Với sự tham gia của các nguyên Lãnh đạo Bộ Ngoại giao và nguyên Lãnh đạo Học viện Ngoại giao, các Đại sứ, đại biểu, đại diện báo chí và đông đảo sinh viên, sự kiện không chỉ nhằm tri ân những đóng góp của Đại sứ, GS.TS Vũ Dương Huân đối với ngành Ngoại giao, mà còn nhằm truyền động lực nghiên cứu đến thế hệ trẻ của Học viện Ngoại giao.
TS. Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao tặng hoa Đại sứ, GS.TS Vũ Dương Huân. (Ảnh: Lê An) |
Tin liên quan |
Liên hoan phim Nhật Bản 2024: Phiên bản thứ 16 dành cho những người hâm mộ điện ảnh tại Việt Nam |
Phát biểu tại buổi lễ, TS. Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao, cho biết năm 2023 đánh dấu mốc tròn 50 năm kể từ ngày GS.TS Vũ Dương Huân vào công tác trong ngành Ngoại giao.
Trong hơn nửa thế kỷ sự nghiệp, ông đã kinh qua nhiều cương vị và địa bàn công tác khác nhau, nhưng Học viện Ngoại giao là nơi ông gắn bó lâu nhất và nhiều nhất qua công tác nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng và với cương vị Giám đốc Học viện, Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế.
Cho đến nay, tuy đã nghỉ hưu nhưng ông vẫn nhiệt tình tham gia công tác cố vấn nghiên cứu và giảng dạy cho Học viện.
Cùng với các thế hệ lãnh đạo của Học viện Ngoại giao qua các thời kỳ, ông đã có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển và uy tín của Học viện Ngoại giao mà thế hệ cán bộ của Viện đang được thừa hưởng và nỗ lực kế tục.
Đại sứ, GS.TS Vũ Dương Huân chụp ảnh với các đại biểu tham dự. (Ảnh: Lê An) |
Theo TS. Nguyễn Hùng Sơn, mỗi cuốn sách, bài báo, công trình khoa học của GS.TS. Vũ Dương Huân thực sự là nguồn tri thức giá trị, chứa đựng sự tích lũy, đúc kết, chiêm nghiệm và hiểu biết sâu sắc của ông về ngoại giao Việt Nam và quan hệ quốc tế qua các giai đoạn lịch sử.
Những tác phẩm này góp phần làm giàu kho tàng tri thức ngoại giao của Việt Nam, là tài liệu học tập và tham khảo quý báu cho các thế hệ cán bộ đi sau và sinh viên ngoại giao.
Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao nhấn mạnh: “Buổi lễ là cơ hội để chúng tôi tri ân những đóng góp quan trọng và sự cống hiến không ngừng nghỉ của Đại sứ, GS.TS. Vũ Dương Huân cho sự phát triển của Học viện Ngoại giao và kho tàng tri thức quan hệ quốc tế và ngoại giao của nước ta.
Đây còn là dịp để truyền tải một cách trực tiếp hơn, rộng rãi hơn những tinh hoa của ngoại giao Việt Nam tới các đối tượng bạn đọc, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Tôi tin rằng những điều mà thầy Huân đã đúc kết và gửi gắm trong những cuốn sách của ông sẽ tiếp tục truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ cán bộ ngoại giao, sinh viên và những ai yêu mến ngành ngoại giao”.
Chùm sách "Tinh hoa Ngoại giao Việt Nam: Góc nhìn từ Đại sứ, GS.TS Vũ Dương Huân". (Ảnh: Lê An) |
Tại buổi lễ, Đại sứ, GS.TS. Vũ Dương Huân đã có buổi giao lưu giới thiệu chùm sách vừa xuất bản trong năm 2024. Đó là các cuốn: Chính sách đối ngoại Việt Nam 1945-1975; Những vấn đề cơ bản của lý luận quan hệ quốc tế; Một số vấn đề quan hệ quốc tế, chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam (tập 8 và tập 9).
Qua từng cuốn sách, bạn đọc có điều kiện được hiểu rõ hơn, đầy đủ hơn về lịch sử ngoại giao Việt Nam và những chiến lược, sách lược ngoại giao tài tình đã giúp Việt Nam đạt được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay.
Có thể thấy, trong suốt sự nghiệp của mình, Đại sứ, GS.TS. Vũ Dương Huân đã để lại một kho tàng tri thức quý báu. Ông đã chủ nhiệm 7 đề tài nghiên cứu khoa học, trong đó có 2 đề tài cấp Nhà nước, sở hữu 49 đầu sách đã xuất bản về quan hệ quốc tế, chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam.
Thông qua những nghiên cứu, Đại sứ, GS. TS. Vũ Dương Huân đã góp phần khắc họa bản sắc, tinh hoa ngoại giao Việt Nam qua lăng kính tinh tế và đầy trải nghiệm của một nhà ngoại giao kỳ cựu.
Tại buổi lễ, Đại sứ, GS.TS Vũ Dương Huân đã ký tặng sách cho các đại biểu và sinh viên. |
Dù đã sở hữu 23 đầu sách viết một mình, 16 sách chủ biên và 10 đầu sách tham gia, có 239 bài báo và tham luận khoa học Hội thảo khoa học trong nước và quốc tế, nhưng ông cho biết vẫn chưa dừng lại ở đây mà sẽ còn tiếp tục các công trình nghiên cứu trong thời gian tới.
Tâm huyết của ông là qua các cuốn sách của mình hệ thống hóa lại những tri thức về quan hệ quốc tế, chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam theo chiều dài lịch sử, cả về lý luận và thực tiễn.
| Giải Nobel Văn học 2024: Con đường và tác phẩm nghệ thuật đầy đam mê của nữ văn sĩ Hàn Quốc Nhà văn Han Kang đã tạo nên dấu ấn lịch sử khi trở thành người Hàn Quốc đầu tiên giành giải Nobel Văn học năm ... |
| Tấm lòng của nhà văn Hàn Quốc dành cho cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tác phẩm Truyện về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là kết quả của một quá trình nghiên cứu công phu của nhà văn Cho ... |
| Lạc trong nhịp điệu dân gian ở Cao Bằng Những nhịp điệu dân gian như múa San Tộ, múa Chầu, múa Bát… mang đậm dấu ấn bản địa với những động tác, nhịp điệu ... |
| Khoác ‘tấm áo mới’ cho văn hóa truyền thống Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Vì vậy, bảo tồn và phát huy truyền thống văn ... |
| Mẫu nhí Hải Phương gây ấn tượng tại Ngày hội Văn hóa hữu nghị Việt-Hàn Ngày hội Văn hóa hữu nghị Việt-Hàn 2024 do Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam tổ chức, đã diễn ra từ ngày 26-27/10 ... |