Hậu đối thoại Alaska: Trung Quốc đã thức tỉnh, và Mỹ cũng vậy

Phan Quân
TGVN. Với tiềm lực kinh tế và vị thế mới, Trung Quốc có thể triển khai đường lối đối ngoại cứng rắn hơn, song Mỹ và đồng minh sẽ không khoanh tay đứng nhìn. Báo Thế giới & Việt Nam bình luận.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Trung Quốc thức tỉnh

Ngày 18/3, trong phiên đối thoại đầu tiên tại Alaska giữa quan chức ngoại giao Mỹ-Trung Quốc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì đã có nhiều phát biểu gây ấn tượng mạnh.

Ông khẳng định Đài Loan, Hong Kong và Tân Cương là “những phần không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc”, phản đối can thiệp nội bộ của Washington vào các vấn đề nội bộ trên và Mỹ “không đủ tư cách để nói chuyện trịch thượng với Trung Quốc”.

Nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc cũng hy vọng Mỹ sẽ thay đổi tâm lý “được ăn cả ngã về không”, từ bỏ hành động sai trái như “quyền tài phán dài hạn” hay ngưng lạm dụng an ninh quốc gia để can thiệp vào thương mại.

(03.24) Ủy viên Bộ Chính trị, Dương Khiết Trì đã có nhiều phát biểu gay gắt tại đối thoại với quan chức ngoại giao Mỹ tại Alaska. (Nguồn: Reuters)
Ủy viên Bộ Chính trị, Dương Khiết Trì đã có nhiều phát biểu gay gắt tại đối thoại với quan chức ngoại giao Mỹ tại Alaska. (Nguồn: Reuters)

Một ngày sau, quan chức ngoại giao cấp cao khác của Trung Quốc, Đại sứ Trung Quốc tại Pháp Lư Sa Dã cũng gây chú ý không kém. Viết trên Twitter, ông đã nặng lời chỉ trích ông Antoine Bondaz, chuyên gia về Trung Quốc tại Tổ chức nghiên cứu chiến lược (FRS) của Pháp, khẳng định Bắc Kinh sẽ có đáp trả các nghị sĩ Pháp bày tỏ hy vọng thăm Đài Loan (Trung Quốc).

Mới đây nhất, ngày 22/3, sau khi Liên minh châu Âu (EU) áp lệnh trừng phạt 4 quan chức và thực thể Trung Quốc về vấn đề Tân Cương (Trung Quốc), Trung Quốc đã ngay lập tức phản đòn. Bắc Kinh tuyên bố trừng phạt 10 cá nhân của EU, trong đó có chính trị gia Đức Reinhard Butikofer và 4 thực thể vì đã “làm tổn hại nghiêm trọng chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc” với Tân Cương.

Ba sự kiện này cho thấy thay đổi đáng kể trong cách hành xử của Trung Quốc. Tại đối thoại Alaska, ông Dương Khiết Trì nói rằng Mỹ và Trung Quốc, “hai nước lớn chúng ta” cần gánh vác trách nhiệm đảm bảo hòa bình, an ninh và phát triển của khu vực và thế giới. Có lẽ ông muốn khẳng định rằng giờ đây Trung Quốc đã ngang hàng với nước lớn là Mỹ và sẽ hành xử tương xứng với vị thế.

Mỹ và phương Tây từng mong muốn Trung Quốc sẽ hành xử như một nước lớn có trách nhiệm, song với Bắc Kinh, trách nhiệm trên hết là khẳng định vị thế vững chắc của Trung Quốc trên trường quốc tế.

Chính vì lẽ đó, thời gian gần đây, các quan chức ngoại giao nước này đã sẵn sàng công khai thể hiện lập trường cứng rắn và không ngại đối đầu khi cần thiết, điển hình khi ông Dương trực tiếp chỉ trích Mỹ sử dụng vũ lực xâm lược quốc gia khác, tìm cách thay đổi chế độ, khiến người vô tội thiệt mạng, gây bất ổn tại khu vực và quốc tế.

Với tiềm lực và vị thế đang được khẳng định, đây sẽ là xu hướng hành xử của quan chức Trung Quốc thời gian tới.

Mỹ và phương Tây từng mong muốn Trung Quốc sẽ hành xử như một nước lớn có trách nhiệm, song với Bắc Kinh, trách nhiệm trên hết là khẳng định vị thế vững chắc của Trung Quốc trên trường quốc tế.

Khi Mỹ trở mình

Tuy nhiên, Mỹ và các nước phương Tây rõ ràng sẽ không đứng nhìn Trung Quốc hành động.

Phát biểu trong đối thoại Alaska, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã nêu “quan ngại sâu sắc” của Mỹ về các hành động của Trung Quốc ở Tân Cương, Hong Kong và Đài Loan, cũng như các hành vi “cưỡng ép kinh tế”, tấn công mạng nhằm vào Mỹ. Ông cho rằng chúng đã đe dọa trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, vốn là nền tảng đảm bảo sự ổn định toàn cầu.

Còn Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan khẳng định Mỹ không tìm kiếm xung đột, song sẵn sàng cạnh tranh không nhân nhượng và sẽ luôn đứng lên bảo vệ các nguyên tắc của mình, người dân và bạn bè.

Quan trọng hơn, cam kết của Mỹ không chỉ thể hiện qua lời nói, mà còn thông qua xây dựng, củng cố quan hệ với đồng minh và đối tác nhằm chung tay kiểm soát ảnh hưởng của Trung Quốc.

Tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã có chuyến thăm Nhật Bản và Hàn Quốc. Một nước là thành viên Bộ tứ với xung đột chủ quyền trực tiếp với Trung Quốc tại khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và cạnh tranh về lợi ích không trực tiếp tại châu Á-Thái Bình Dương, nước còn lại là đồng minh thân cận của Mỹ tại Đông Bắc Á.

Trong khi ông Blinken trở về Alaska dự đối thoại, ông Austin đã tới Ấn Độ, thành viên khác của Bộ tứ với vai trò ngày một quan trọng trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương do Mỹ khởi xướng. New Delhi hiện đang xung đột trực tiếp với Bắc Kinh tại Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) và gián tiếp về lợi ích tại Nam Á nói riêng và châu Á-Thái Bình Dương nói chung.

(03.24) Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã có chuyến thăm Ấn Độ nhằm củng cố tình đồng minh và hợp tác Mỹ-Ấn. (Nguồn: Getty Images)
Ngay sau chuyến thăm Nhật Bản và Hàn Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin thăm Ấn Độ nhằm củng cố quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-Ấn. (Nguồn: Getty Images)

Mới đây, ngay sau đối thoại tại Alaska, ngày 22/3, Mỹ đã bổ sung ông Vương Quân Chính, Bí thư Đảng ủy Tập đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương (XPCC) và ông Trần Minh Quốc, Cục trưởng Cục Công an Tân Cương (XPSB) vào danh sách trừng phạt các quan chức Trung Quốc có liên quan tới khu vực Tân Cương.

Cùng lúc, Anh cũng áp đặt trừng phạt 4 quan chức Trung Quốc. Trước đó, EU đã có hành động tương tự với 4 quan chức và 1 công ty xây dựng của Trung Quốc.

Các động thái này cho thấy ba điểm đáng chú ý.

Thứ nhất, chính quyền của ông Joe Biden sẽ duy trì lập trường ngày một cứng rắn trong quan hệ với Trung Quốc, vốn được khởi xướng và định hình rõ nét hơn dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump. Điều này được thể hiện rõ nét trong Hướng dẫn Chiến lược An ninh quốc gia tạm thời, đối thoại tại Alaska và mới đây nhất là trừng phạt nhắm vào cá nhân, thực thể Trung Quốc.

Thứ hai, thực tế cho thấy trong năm 2020, dù chia rẽ sâu sắc về nhiều vấn đề, song cả đảng Dân chủ và Cộng hòa đều thống nhất rằng Washington cần mạnh tay hơn với Bắc Kinh. Ngày 23/2, Thượng nghị sỹ đảng Dân chủ Chuck Schumer cho biết đã chỉ đạo các ủy ban quốc hội soạn thảo dự luật về đầu tư phát triển công nghệ và trí tuệ nhân tạo để “cạnh tranh với Trung Quốc và tạo nhiều việc làm mới ở Mỹ”.

Với quan điểm hiện nay của lưỡng đảng, dự thảo này nhiều khả năng sẽ được thông qua, qua đó góp phần thay đổi cục diện cạnh tranh công nghệ Mỹ-Trung.

Thứ ba, tuy duy trì lập trường cứng rắn với Trung Quốc, song thay vì dựa vào trừng phạt đơn phương như trước, chính quyền ông Joe Biden chủ trương triển khai chính sách thông qua việc phối hợp với đồng minh, đối tác để mang lại hiệu quả tối đa.

Bản Hướng dẫn Chiến lược An ninh quốc gia tạm thời với trọng tâm củng cố quan hệ đồng mình, chuyến thăm châu Á của hai quan chức cấp cao Mỹ, phối hợp cùng EU trong trừng phạt Trung Quốc vừa qua cho thấy điều đó.

Tuy duy trì lập trường cứng rắn với Trung Quốc, song thay vì dựa vào trừng phạt đơn phương như trước, chính quyền ông Joe Biden chủ trương triển khai chính sách thông qua việc phối hợp với đồng minh, đối tác để mang lại hiệu quả tối đa.

Xét cho cùng, với tiềm lực và vị thế ngày một lớn, Trung Quốc có thể triển khai đường lối đối ngoại cứng rắn, quyết đoán hơn, song Mỹ và đồng minh sẽ không khoanh tay đứng nhìn. Triển vọng quan hệ Mỹ-Trung thời gian tới cũng vì thế mà xám màu hơn, đòi hỏi các quốc gia cần nhận thức đúng đắn, từ đó có quyết sách phù hợp, bảo vệ lợi ích trong một thế giới biến động, khó lường.

TIN LIÊN QUAN
Mỹ 'bênh' Philippines trong vụ đoàn tàu cá Trung Quốc tràn vào khu vực tranh chấp ở Biển Đông
Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc: Khi cơn sóng ngầm ‘săn phù thủy’ dậy sóng
Giữa căng thẳng gia tăng, máy bay do thám Mỹ áp sát Trung Quốc với cự ly gần chưa từng thấy
Phương Tây liên tiếp 'tấn công trực diện', Trung Quốc 'nổi đóa'
Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc: Nắm 'quân át chủ bài', tại sao Bắc Kinh không 'chơi tất tay'?

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Dự báo thời tiết ngày mai (24/4): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An chiều, tối mưa to cục bộ; nắng nóng gay gắt diện rộng, Bắc Trung Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai (24/4): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An chiều, tối mưa to cục bộ; nắng nóng gay gắt diện rộng, Bắc Trung Bộ có nơi trên 38 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (24/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Phát hiện tượng chân dung 1.800 năm tuổi của Alexander Đại đế

Phát hiện tượng chân dung 1.800 năm tuổi của Alexander Đại đế

Hai nhà khảo cổ học Finn Ibsen và Lars Danielsen vừa phát hiện bức tượng chân dung Alexander Đại đế bằng đồng khi đang khảo sát trên một cánh đồng.
Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko tuyên bố, đến năm 2030, Nga sẽ nằm trong số 5 nước dẫn đầu thế giới về phát triển trí tuệ nhân tạo (AI).
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Việt Nam chung tay viết tiếp những câu chuyện thành công của ASEAN

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Việt Nam chung tay viết tiếp những câu chuyện thành công của ASEAN

Ngày 23/4, Diễn đàn tương lai ASEAN với chủ đề 'Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm' đã khai mạc.
WB 'mách' Việt Nam cách nuôi dưỡng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

WB 'mách' Việt Nam cách nuôi dưỡng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Sáng 23/4, Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức buổi công bố báo cáo Điểm lại - cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam ấn bản tháng 4/2024.
Khai mạc chương trình cập nhật các vấn đề quốc tế, chính sách đối ngoại dành cho tỉnh ủy viên và lãnh đạo cấp sở

Khai mạc chương trình cập nhật các vấn đề quốc tế, chính sách đối ngoại dành cho tỉnh ủy viên và lãnh đạo cấp sở

Chương trình nhằm giúp các học viên cập nhật tình hình thế giới, chính sách đối ngoại của Việt Nam, vấn đề biển đảo, hội nhập kinh tế quốc tế.
Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Nga ra tuyên bố tham vọng về một lĩnh vực, 6 năm nữa sẽ nằm trong top 5 thế giới

Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko tuyên bố, đến năm 2030, Nga sẽ nằm trong số 5 nước dẫn đầu thế giới về phát triển trí tuệ nhân tạo (AI).
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

'Xuất khẩu' NATO tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Mỹ nói 'không!'

Mỹ và các đối tác châu Âu không có ý định mở rộng sự hiện diện của NATO ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Bị phát lệnh 'tiễn khách', Mỹ bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút quân

Bị phát lệnh 'tiễn khách', Mỹ bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút quân

Lầu Năm Góc cho biết, Mỹ đã bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút hơn 1.000 nhân viên khỏi quốc gia châu Phi này sau gần một thập kỷ hiện diện.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq, siết chặt quan hệ an ninh, kinh tế và năng lượng

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq, siết chặt quan hệ an ninh, kinh tế và năng lượng

Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq đã ký kết thỏa thuận khung chiến lược nhằm tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực an ninh, năng lượng và kinh tế giữa hai nước.
Đức đi bước 'động chạm' cả Nga lẫn Trung Quốc, Moscow và Bắc Kinh gay gắt phản pháo

Đức đi bước 'động chạm' cả Nga lẫn Trung Quốc, Moscow và Bắc Kinh gay gắt phản pháo

Trong chưa đầy một tuần, Đức đã thông báo tiến hành các cuộc bắt giữ nhiều cá nhân mà Berlin cáo buộc làm gián điệp cho Nga và Trung Quốc.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động