẩy lùi các cuộc xâm lược của quân Nguyên, nhà Trần đã khôi phục được sự hưng thịnh của Đại Việt, đồng thời thực thi phương sách ngoại giao vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn với nhà Nguyên. Những giá trị tinh thần từ sức mạnh tập thể, khối đại đoàn kết dân tộc từ thời nhà Trần đã xây nên "Hào khí Đông A" - một biểu tượng sức mạnh tinh thần, chính khí vô địch của dân tộc Việt Nam.

Giờ đây, trong đại dịch Covid-19, một lần nữa "Hào khí Đông A" lại chói sáng, giúp cho dân tộc Việt Nam không những đứng vững trước cơn cuồng phong của đại dịch mà còn là minh chứng của một đất nước nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia với bạn bè quốc tế.

"Hào khí Đông A" trong tinh thần chung tay chống đại dịch

Ngay từ những ngày đầu tháng 2, khi dịch Covid-19 bùng phát ở Vũ Hán (Trung Quốc), Chính phủ Việt Nam đã nhận thức đầy đủ mối nguy hiểm của dịch bệnh và tinh thần “chống dịch như chống giặc” đã lôi kéo cả hệ thống chính trị, các thành phần xã hội và đông đảo người dân đồng lòng chung tay chống Covid-19.

Với phương châm chủ động, bình tĩnh, sáng suốt, đồng bộ, bám sát tình hình diễn biến của dịch bệnh, Chính phủ và chính quyền các cấp xử lý linh hoạt, nhanh nhạy với các trường hợp nhiễm bệnh xảy ra.

Từ ổ dịch đầu tiên ở xã Sơn Lôi, đến ổ dịch ở Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) hay ở nhà hàng Buddha (Thành phố Hồ Chí Minh), các giải pháp đồng bộ, kịp thời đã nhanh chóng xác định được các ca lây nhiễm để cách ly xử lý; không để xảy ra những sự cố phức tạp, ngoài tầm kiểm soát.

Đến nay, sau gần 3 tháng đối phó với đại dịch Covid-19, thật tuyệt vời là cả nước chỉ có 268 ca nhiễm bệnh và không có ca nào tử vong.

Tin liên quan
hao khi dong a trong phong chong dai dich covid 19 Báo Nga: Chính phủ Việt Nam nhanh chóng và kiên quyết áp dụng biện pháp chống dịch Covid-19

Các hãng thông tấn quốc tế những ngày qua đồng loạt ca ngợi sự kì diệu của Việt Nam trong phòng chống đại dịch Covid-19. Đài Phát thanh quốc gia Mỹ (NPR) ngày 16/4 dẫn lời ông John MacArthur (Giám đốc Văn phòng Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ tại Thái Lan) nhấn mạnh rằng: "Việt Nam đã có cam kết chính trị từ sớm ở cấp cao nhất. Quyết tâm chính trị được triển khai nhất quán từ cấp trung ương xuống địa phương".

Đã có hàng vạn cán bộ và nhân viên ngành y, những người chiến sỹ áo trắng đã không quản ngày đêm gian khó, hy sinh những lợi ích riêng tư xung phong lên tuyến đầu diệt giặc Covid-19.

Đã có hàng vạn chiến sĩ lực lượng quân đội và công an hy sinh thầm lặng, căng bạt ngủ giữa rừng, giữa trời đêm để canh phòng các cửa khẩu quốc tế, các đường mòn nơi biên giới có người qua lại để kiểm soát, quản lý dữ liệu dịch tễ liên quan đến dịch bệnh.

Đã có hàng ngàn khách sạn, trường học, cơ sở quân đội... sẵn sàng trở thành nơi cách ly tập trung cho công dân Việt Nam từ nước ngoài trở về. Rồi hàng vạn nhà giáo, cán bộ, công chức, viên chức… tình nguyện phục vụ, chăm lo cơm nước, ăn ở cho hơn 35.000 người ở các khu cách ly trên cả nước…

Đã có hàng trăm tỷ đồng đóng góp cho quỹ chống dịch Covid-19 qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp theo tiếng gọi của trái tim chung tay diệt giặc Covid-19.

Đã có nhiều "ATM gạo" mọc lên khắp Việt Nam cung cấp gạo miễn phí cho dân nghèo được nhiều tờ báo uy tín quốc tế như Reuters, CNN, New York Post, Insider, ABC…. ca ngợi cho tinh thần yêu thương, đùm bọc nhau của người Việt trong lúc khốn khó.

hao khi dong a trong phong chong dai dich covid 19
ATM gạo thể hiện tinh thần yêu thương, đùm bọc nhau của người Việt trong lúc khốn khó. (Nguồn: TTXVN)

Hàng vạn con em Việt Nam xa quê nay lại muốn trở về vòng tay quê hương trong đại dịch vì họ cảm thấy được yêu thương, chở che.

"Hào khí Đông A" một lần nữa tỏa sáng cho thấy tinh thần đoàn kết dân tộc, tình thương yêu vô bờ bến của con người Việt Nam dành cho nhau.

"Hào khí Đông A" qua cử chỉ nghĩa hiệp với bạn bè quốc tế

Trong lúc phải huy động tối đa sức người, sức của để chống dịch, Việt Nam vẫn có những cử chỉ nghĩa hiệp giúp đỡ các nước chịu ảnh hưởng Covid-19 nặng nề hơn.

Ngay khi dịch bùng phát ở Vũ Hán (Trung Quốc), ngày 31/1, Chính phủ đã kịp thời viện trợ bằng hàng hóa, vật dụng y tế trị giá khoảng 500.000 USD, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã viện trợ hàng hóa giá trị 100.000 USD để chia sẻ với nhân dân Trung Quốc đang phải đối mặt với dịch.

Rồi sau đó, hàng trăm ngàn khẩu trang vải kháng khuẩn cùng nhiều vật tư y tế sản xuất tại Việt Nam đã được trao tặng cho chính phủ và nhân dân các nước như Lào, Campuchia, Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha, Anh, Nhật Bản, Mỹ...

Tuy mặt hàng không lớn, nhưng đã thể hiện tình cảm hữu nghị của Chính phủ và nhân dân Việt Nam giúp đỡ chính phủ các nước có thêm phương tiện để bảo vệ sức khỏe cho người dân, cùng vượt qua giai đoạn khó khăn trong phòng chống Covid-19.

Dù còn được coi là nước nghèo trên thế giới, nhưng trong lúc khó khăn, Việt Nam sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với những nước chịu ảnh hưởng của Covid-19 nặng nề hơn. Hành động nghĩa hiệp của Việt Nam được nhiều bạn bè quốc tế đánh giá cao.

David Hutt, nhà báo chuyên về Đông Nam Á, đã có những đánh giá rất cao về phong cách “ngoại giao trong đại dịch” của Chính phủ Việt Nam trong bài viết mới đây trên Asia Times. Theo bài báo, đối với một đất nước từ lâu vẫn luôn nỗ lực giữ vững vị thế như một nhân tố toàn cầu đáng tin cậy và có trách nhiệm, Covid-19 cũng như tác động tối thiểu của đại dịch này đối với Việt Nam đã mang đến cho Việt Nam một cơ hội mà các nhà phân tích cho rằng quốc gia Đông Nam Á này đang nắm chắc trong tay.

Giáo sư Daniel K Inouye tại Trung tâm Nghiên cứu châu Á – Thái Bình Dương nhận xét: “Đại dịch Covid-19 đã mang đến cho Việt Nam cơ hội tốt để nâng cao “sức mạnh mềm”, Việt Nam có điều kiện để thể hiện mình với cộng đồng quốc tế”.

Theo ông Derek Grossman, chuyên gia phân tích về quốc phòng tại RAND Corporation, cách Việt Nam xử lý dịch bệnh cũng như chính sách ngoại giao trong khủng hoảng sẽ giúp Việt Nam thể hiện được giá trị gia tăng của Việt Nam với thế giới.

Một lần nữa, "Hào khí Đông A" lại rọi sáng cho tinh thần ngoại giao khôn khéo, mềm dẻo và hết sức nhân văn của dân tộc, con người Việt Nam.

Sau cơn mưa trời lại sáng, dân tộc Việt Nam sẽ trường tồn với "Hào khí Đông A" được hun đúc từ cha ông ta hàng ngàn năm trước.

hao khi dong a trong phong chong dai dich covid 19 Truyền thông quốc tế: Việt Nam phản ứng mau lẹ và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phòng chống dịch Covid-19

TGVN. Truyền thông quốc tế tiếp tục có các bài viết đánh giá Việt Nam trụ vững khi đối đầu với đại dịch Covid-19 nhờ ...

hao khi dong a trong phong chong dai dich covid 19 Báo Pháp: Việt Nam là 'tấm gương' trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19

TGVN. Nhật báo Le Figaro (Pháp) số ra ngày 19/4 đã có bài viết lý giải nguyên nhân Việt Nam thành công trong việc ngăn ngừa dịch ...

hao khi dong a trong phong chong dai dich covid 19 Báo Đức lý giải nguyên nhân Việt Nam kiểm soát thành công dịch Covid-19

TGVN. Nhật báo Junge Welt (Thế giới trẻ) của Đức ngày 18/4 có bài viết lý giải việc Việt Nam kiểm soát thành công sự lây ...

Trần Giang Nam