Hiệp ước phòng thủ Mỹ - Israel: Lợi bất cập hại

Minh Quân
TGVN. Hiệp ước tưởng chừng có thể giúp ông Benjamin Netanyahu giành chiến thắng trong bầu cử và cải thiện vị thế quốc gia hóa ra lại chẳng mang nhiều lợi ích đến vậy. Bình luận của Báo Thế giới & Việt Nam. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
hiep uoc phong thu my israel loi bat cap hai Bầu cử Israel: Lớn đấu, bé lợi
hiep uoc phong thu my israel loi bat cap hai Bầu cử Israel: Bổn cũ soạn lại, khó toại lần hai
hiep uoc phong thu my israel loi bat cap hai
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vui mừng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận Cao nguyên Golan thuộc chủ quyền Israel ngày 25/3/2019. (Nguồn: Getty Images)

Ngày 14/9, chỉ hai ngày trước bầu cử tại Israel, Tổng thống Mỹ Donald Trump đăng trên Twitter cho biết đã điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu về khả năng ký kết một hiệp ước quốc phòng chung nhằm củng cố liên minh giữa hai nước. Ông chủ Nhà Trắng cũng hy vọng có thể tiếp tục thảo luận sau cuộc bầu cử, khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau bên lề kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 17/9. Vậy thực hư của động thái này như thế nào?

Lời chúc phúc muộn…

Đầu tiên, lời hứa cuối cùng của ông Netanyahu trong chiến dịch tranh cử, bên cạnh cam kết chiếm quyền kiểm soát Thung lũng Jordan và Bờ Tây, tiến hành chiến tranh quyết liệt chống Hamas, chính là thương thảo về hiệp ước quốc phòng chung Mỹ - Israel. Do đó, không quá ngạc nhiên khi hành động của ông Trump là “lời chúc phúc”, giúp ông Netanyahu cải thiện vị thế bất lợi của mình và đảng Likud trước Tướng Benny Gantz của đảng Trắng & Xanh.

Thứ hai, ông Netanyahu cam kết sẽ thúc đẩy hiệp ước này sau bầu cử, đảm bảo an ninh của Israel “cho các thế hệ sau”. Ông cho rằng đây là bước đi mang tính lịch sử, bởi nó “đóng góp một bộ phận quan trọng khác trong chiến lược chống lại kẻ thù của chúng ta, bên cạnh việc duy trì lực lượng với năng lực hành động một cách tự do, không bị hạn chế”. Thủ tướng Netanyahu trấn an người dân rằng hiệp ước sẽ không “trói tay” Israel như nhiều người lo ngại.

Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy một câu chuyện khác. Những lần tranh cử trước, sách lược khôn khéo, đánh vào tâm lý sợ hãi của người dân đã phát huy tác dụng, nhưng giờ đây thì không. Tuyên bố sẽ thúc đẩy hiệp ước quốc phòng “lịch sử” với đồng minh truyền thống cũng không thể giúp ông Netanyahu giành đủ số phiếu. Thậm chí, đảng Likud của ông còn mất 7 ghế và chỉ còn 31 ghế trong Knesset, thấp hơn 1 ghế so với đảng Trắng & Xanh của cựu Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Israel (IDF), Tướng Benny Gantz. Cơ hội thành lập Chính phủ của ông giờ đây chỉ trông chờ vào khả năng liên minh với đảng Yisrael Beiteinu của cựu Ngoại trưởng Avigdor Lieberman, người vẫn đang cân nhắc quyết định cuối cùng.

Thất bại của ông Netanyahu cho thấy sự thay đổi trong tâm lý người dân Israel. Đối với họ, chủ động tấn công phủ đầu, sáp nhập lãnh thổ không còn cần thiết để đảm bảo an ninh và các biện pháp chính trị, ngoại giao mới là thứ cần được triển khai nhằm đạt được hòa bình về lâu dài.

hiep uoc phong thu my israel loi bat cap hai Mỹ với hoà bình Trung Đông: Cố đấm ăn xôi

TGVN. Hội nghị "Hoà bình cho thịnh vượng" của Trung Đông sắp tới ở Bahrain có đem lại điều gì cho khu vực đang nóng ...

Tiềm tàng hiểm họa

Quan trọng hơn, giới chuyên gia cho rằng hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ là một ý tưởng lạc hậu, không thực tế và có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến an ninh quốc gia của Israel.

Thứ nhất, trong bối cảnh hợp tác quốc phòng giữa Mỹ và Israel đang nồng ấm, một hiệp ước quốc phòng chính thức sẽ không mang lại nhiều lợi ích. Ngay cả khi Israel rơi vào một xung đột quân sự lớn, người Mỹ chắc chắn sẽ xuất hiện, cung cấp khí tài như mọi cuộc chiến từng diễn ra trong lịch sử đất nước Do Thái.

Thứ hai, một hiệp ước quốc phòng chung sẽ hạn chế sự tự do của Israel trong việc triển khai các chiến dịch quân sự và buộc Tel Aviv tham gia những cuộc chiến không hề mong muốn. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Moshe Ya’alon khẳng định nếu Mỹ và Israel ký kết một hiệp ước như vậy trước tháng 7/1981, IDF thậm chí sẽ không thể tấn công tiêu diệt lò phản ứng hạt nhân của Iraq, bởi ý tưởng này trước đó bị cựu Tổng thống Mỹ George H. W. Bush phản đối quyết liệt.

Ngày nay, điều này đồng nghĩa rằng Israel sẽ buộc phải tham khảo ý kiến của Mỹ trước khi tiến hành các chiến dịch công kích tại Syria, Lebanon hay Iraq và Washington hoàn toàn có quyền phủ quyết nếu thấy tổn hại tới lợi ích chiến lược. Việc Israel tấn công các cơ sở có sự hiện diện của Iran tại Iraq hồi tháng 8/2019 đã không được Mỹ chào đón. Washington tuyên bố sẽ chống lại “mọi hành động tiềm tàng của các thế lực bên ngoài kích động bạo lực ở Iraq”. Đây là ví dụ cho thấy bất chấp tình thân như thủ túc, lợi ích của nước Mỹ không phải song trùng với Israel.

Thứ ba, ký kết một hiệp ước quốc phòng chung cần có sự phê chuẩn của Quốc hội Mỹ và hiện chưa rõ ông Trump có thể xây dựng một văn bản thỏa mãn các Nghị sỹ Mỹ hay không. Đáng ngại hơn, những chính trị gia ủng hộ nhiệt thành nhất của hiệp ước quốc phòng chung như Thượng Nghị sỹ Lindsey Graham lại thiên về phương án Hai nhà nước, điều Israel không hề mong muốn.

Thứ tư, lịch sử cho thấy đề xuất thiết lập hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ đã xuất hiện nhiều lần trong chiều dài lịch sử của Israel, song chưa bao giờ nhận được sự ủng hộ cần thiết. Những năm 1950, Thủ tướng Israel khi đó là David Ben-Gurion đã phải cân nhắc liệu có nên đưa IDF tham chiến cùng Quân đội Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên hay không. Cuối cùng, nhà lãnh đạo nổi tiếng người Do Thái đã có một quyết định thú vị khi quyết định gửi… nước cam vắt “sản xuât tại Israel” để hỗ trợ lính Mỹ tham chiến. Theo cựu Đại sứ Israel tại Mỹ Michael Oren, đạo Zion từng nói rằng người Do Thái quay trở lại quê hương để bảo vệ bản thân khỏi kẻ thù và chẳng có lý do gì để Tel Aviv gửi “nguồn sống” của họ ra chỗ khác.

Đáng chú ý, bản thân ông Netanyahu trong quá khứ đã nhiều lần phủ nhận đề xuất thành lập hiệp ước phòng thủ chung. Trong nhiệm kỳ đầu tiên vào cuối những năm 1990, ông từng hai lần từ chối ý tưởng nêu bởi Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Sau đó, Ngoại trưởng Hillary Clinton năm 2009 cũng đề xuất mở rộng “ô hạt nhân” tới Israel, song ông Netanyahu kiên quyết bác bỏ, cho rằng nó “tạo ra ấn tượng rằng Israel không thể tự bảo vệ mình và gửi thông điệp xấu tới kẻ thù.”

Tương tự, đối thủ của ông, Tướng Benny Gantz, cũng chỉ trích hiệp ước phòng thủ chung, cho rằng sẽ kiềm chế khả năng bảo vệ an ninh quốc gia. Quyết định làm nên “điều lịch sử” hay noi gương những người tiền nhiệm sẽ định hình di sản chính trị của Thủ tướng Benjamin Netanyahu.

Minh Quân

hiep uoc phong thu my israel loi bat cap hai Ngoại trưởng Palestine: 'Dù lãnh đạo Israel là ai, chúng tôi sẵn lòng đối thoại'

TGVN. Ngày 18/9, Ngoại trưởng Palestine Riyad al-Maliki cho biết, Palestine được chuẩn bị để tham gia đối thoại với bất cứ lãnh đạo nào ...

hiep uoc phong thu my israel loi bat cap hai Nga trao quyền cho Syria sử dụng các hệ thống tên lửa S-300 chống lại Israel

TGVN. Ngày 18/9, hãng Avia.pro của Nga đưa tin, quân đội Syria đã được cho phép sử dụng các hệ thống phòng không do Nga ...

hiep uoc phong thu my israel loi bat cap hai Bận rộn kết nối, Pháp đóng vai “người gìn giữ hoà bình Trung Đông”?

Ngày 1/9, Bộ Ngoại giao Pháp cho biết, đang bận rộn “liên lạc” nhằm ngăn chặn leo thang căng thẳng tại biên giới Nam Lebanon ...

Đọc thêm

FIFA Days: Lionel Messi chấn thương, lỡ hai trận đấu giao hữu cùng đội tuyển Argentina

FIFA Days: Lionel Messi chấn thương, lỡ hai trận đấu giao hữu cùng đội tuyển Argentina

Liên đoàn Bóng đá Argentina xác nhận, Lionel Messi chấn thương, sẽ vắng mặt trong hai trận đấu của tuyển Argentina ở kỳ FIFA Days tháng 3.
VBF 2024: Doanh nghiệp FDI phải đóng vai trò tiên phong, dẫn dắt trong chiến lược tăng trưởng xanh

VBF 2024: Doanh nghiệp FDI phải đóng vai trò tiên phong, dẫn dắt trong chiến lược tăng trưởng xanh

Sáng 19/3, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp FDI và VBF 2024.
Top 4 mẫu smartphone chuyên dụng dành cho người chơi crypto

Top 4 mẫu smartphone chuyên dụng dành cho người chơi crypto

Khi nhắc đến crypto, crypto phone hay blockchain phone có lẽ là cái tên quen thuộc khi được tích hợp sẵn các ứng dụng và dịch vụ liên quan đến ...
Giá iPhone 15 Pro Max giảm về mức thấp nhất kể từ khi ra mắt

Giá iPhone 15 Pro Max giảm về mức thấp nhất kể từ khi ra mắt

Theo khảo sát tại nhiều hệ thống bán lẻ lớn tại Việt Nam, giá iPhone 15 Pro Max đang được chào bán ở mức 30,5-30,9 triệu đồng dành cho phiên ...
Ngoại trưởng Mỹ đến Philippines

Ngoại trưởng Mỹ đến Philippines

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã tới thủ đô Manila của Philippines và sẽ có cuộc gặp ba bên với những người đồng cấp nước chủ nhà và Nhật Bản.
Trung Quốc: Làn sóng sa thải ập đến ông lớn ngành năng lượng mặt trời

Trung Quốc: Làn sóng sa thải ập đến ông lớn ngành năng lượng mặt trời

Longi - gã khổng lồ năng lượng tái tạo Trung Quốc - đang tìm cách "bẻ lái" trước cơn bão lạm phát.
Ngoại trưởng Mỹ đến Philippines

Ngoại trưởng Mỹ đến Philippines

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã tới thủ đô Manila của Philippines và sẽ có cuộc gặp ba bên với những người đồng cấp nước chủ nhà và Nhật Bản.
Khủng hoảng Haiti: Washington nói tình huống nhân đạo 'thảm khốc nhất', cả nghìn người Mỹ tìm cách tháo chạy

Khủng hoảng Haiti: Washington nói tình huống nhân đạo 'thảm khốc nhất', cả nghìn người Mỹ tìm cách tháo chạy

Khoảng 1.000 công dân Mỹ yêu cầu Bộ Ngoại giao nước này hỗ trợ để rời Haiti, trong bối cảnh khủng hoảng nghiêm trọng tại quốc gia Mỹ Latinh.
Vừa phóng tên lửa đạn đạo, Triều Tiên lại tung vũ khí 'siêu mạnh duy nhất trên thế giới'

Vừa phóng tên lửa đạn đạo, Triều Tiên lại tung vũ khí 'siêu mạnh duy nhất trên thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã chỉ đạo cuộc huấn luyện sử dụng pháo phản lực phóng loạt cỡ nòng 600 mm.
Xung đột ở Dải Gaza: Israel tiêu diệt nhân vật Hamas quan trọng, Tổng thống Biden hành động, các bên nối lại đàm phán

Xung đột ở Dải Gaza: Israel tiêu diệt nhân vật Hamas quan trọng, Tổng thống Biden hành động, các bên nối lại đàm phán

Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Israel có cuộc điện đàm song phương đầu tiên sau hơn 1 tháng, trong bối cảnh căng thẳng liên quan xung đột ở Dải Gaza.
Mỹ muốn đàm phán với Nga và Trung Quốc, không cần điều kiện tiên quyết, Moscow nói gì?

Mỹ muốn đàm phán với Nga và Trung Quốc, không cần điều kiện tiên quyết, Moscow nói gì?

Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc cho biết, nước này đã đề xuất với Nga và Trung Quốc khởi động đàm phán về kiểm soát vũ khí.
Ukraine phản pháo tuyên bố của Tổng thống Nga, tính tìm kiếm sự hỗ trợ từ quốc gia châu Á tỷ dân

Ukraine phản pháo tuyên bố của Tổng thống Nga, tính tìm kiếm sự hỗ trợ từ quốc gia châu Á tỷ dân

Kiev phản pháo tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc để ngỏ ý tưởng thiết lập vùng đệm ở Ukraine.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan là tháng thứ Chín trong lịch Hồi giáo, được xem là tháng linh thiêng nhất trong năm đối với người Hồi giáo trên toàn thế giới.
Vụ vượt ngục gây 'sốc' và mối quan hệ với các băng đảng khét tiếng ở Haiti

Vụ vượt ngục gây 'sốc' và mối quan hệ với các băng đảng khét tiếng ở Haiti

Bất ổn chính trị, băng đảng tội phạm mọc lên như nấm khiến cuộc sống của người dân Haiti bị đe dọa nghiêm trọng, khủng hoảng nhân đạo ngày càng trầm trọng.
‘Guồng máy’ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia

‘Guồng máy’ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia

Mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia có vai trò quan trọng đối với hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực.
Xung đột Israel - Hamas: Mỹ 'than ngắn thở dài' vì một điều, thứ mang đến bàn đàm phán vẫn chỉ là lòng thù hận

Xung đột Israel - Hamas: Mỹ 'than ngắn thở dài' vì một điều, thứ mang đến bàn đàm phán vẫn chỉ là lòng thù hận

Trước khủng hoảng nhân đạo đáng báo động, quốc tế vẫn đang trông chờ vào các cuộc đàm phán giữa Israel và Hamas về một lệnh ngừng bắn.
'Trái ngọt' trong quan hệ Iran - Saudi Arabia: Đốm lửa nhỏ có thể thắp sáng cả Trung Đông?

'Trái ngọt' trong quan hệ Iran - Saudi Arabia: Đốm lửa nhỏ có thể thắp sáng cả Trung Đông?

'Trái ngọt' của quan hệ Iran với Saudi Arabia sau một năm nối lại quan hệ ngoại giao khơi dậy niềm lạc quan giữa một Trung Đông đầy bất ổn.
Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Chính sách ngoại giao tình báo của Ấn Độ phù hợp với chiến lược xây dựng liên minh khu vực và toàn cầu hiện nay của nước này.
Bầu cử Mỹ: Siêu thứ Ba gay cấn, cuộc đua vào Nhà Trắng đang định hình rõ nét

Bầu cử Mỹ: Siêu thứ Ba gay cấn, cuộc đua vào Nhà Trắng đang định hình rõ nét

Chiến dịch tranh cử tại Mỹ đang trở nên gay cấn vào Siêu thứ Ba với hy vọng là ngày 'bội thu' của các ứng cử viên.
Đằng sau việc Thủ tướng Palestine từ chức: Động thái mang tính 'trình diễn'?

Đằng sau việc Thủ tướng Palestine từ chức: Động thái mang tính 'trình diễn'?

Thủ tướng chính quyền Palestine đệ đơn từ chức hôm 26/2 nhằm tạo điều kiện đạt đồng thuận về các thỏa thuận liên quan đến việc quản lý Gaza thời hậu xung đột.
50 năm quan hệ ASEAN-Australia: Từ những 'trái ngọt' nhớ về câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Gough Whitlam

50 năm quan hệ ASEAN-Australia: Từ những 'trái ngọt' nhớ về câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Gough Whitlam

Mối quan hệ đối tác vững chắc giữa Australia và ASEAN sẽ góp phần thúc đẩy ổn định, hòa bình tại khu vực cũng như trên thế giới.
Phiên bản di động