Hiệp ước “không xâm phạm” Israel – Arab: Có thật sự cần thiết?

Minh Vương
TGVN. Liệu sáng kiến của Ngoại trưởng Israel chỉ là đề xuất phù phiếm và mang tính chính trị, hay là bước đi đột phá trong tiến trình hòa bình Trung Đông? Bình luận của Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
hiep uoc khong xam pham israel arab co that su can thiet Iran kêu gọi Đức ngừng ủng hộ Israel
hiep uoc khong xam pham israel arab co that su can thiet Bộ Tư pháp Israel điều trần về cáo buộc Thủ tướng Netanyahu tham nhũng
hiep uoc khong xam pham israel arab co that su can thiet
Ngoại trưởng Israel Yisrael Katz. (Nguồn: Pool90)

Viết trên Twitter ngày 6/10, Ngoại trưởng Yisrael Katz đã hé lộ về nỗ lực xây dựng một thỏa thuận “không xâm phạm” giữa Israel và khối Arab. Một khi thành hiện thực, thỏa thuận này sẽ bình thường hóa quan hệ kinh tế và thể chế hóa hợp tác chống khủng bố giữa hai bên.

Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Israel cũng cho biết đã thảo luận với nhà đàm phán về Trung Đông của Mỹ Jason Greenblatt và Ngoại trưởng các nước Arab tại cuộc họp Đại hội đồng Liên hợp quốc hai tuần trước đó. Theo ông, nỗ lực được phía Mỹ bảo trợ sẽ “chấm dứt tình trạng chiến tranh, mở ra chương mới cho tiến trình hợp tác dân sự cho đến khi các thỏa thuận hòa bình được ký kết”. Tuy nhiên, động thái này có thực sự mang lại lợi ích như ông Katz nói?

Nước cờ chính trị…

Trên thực tế, bất chấp căng thẳng chính trị trên bề mặt, Israel và các nước Arab lại có hợp tác ngầm sâu sắc trong các vấn đề kinh tế. Ông Efrain Inbar, Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược Jerusalem cho rằng hiện tại, người Arab đã có đủ sự hợp tác cần thiết với Israel mà không phải vướng vào những rắc rối chính trị.

Theo ông Inbar, Israel không nên xây dựng những thỏa thuận mang tính ràng buộc. Bởi lẽ, các thỏa thuận có thể đặt lãnh đạo hai bên vào vị thế khó khăn khi phải cân bằng giữa lợi ích về chính trị và kinh tế. Trong bối cảnh đó, Israel cần tập trung vào thực tế, mở rộng và làm sâu sắc thêm những “hợp tác ngầm” thay vì chăm chăm vào tìm kiếm một thỏa thuận trên giấy tờ.

Tương tự, Giáo sư Joshua Teitelbaum tại khoa Trung Đông, Đại học Bar-Ilan cũng cho đây là một động thái không cần thiết với lập luận rằng, “Tại sao Israel lại mua con bò nếu như bạn có thể vắt sữa miễn phí?”.

Như vậy, đây có thể là nỗ lực cá nhân của ông Katz nhằm xây dựng hình ảnh của đảng Liku trước thềm thành lập chính phủ mới. Giáo sư Teitelbaum nhận định tuyên bố của ông Katz ẩn chứa động cơ nhất định, khi đảng cầm quyền Likud mà ông là một thành viên, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Benjamin Netanyahu, đang tranh đấu từng giờ với đảng Xanh – Trắng do ông Benny Gantz lãnh đạo để thành lập chính phủ mới.

Không loại trừ khả năng bước đi này là “thuốc thử” nhằm kiểm tra phản ứng của giới lãnh đạo các nước Arab về vấn đề này. Liệu truyền thông Arab sẽ phản đối mạnh mẽ, hay im lặng trước đề xuất trên? Kết quả cho câu hỏi này sẽ rất hữu ích đối với Tel Aviv trong việc điều chỉnh chính sách đối ngoại và hợp tác với các đối tác này thời gian tới.

Hay thỏa thuận đột phá?

Tuy nhiên, công bằng mà nói, thỏa thuận mà ông Katz đề xuất hoàn toàn có thể khơi mào cho một lộ trình hòa bình lâu dài với các nước Arab. Thú vị hơn, ông Dore Gold, Chủ tịch Trung tâm Chính sách công Jerusalem nhận định rằng các nước Arab hoàn toàn có thể đặt bút ký vào một thỏa thuận như vậy, nếu giới lãnh đạo hiểu rằng đây không phải là một thỏa thuận hòa bình toàn diện.

Theo ông Gold, ví dụ tiêu biểu nhất có thể kể đến là Đạo luật Helsinki Cuối cùng năm 1975, yêu cầu khối Warsaw và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thông báo cho đối phương mỗi khi tiến hành tập trận. Dù không chấm dứt Chiến tranh Lạnh, song Đạo luật trên đã tạo nên một khuôn khổ, cho phép các quốc gia không cùng chiến tuyến gặp gỡ thường xuyên, và là bước đầu trong tiến trình kết thúc căng thẳng kéo dài. Nếu thỏa thuận giữa Israel và khối Arab có thể làm điều tương tự, nghĩa là có thể đóng góp tích cực vào thiết lập môi trường hòa bình, ổn định tại Trung Đông.

Thêm vào đó, việc khối Arab xích lại gần hơn với Israel có thể khiến Mỹ bớt “khó xử” hơn, cải thiện quan hệ giữa Washington và các đồng minh Trung Đông, một lòng chống lại thách thức Iran. Trong bối cảnh đó, thỏa thuận sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho Israel và các nước Arab, mà còn củng cố sự hiện diện của chính quyền Tổng thống Donald Trump tại Trung Đông.

Tuy nhiên, hiện Israel vẫn còn bận rộn với thành lập Chính phủ trong khi khối Arab chưa đưa ra phản ứng chính thức. Xem chừng vẫn còn quá sớm để luận về thành bại của đề xuất này.

hiep uoc khong xam pham israel arab co that su can thiet Israel: Liên minh Xanh & Trắng từ chối đứng cùng chính phủ với Thủ tướng Netanyahu

TGVN. Ngày 25/9, Lãnh đạo liên minh Xanh & Trắng của ông Benny Gantz đã bác bỏ sự tham gia vào Chính phủ dưới sự ...

hiep uoc khong xam pham israel arab co that su can thiet Israel bắt giữ Bộ trưởng Jerusalem của Palestine

TGVN. Ngày 25/9, hãng thông tấn nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu đăng tải một thông báo chính thức cho biết, các lực lượng Israel cùng ...

hiep uoc khong xam pham israel arab co that su can thiet Kết quả bầu cử Israel: Đảng của Thủ tướng Netanyahu chỉ xếp thứ 2

TGVN. Ngày 25/9, Ủy ban bầu cử Israel đã công bố kết quả cuối cùng cuộc bầu cử hồi tuần trước, theo đó đảng Likud ...

Đọc thêm

Lâm Tâm Như thanh lịch cùng trang phục sắc trắng, tôn vẻ đẹp vượt thời gian

Lâm Tâm Như thanh lịch cùng trang phục sắc trắng, tôn vẻ đẹp vượt thời gian

Ngày 23/4, nữ diễn viên Lâm Tâm Như, 48 tuổi, khoe chân thon với sơ mi dài giấu quần khi dự sự kiện của một thương hiệu.
Tiểu sử Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Indonesia

Tiểu sử Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Indonesia

Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hợp tác song phương Việt Nam-Indonesia.
Xem trực tiếp trận tứ kết Futsal Việt Nam và Futsal Uzbekistan trên kênh nào?

Xem trực tiếp trận tứ kết Futsal Việt Nam và Futsal Uzbekistan trên kênh nào?

Đội tuyển Futsal Việt Nam sẽ tiếp tục hành trình tại vòng chung kết Futsal châu Á 2024 bằng màn thi đấu với Futsal Uzbekistan ở tứ kết.
Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva vào sáng 25/4 và kết nối trực tuyến với các cơ quan đại ...
Trung Quốc 'tung' chiến lược mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, 'đập tan' mọi ngờ vực của Mỹ và châu Âu về xe điện

Trung Quốc 'tung' chiến lược mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, 'đập tan' mọi ngờ vực của Mỹ và châu Âu về xe điện

Ngành công nghiệp xe điện đang dẫn đầu thế giới của Trung Quốc sẽ nhận được sự thúc đẩy lớn từ chính phủ.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng, dùng Phở, cà phê tại Hà Nội

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng, dùng Phở, cà phê tại Hà Nội

Sáng 24/4, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng tại Hồ Gươm và dùng Phở, cà phê tại Hà Nội.
Tin vui rộng ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Tin vui rộng ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Thượng viện Mỹ thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác với 79 phiếu thuận và18 phiếu chống.
Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ đưa vào danh sách đen 4 cá nhân và 2 công ty bị cáo buộc có liên quan hoạt động mạng độc hại nhân danh lực lượng vũ trang Iran.
Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nicaragua vừa ký tuyên bố chung với Nga nhằm chống lại các lệnh trừng phạt mà Mỹ và các đồng minh hiện đang áp đặt với các quan chức hai nước.
Triều Tiên tuyên bố tiếp tục xây dựng sức mạnh quân sự mạnh mẽ và áp đảo nhất

Triều Tiên tuyên bố tiếp tục xây dựng sức mạnh quân sự mạnh mẽ và áp đảo nhất

Triều Tiên cho rằng, loạt cuộc tập trận của quân đội Mỹ và Hàn Quốc trong khu vực đang đẩy môi trường an ninh vào tình trạng hỗn loạn nguy hiểm.
Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo không đối đất tầm ngắn

Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo không đối đất tầm ngắn

Tên lửa đạn đạo không đối đất này có tên Crystal Maze 2, được Ấn Độ mua của Israel, còn được gọi là ROCKS.
Israel phát lệnh sơ tán khẩn ở Bắc Dải Gaza, chuẩn bị hành động dữ dội

Israel phát lệnh sơ tán khẩn ở Bắc Dải Gaza, chuẩn bị hành động dữ dội

Israel ra lệnh cho người dân thành phố Beit Lahia ở phía Bắc Dải Gaza sơ tán khẩn cấp trước một cuộc tấn công dữ dội mới của nước này.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động