TIN LIÊN QUAN | |
Luật Công tác xã hội: Cần nâng cao chất lượng truyền thông | |
Đẩy mạnh hợp tác hướng về biển đảo và công tác xã hội, từ thiện |
Đó là ý kiến của Tổng biên tập Tạp chí Lao động và Xã hội TS. Trần Ngọc Diễn trong Hội thảo “Công tác xã hội thích ứng với bối cảnh già hóa dân số” diễn ra sáng 17/1 tại Hải Dương. Hội thảo do Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội tổ chức nhằm góp phần nâng cao nhận thức và cung cấp thông tin mới và tăng cường công tác truyền thông về công tác xã hội (CTXH) đối với người cao tuổi trong bối cảnh già hóa dân số.
Tham dự hội thảo, có Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội Nguyễn Thị Hà, Tổng biên tập Tạp chí Lao động và Xã hội Trần Ngọc Diễn, Cục phó Cục Bảo trợ Xã hội Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội Phạm Thị Hà cùng đại diện các cơ quan báo chí, cơ quan Bảo trợ Xã hội từ các địa phương.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà phát biểu khai mạc hội thảo. (Ảnh: L.N) |
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà chia sẻ, Việt Nam đang đứng trước những thách thức to lớn của quá trình già hóa dân số nhanh chóng. Tuổi thọ trung bình của nước ta đã tăng từ 68,6 tuổi (năm 1999) lên tới 73,2 tuổi (năm 2014) và dự báo sẽ tăng lên tới 78 tuổi (năm 2030) và 80,4 tuổi (năm 2050). Tính đến năm 2017, cả nước có trên 11 triệu người cao tuổi, chiếm khoảng 11,95% dân số. Trong số đó, có khoảng gần 2 triệu người từ 80 tuổi trở lên (chiếm 17,75% tổng số người cao tuổi).
Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc, từ năm 2014, Việt Nam đã chính thứ bước vào quá trình già hóa dân số. Dự báo, Việt Nam chỉ mất không tới 20 năm để tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên tăng từ 7% lên 14% tổng dân số - một tốc độ thuộc hàng cao nhất thế giới.
Điều này sẽ đặt ra nhiều thách thức cho việc đảm bảo hạ tầng và an sinh xã hội để đáp ứng đủ nhu cầu của một xã hội già hóa dân số nhanh chóng trong khi nhiều người còn đang sống ở mức nghèo, cận nghèo. Bên cạnh đó, hầu hết người cao tuổi có sức khỏe kém, sống thu mình do các hỗ trợ truyền thông từ gia đình bị thu hẹp.
“Chính vì vậy, trong chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi, CTXH được đặt ra như một nhiệm vụ cấp bách. CTXH đóng vai trò cầu nối chủ chốt, là phương tiện hiệu quả trong thực thi các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội của đất nước. Việc nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của CTXH đối với người cao tuổi để ứng phó với quá trình già hóa dân số là điều cấp bách và rất có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay”, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà nhấn mạnh.
Hội thảo thu hút sự quan tâm của các cơ quan Bảo trợ Xã hội, cơ quan báo chí truyền thông địa phương. (Ảnh: L.N) |
Đại diện Cục Bảo trợ Xã hội cho biết, thực trạng phát triển CTXH tại Việt Nam còn nhiều hạn chế; điển hình như các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội còn nghèo nàn; cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật để phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội cũng gần như con số không.
Đại diện Cục Bảo trợ Xã hội đưa ra 3 giải pháp chính để nâng cao hiệu quả CTXH thích ứng với vấn đề già hóa dân số là cải tiến phương thức quản lý hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, tăng cường năng lực cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, truyền thông về nghề CTXH và dịch vụ CTXH đối với người cao tuổi.
Cũng tại hội thảo, tổng biên tập Tạp chí Lao động và Xã hội TS. Trần Ngọc Diễn cho rằng, cần đẩy mạnh truyền thông về CTXH để thích ứng với bối cảnh già hóa dân số.
Già hóa dân số không chỉ tác động đến người cao tuổi mà còn tác động sâu sắc tới mọi khía cạnh của cá nhân, cộng đồng, quốc gia. Chúng ta cần góp phần thực hiện tốt hơn nữa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người cao tuổi để vượt qua thách thức của tình trạng già hóa dân số, nâng cao chất lượng cuộc sống người cao tuổi và phát triển bền vững đất nước.
Hoạt động truyền thông của các cơ quan báo chí về nghề CTXH thích ứng với bối cảnh già hóa dân số cần tập trung vào các nội dung như: Cục Bảo trợ Xã hội cần tiếp tục phối hợp với các cơ quan báo chí trong việc truyền thông về phát triển nghề CTXH; các cơ quan báo chí cần đổi mới phương pháp tuyên truyền; cần phối hợp liên kiết truyền thông về CTXH với các lĩnh vực kinh tế, luật pháp, văn hóa…; chú trọng tập huấn, đào tạo đội ngũ phóng viên chuyên về CTXH.
“Cuối cùng, để tiến đến một xã hội già hóa thành công, chúng ta cần thay đổi nhận thức của toàn xã hội, coi người cao tuổi là tài sản thay vì gánh nặng xã hội. Mỗi người dân phải vận động và có ý thức chuẩn bị cho tuổi già của mình ngay từ khi còn trẻ về cả thu nhập, sức khỏe và đời sống xã hội”, ông Trần Ngọc Diễn cho hay.
PGS.TS Nguyễn Thành Lợi chia sẻ về vai trò của báo chí trong các hoạt động về CTXH. (Ảnh: L.N) |
Tổng biên tập Tạp chí Người làm báo PGS.TS Nguyễn Thành Lợi khẳng định, các cơ quan báo chí luôn là kênh thông tin hữu ích giúp các cán bộ dân số, các tình nguyện viên, người dân tiếp cận thông tin nhanh chóng, hiệu quả. Từ đó, từng bước phát triển ngành CTXH hiệu quả.
Mặt khác, báo chí cũng có vai trò quan trọng trong việc thay đổi nhận thức của toàn xã hội. Sự lan tỏa của báo chí sẽ đi vào từng đối tượng trong xã hội, từng bước góp thành công vào công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình…
“Vì vậy, các cơ quan báo chí cần truyền thông cần vận động, nâng cao nhận thức về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Ngoài ra, đẩy mạnh công tác truyền thông về phát triển bảo hiểm xã hội và vấn đề đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động cũng là vấn đề cấp thiết. Từ đó,các cơ quan báo chí mới có thể cung cấp thông điệp phù hợp về CTXH thích ứng với bối cảnh già hóa dân số hiện nay”, PGS.TS Nguyễn Thành Lợi khẳng định.
Đẩy mạnh hợp tác hướng về biển đảo và công tác xã hội, từ thiện Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 (Cienco 4) và Tổng công ty Truyền thông ... |
Công đoàn Bộ Ngoại giao với công tác xã hội, từ thiện "Có làm công tác Công đoàn mới hiểu đây là công việc bận rộn, vất vả chứ không đơn giản như nhiều người thường nghĩ. ... |
Vào những ngày cuối tháng 7, đúng dịp kỷ niệm 62 năm ngày Thương binh-Liệt sĩ, đoàn công tác xã hội từ thiện của Ngân ... |