HĐBA trong vấn đề Syria: Im lặng là vàng

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) cần có khoảng thời gian tĩnh lặng sau những tranh cãi gay gắt liên quan đến cuộc khủng hoảng Syria. Đây là điểm chính trong bài phân tích của học giả Richard Gowan, thuộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR), được đăng trên tờ World Politic Review ngày 16/4.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
hdba trong van de syria im lang la vang Tấn công Syria - ông Trump gửi thông điệp tới Bình Nhưỡng?
hdba trong van de syria im lang la vang Những kẻ chơi cờ giấu mặt sau “chảo lửa” Syria

Sôi sục các động thái ngoại giao

Tuần qua là thời gian căng thẳng nhất trong lịch sử gần đây của HĐBA khi Mỹ và đồng minh liên tiếp chỉ trích Nga trong vụ Syria sử dụng vũ khí hóa học ở Douma. Nga đáp trả bằng một loạt chối bỏ giận dữ, cáo buộc phương Tây cố tình hối thúc tranh cãi để biện minh cho đòn đánh quân sự. Hai bên hầu như ngày nào cũng đối mặt để chỉ trích lẫn nhau bằng những ngôn từ lạ lùng nhất, đỉnh điểm là việc Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikkei Haley tuyên bố bàn tay Nga “dính máu trẻ em Syria”.

Đến cuối tuần, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cảnh báo tại HĐBA rằng Chiến tranh Lạnh đã quay trở lại. Ngay sau đó, Mỹ, Anh, Pháp mở cuộc tấn công tên lửa nhằm vào các mục tiêu của Syria ở Damascus và Homs ngày 13/4. Ngay hôm sau, Nga lập dự thảo nghị quyết tuyên bố hành động này là bất hợp pháp. Mặc dù Nga thất bại do chỉ nhận được phiếu ủng hộ của Trung Quốc và Bolivia, song chắc chắn đó không phải là dấu chấm hết của cuộc đụng độ ngoại giao này.

Trước đó, có thông tin rằng các cường quốc phương Tây đã chuẩn bị một dự thảo nghị quyết mới, yêu cầu điều tra độc lập vụ Douma - đề xuất mà Nga đã phủ nhận tuần trước đó - cùng với yêu cầu Chính phủ Syria phải cho thấy lòng tin đối với việc tham gia đối thoại hòa bình. Động thái này có thể là tín hiệu bảo đảm rằng Mỹ vẫn muốn xử lý khủng hoảng bằng biện pháp ngoại giao sau đòn can dự quân sự chớp nhoáng. Thế nhưng, điều này chắc chắn sẽ lại gây ra nhiều tranh cãi hơn nữa ở HĐBA.

hdba trong van de syria im lang la vang
Nga luôn sử dụng quyền phủ quyết khi nói về vấn đề Syria tại HĐBA LHQ. (Nguồn: Getty Images)

Điểm cốt yếu trong "màn đấu đá" chính trị này là gì? Kiểu hành xử trái ngược nhau này dường như làm gia tăng khủng hoảng. Các cường quốc tìm cách giải quyết khác biệt thông qua màn thể hiện tức giận ở LHQ hơn là đòn quân sự kiểu "ăn miếng trả miếng". Cuộc không kích của phương Tây tương đối hạn chế và Nga tránh đưa ra phản ứng quân sự tức thời.

Mặc cả kiểu đánh đổi

Trong 3 thập kỷ trở lại đây, HĐBA luôn tỏ ra là cơ chế hữu hiệu giúp "giảm nhiệt" căng thẳng giữa các siêu cường. Mỹ không có được sự ủng hộ của LHQ đối với bước can dự ở Kosovo và Iraq, nhưng chính Mỹ cũng quay lại HĐBA để có được những thỏa thuận hậu chiến. Cách làm đó cho phép những cường quốc từng phản đối Mỹ trước đó, đặc biệt là Nga, giữ được thể diện và ít nhất lấy lại được chút ưu thế ngoại giao.

Từ lâu đã có những đồn đoán rằng Moscow muốn áp dụng hình thức “Kosovo đảo ngược” với Mỹ và châu Âu liên quan đến Syria. Theo kịch bản này, các nước phương Tây sẽ phải chấp nhận một thỏa thuận chính trị ở LHQ theo hướng để Tổng thống Syria Bashar al-Assad nắm quyền lực, đổi lại họ sẽ có tiếng nói trong việc tái thiết hậu chiến. Một số nhà phân tích phương Tây cho rằng thỏa hiệp như vậy cũng đáng để xem xét do Mỹ và đối tác có thể sử dụng nguồn tài chính tái cấu trúc để gây ảnh hưởng đối với cách hành xử của Chính quyền Syria, có thể buộc ông Assad phải cho thấy ý định cởi mở với các nước cựu thù.

Dù có muốn thúc đẩy kiểu mặc cả đánh đổi này đi chăng nữa, cấp độ đối đầu hiện nay ở HĐBA cho thấy sẽ rất khó để giới chức Nga và phương Tây tiến hành cuộc thảo luận nghiêm túc về các điều khoản hòa bình trong trung hạn. Các nhà ngoại giao là những người linh hoạt và họ có thể nhanh chóng chuyển từ trạng thái tranh cãi kịch liệt sang hướng sớm đạt được thỏa thuận chỉ trong chốc lát. Bất đồng tại HĐBA đã bùng nổ sau sự cố vây hãm thành phố Aleppo ở Syria hồi năm 2016, nhưng cuối cùng Pháp vẫn tìm cách đạt được thỏa thuận với Nga cho phép dân thường và phiến quân rời khỏi thành phố này trong giai đoạn cuối của cuộc giao tranh.

Lựa chọn tốt nhất

Cả hai bên cho đến nay đều thể hiện không tin tưởng lẫn nhau và điều đó khiến các nỗ lực trong tương lai nhằm "hạ nhiệt" leo thang chính trị thêm khó khăn. HĐBA không thể thực hiện được chức năng của mình nếu như các nước thành viên cố tìm cách đổ lỗi cho nhau. Nga chắc hẳn sẽ không chấp nhận nhượng bộ lớn trước phương Tây sau cuộc không kích Syria hồi tuần trước. Tuy nhiên, Moscow cũng quan tâm đến việc tránh đối đầu quân sự thường trực với Mỹ khi tìm cách củng cố vị thế cho ông Assad. Mỹ và đồng minh cũng không thu được lợi ích gì từ việc bị cuốn sâu vào cuộc xung đột.

Đáp trả vòng xoáy nhằm vào nhau ở HĐBA cuối cùng không giúp Nga hay các đối thủ của nước này thực thi được những lợi ích căn bản nhất. Có nhiều thời điểm trong ngoại giao mà khi đó im lặng lại là lựa chọn tốt nhất.

hdba trong van de syria im lang la vang Nga không thể hạn chế hành động của Israel tại Syria

Một tuần sau cuộc không kích được cho là do Israel tiến hành nhằm vào một căn cứ không quân tại Syria, Bộ trưởng Quốc ...

hdba trong van de syria im lang la vang Tổng thống Trump đang vì Syria mà buông bỏ "sân sau"?

Hội nghị Thượng đỉnh châu Mỹ lần thứ 8 được tổ chức tại Lima (Peru) khép lại ngày 15/4 sau hai ngày nhóm họp mà ...

hdba trong van de syria im lang la vang Syria: “Cỗ máy chiến tranh” vẫn vững như đồng

Các cuộc không kích của Mỹ, Anh và Pháp chỉ mang tính biểu tượng và càng phản ánh rằng phương Tây không thể ngăn Tổng ...

(theo CFR/World Politic Review)

Xem nhiều

Đọc thêm

Đã đến lúc mua iPhone 16 Pro Max tại Việt Nam

Đã đến lúc mua iPhone 16 Pro Max tại Việt Nam

Sau khi nhận được ưu đãi, giá bán của mẫu iPhone 16 Pro Max hiện đang thấp hơn 500.000 đồng so với tuần trước và thấp hơn 1 triệu đồng ...
Tiết lộ mới đầy thú vị về hệ điều hành iOS 19

Tiết lộ mới đầy thú vị về hệ điều hành iOS 19

Hệ điều hành iOS 19 dự kiến sẽ được Apple ra mắt vào năm sau với hàng loạt tính năng mới, trong đó trợ lý ảo Siri sẽ tiếp tục ...
Mã độc mới đánh cắp thông tin thẻ tín dụng từ Facebook

Mã độc mới đánh cắp thông tin thẻ tín dụng từ Facebook

Những nhà nghiên cứu an ninh mạng vừa phát hiện một mã độc mới đánh cắp thông tin thẻ tín dụng từ tài khoản Facebook.
LG sắp trở lại thị trường smartphone với mẫu điện thoại AI

LG sắp trở lại thị trường smartphone với mẫu điện thoại AI

Mặc dù không còn tham gia vào thị trường smartphone nhưng LG được cho là đang chuẩn bị ra mắt một mẫu điện thoại AI mới nhờ sự hỗ trợ ...
Hà Lan hỗ trợ nữ doanh nhân Việt Nam thích nghi với nền kinh tế số, mở khóa tiềm năng thương mại toàn cầu

Hà Lan hỗ trợ nữ doanh nhân Việt Nam thích nghi với nền kinh tế số, mở khóa tiềm năng thương mại toàn cầu

Việc tiếp cận dự án là cơ hội giúp các doanh nghiệp nữ thích nghi với nền kinh tế số và mở ra tiềm năng to lớn của thương mại ...
Triều Tiên đi thêm một bước trong nỗ lực cắt quan hệ với Hàn Quốc

Triều Tiên đi thêm một bước trong nỗ lực cắt quan hệ với Hàn Quốc

Triều Tiên cắt đường dây điện do Hàn Quốc lắp đặt để cung cấp điện cho khu công nghiệp chung hiện đã đóng cửa ở thành phố biên giới Kaesong.
Triều Tiên đi thêm một bước trong nỗ lực cắt quan hệ với Hàn Quốc

Triều Tiên đi thêm một bước trong nỗ lực cắt quan hệ với Hàn Quốc

Triều Tiên cắt đường dây điện do Hàn Quốc lắp đặt để cung cấp điện cho khu công nghiệp chung hiện đã đóng cửa ở thành phố biên giới Kaesong.
Quân đội Nga đạt tốc độ tiến quân thần tốc, trong một tháng đã kiểm soát được khu vực có diện tích bằng nửa London

Quân đội Nga đạt tốc độ tiến quân thần tốc, trong một tháng đã kiểm soát được khu vực có diện tích bằng nửa London

Lực lượng Nga đang tiến quân ở Ukraine với tốc độ nhanh nhất kể từ những ngày đầu của chiến dịch quân sự đặc biệt.
Ấn Độ chặn tàu chở 6 tấn ma túy có nguồn gốc từ Myanmar

Ấn Độ chặn tàu chở 6 tấn ma túy có nguồn gốc từ Myanmar

Lực lượng cảnh sát biển Ấn Độ (ICG) tịch thu một lô hàng khổng lồ khoảng 6 tấn ma túy trên tàu đánh cá ở vùng biển Andaman và bắt giữ 6 công dân Myanmar.
Canada quyết tâm 'cán đích' mục tiêu chi 2% quốc phòng của NATO

Canada quyết tâm 'cán đích' mục tiêu chi 2% quốc phòng của NATO

Ngày 25/11, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho rằng nước này đang 'đi đúng hướng' để đạt được mục tiêu chi cho quốc phòng của NATO trong những năm tới.
NATO chuẩn bị 'kịch bản thời chiến', tính đến việc tấn công phòng ngừa vào Nga, Moscow nói chắc chưa đọc hết học thuyết hạt nhân

NATO chuẩn bị 'kịch bản thời chiến', tính đến việc tấn công phòng ngừa vào Nga, Moscow nói chắc chưa đọc hết học thuyết hạt nhân

NATO đang bắt đầu thảo luận về việc thực hiện các cuộc tấn công phòng ngừa vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí có độ chính xác cao nếu xảy ra xung đột.
Tình hình Lebanon: Thủ tướng Israel cơ bản chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, các điều kiện là gì?

Tình hình Lebanon: Thủ tướng Israel cơ bản chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, các điều kiện là gì?

Dù Thủ tướng Israel đã tạm thời chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn ở Lebanon, song vẫn còn nhiều điểm bất đồng cần được thảo luận tiếp.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động