TIN LIÊN QUAN | |
Hậu Covid-19: Một góc nhìn từ Mỹ | |
Thế giới hậu Covid-19: Góc nhìn từ Trung Quốc |
Nhiều thể chế của toàn cầu hóa vốn được tạo ra nhờ sự thức tỉnh sau các cuộc xung đột lớn nhằm ngăn chặn việc xảy ra các xung đột và thảm họa tiếp theo bị làm suy giảm nhiều trong 4 năm qua. |
Theo Josef Gregory Mahoney, có thể ở một vài góc độ, thế giới đang trong thời kỳ suy tàn, song theo cách lý giải của Nhà tư tưởng chính trị Slavoj Zizek, chủ nghĩa tư bản toàn cầu tích tụ bên trong hàng loạt mâu thuẫn chỉ có thể được giải quyết thông qua một quá trình toàn cầu hóa được làm mới, toàn triệt hơn.
Ông Zizek kết luận, cách duy nhất để thế giới tiến lên phía trước là gạt bỏ những giả định cũ và xây dựng một tầm nhìn tiến bộ, bao trùm về tương lai, vượt lên trên sự bóc lột thô bạo, bá quyền, chủ nghĩa đơn phương, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa tư bản vị kỷ vốn đang đẩy tất cả đến điểm đổ vỡ.
Trong lịch sử, khi đối mặt với những giai đoạn tai họa lớn, các quốc gia có xu hướng tăng cường cạnh tranh, bài ngoại, xem nhau như ác quỷ và thường dẫn đến xung đột thậm chí chiến tranh thế giới. Một số người tin rằng thế giới ngày nay đang tiến dần đến những hiểm họa đó.
Quả là bi kịch khi nhiều thể chế của toàn cầu hóa vốn được tạo ra nhờ sự thức tỉnh sau các cuộc xung đột lớn nhằm ngăn chặn việc xảy ra các xung đột và thảm họa tiếp theo vốn bị làm suy giảm nhiều trong 4 năm qua nay tiếp tục bị xói mòn thậm chí có thể bị vứt bỏ khi mà thế giới đang cần đến những thể chế toàn cầu hóa đó nhất.
Nỗ lực làm tổn hại toàn cầu hóa kinh tế của Tổng thống Trump không nên được xem là đồng nghĩa với sự suy tàn của toàn cầu hóa, mà có thể là chỉ dấu của sự kết thúc của một dạng thức nhất định của toàn cầu hóa và theo một số nhà phân tích chính là sự chấm dứt của bá quyền Mỹ.
Tin liên quan |
Covid-19 thách thức thế nào chủ nghĩa đa phương? |
Mặc dù không thể phủ nhận sự đóng góp của nước Mỹ đối với sự phát triển của nhân loại nhưng bá quyền Mỹ đã gây cản trở cho sự phát triển của nhiều mặt trận toàn cầu và ở nhiều góc độ bản thân nước Mỹ cũng đang xa lầy vào tình cảnh khó khăn có tính hệ thống ở bên trong nước Mỹ khi cho đến nay chưa tìm ra giải pháp hữu hiệu cho những vẫn đề cố hữu trong bức tranh chính trị bị phân cực một cách sâu sắc ở nước này. Cách ứng phó với đại dịch của Mỹ ở trong nước cũng như với thế giới cho thấy rõ Mỹ không còn năng lực lãnh đạo.
Sự điều chỉnh đang và sẽ còn tiếp tục diễn ra nhưng một số thành tố cơ bản sẽ vẫn tiếp tục được duy trì. Cho đến nay, dù Mỹ và Nhật Bản kêu gọi đưa các nhà máy và chuỗi cung trở về lại trong nước, nhưng vẫn chưa thấy xuất hiện sự tháo lui ồ ạt của vốn và sản xuất ra khỏi Trung Quốc.
Khó có thể hình dung tới Apple mà thiếu đi các cơ sở sản xuất và khách hàng Trung Quốc và điều này cũng đúng với General Motors, Volkswagen, BMW và nhiều nhãn hiệu vốn đã rất thân thuộc với người tiêu dùng phương Tây. Với trình độ phát triển của liên kết kinh tế thế giới ngày nay, vị thế Trung Quốc đã tạo dựng và nhu cầu to lớn cho việc tăng cường hợp tác toàn cầu, sẽ là thiếu thực tế và phi lý khi nghĩ rằng xu thế liên kết quốc tế có thể được đảo ngược và thế giới có thể nhẹ nhàng nói chia tay với toàn cầu hóa. Trong khi nhiều người ở Washington nói về phân tách hoặc thậm chí Chiến tranh Lạnh phiên bản 2.0, thực tế cho thấy phân tách sẽ làm tổn hại cho tất cả. Phần lớn thế giới không muốn điều đó.
Có một toàn cầu hóa đang vận hành ở tầng nấc sâu hơn. Vấn đề thế giới ngày nay đối mặt với toàn cầu hóa không phải là sự chấm dứt của quá trình này mà là ở quy mô và phạm vi mà toàn cầu hóa đang trở nên sâu sắc hơn và trở nên thực sự toàn cầu hơn. Điều đó mới là xu thế của thời đại, to lớn hơn nhiều so với đại dịch hay quan hệ Trung - Mỹ vốn còn nhiều căng thẳng, lo âu.
Sự xoay vần của thời cuộc và lựa chọn khôn ngoan của Nhật Bản tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương TGVN. Đối với Nhật Bản, việc cân bằng lợi ích trong nước, chủ nghĩa đa phương và hợp tác toàn cầu trong thế giới hậu ... |
Cân bằng - bài toán đau đầu của Nga thời hậu Covid-19 TGVN. Cục diện lưỡng cực lúc ẩn lúc hiện nay sẽ thực sự trở thành thách thức chủ yếu của chính sách ngoại giao Nga ... |
Chuỗi cung ứng thành ‘vũ khí’, toàn cầu bị đặt vào rủi ro TGVN. Chuỗi cung toàn cầu đã trở thành một thứ vũ khí trong cuộc chiến kinh tế thời đại dịch viêm đường hô hấp cấp ... |