📞

Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật: Những đơn vị không quân của Mỹ làm gì tại Nhật trong hơn 60 năm qua?

Trường Phan 20:00 | 17/07/2021
Theo cam kết trong Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật (ký năm 1951 và sửa đổi năm 1960), Mỹ có nghĩa vụ hợp tác với Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản nhằm đảm bảo an toàn hàng hải, hỗ trợ phòng thủ tên lửa đạn đạo, bảo đảm biên giới trên không, điều phối không lưu, cứu trợ thảm họa.

Theo Hiệp ước, nhiều căn cứ quân sự của Mỹ đã được triển khai tại Nhật Bản, kèm với máy bay, trực thăng, tàu thủy, trạm radar, hệ thống tên lửa phòng không, doanh trại lính thủy đánh bộ.

Mỹ-Nhật: Máy bay chiến đấu F-16CJ và F16-DJ trực thuộc phi đội máy bay chiến đấu số 14 Samurai. (Nguồn: Top War)

Nhiều kho hàng và các điểm cung cấp vật liệu kỹ thuật được triển khai thường trực, cũng như các trung tâm liên lạc và trung tâm trinh sát hoạt động liên tục trong hàng chục năm qua.

Lực lượng Phòng không thuộc Lực lượng Không quân 5 của Mỹ

Lực lượng Không quân 5 của Mỹ đóng quân trên các đảo của Nhật Bản, bao gồm: Cánh máy bay chiến đấu số 35 (Căn cứ không quân Misawa) và Lực lượng Đặc nhiệm 18 (căn cứ không quân Kadena) với trên 130 máy bay và trực thăng.

Có thông tin cho rằng, người Mỹ không thường xuyên túc trực để đảm bảo quyền bất khả xâm phạm vùng trời Nhật Bản, không trực tiếp đón đầu máy bay vi phạm, mà chỉ thực hiện các nhiệm vụ chuyển giao máy bay và huấn luyện cơ bản.

Tuy nhiên, trong trường hợp tình hình trở nên trầm trọng hơn, Không quân Mỹ cùng với các đồng minh phải bảo vệ các căn cứ của Nhật Bản trước các cuộc không kích.

Phi đội 13 và 14 thuộc Cánh máy bay chiến đấu số 35 có tổng cộng 48 chiếc F-16CJ một chỗ ngồi và hai chiếc F-16DJ hai chỗ ngồi cải tiến. Các máy bay này ban đầu được thiết kế để chống lại hệ thống phòng không và radar của đối phương, đồng thời mang theo tên lửa dẫn đường AGM-88 HARM và AGM-158 JASSM.

Ngoài việc đánh các mục tiêu trên không và mặt đất, các phi công của F-16 còn tích cực huấn luyện cận chiến và thực hành đánh chặn các mục tiêu trên không mà họ có thể sử dụng tên lửa đất đối không AIM-9 Sidewinder và AIM-120.

Căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ đặt tại Nhật Bản là căn cứ không quân Kadena thuộc quần đảo Okinawa. Đây là căn cứ hải ngoại hoành tráng, được Mỹ khai thác tích cực nhất ở Đông Á. Số lượng quân nhân, chuyên gia Mỹ và gia đình của họ làm việc tại đây ước tính khoảng 20.000 người.

Căn cứ không quân Kadena là nơi đóng quân của các đơn vị Mỹ như Lực lượng Phòng không 18, nhóm tác chiến đặc biệt 353, các phi đội trinh sát 82 và 390, tiểu đoàn 1, trung đoàn 1 pháo phòng không và nhiều đơn vị phụ trợ.

Hiện tại, khoảng 80 máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng đang thường trực tại căn cứ không quân Kadena. Ước tính, căn cứ không quân có thể tiếp nhận hơn 200 máy bay nhờ vào diện tích sân bãi rộng rãi, nhà chờ, bãi đậu và cơ sở hạ tầng trong tư thế sẵn sàng đáp ứng mọi tình huống,

Các phương tiện trinh sát và kiểm soát không phận ở Okinawa

Không phận Okinawa được kiểm soát bởi một trạm radar cố định của Nhật Bản trên núi Yaedake (phần phía Tây của Okinawa), một trạm radar tĩnh Okinoerabu trên đảo Miyakojima và radar di động AN/TPS-77 của Mỹ được triển khai ở phần phía Bắc của căn cứ không quân Kadena. Việc Kiểm soát không lưu trong phạm vi lên đến 56 km được thực hiện theo dữ liệu radar AN/MPN25.

Máy bay AWACS của Mỹ thường xuyên tuần tra dọc theo bờ biển từ Đài Loan (Trung Quốc) đến đảo Jeju của Hàn Quốc. Một máy bay AWACS tuần tra ở độ cao 9.000 mét có thể kiểm soát một khu vực rộng 300 km².

Tuần tra thường được thực hiện ở độ cao 400-8.500 mét với tốc độ 10.000 km/h và có thể bay liên tục trong 10 giờ mà không cần tiếp nhiên liệu.

Ngoài việc phát hiện các mục tiêu trên không, hướng máy bay chiến đấu vào chúng, chỉ định mục tiêu cho các hệ thống phòng không trên tàu và mặt đất, các máy bay hiện đại hóa của hệ thống AWACS được trang bị thêm thiết bị trinh sát điện tử, có khả năng đo tần số, tìm hướng biên độ và ghi nhận thông số từ các tín hiệu loại bức xạ.

Theo dữ liệu được công bố, trạm radar RTR có khả năng xác định hơn 500 loại radar mặt đất, tàu và máy bay. Trạm hoạt động trong dải tần 2-18 GHz, cung cấp khả năng quét đến 360 độ và tìm hướng của các nguồn phát xạ vô tuyến với sai số không quá 3 độ ở khoảng cách 250 km.

Chúng đạt hiệu suất nhận dạng khoảng 100 nguồn bức xạ trong 10 giây. Phạm vi hoạt động tối đa của trạm RTR kêt nối với máy bay E-3G với điều kiện nguồn tín hiệu mạnh vượt trên 500 km.

Do đó, các máy bay AWACS của Mỹ triển khai tại căn cứ không quân Kadena không chỉ có thể được sử dụng để phát hiện các mục tiêu trên biển, trên không và hướng máy bay chiến đấu tới chúng, mà còn là một phương tiện thu thập thông tin tình báo khá hiệu quả.

Việc trinh sát tầm xa cũng được thực hiện bởi các máy bay của phi đội trinh sát số 82, bao gồm 3 loại máy bay chính RC-135V/W Rivet Joint, RC-135S Cobra Ball và RC-135U Combat Sent.

Hiện có 4 máy bay trinh sát chiến lược thường trực tại căn cứ không quân Kadena. Tất cả các máy bay thuộc họ RC-135 đều được chế tạo trên cơ sở máy bay vận tải C-135 Stratolifter.

(theo Top War)