Giới chức tỉnh Kandahar, Afghanistan cho biết, nhiều sĩ quan cảnh sát ở khu vực phía Nam tỉnh này đã bị Taliban bắt giữ làm con tin. Do vậy, khoảng 30-40 lính đặc nhiệm cùng 8 xe quân sự Humvee hôm 13/7 đã được triển khai tới khu vực được cho là giam giữ các con tin. Trong ảnh: Những chiếc Humvee thuộc Lực lượng đặc nhiệm Afghanistan bị phá huỷ trong cuộc đụng độ với Taliban. (Nguồn: Reuters) |
Tuy nhiên, đoàn xe đặc nhiệm lọt ổ phục kích của Taliban. Khi vừa đến nơi, nhóm đặc nhiệm lập tức bị hỏa lực từ các tay súng Taliban bắn cấp tập. Ba xe Humvee đi đầu trúng đạn tên lửa và bị phá hủy hoàn toàn. Trong ảnh: Một binh sĩ Afghanistan đang chờ đồng đội hỗ trợ thoát khỏi chiếc Humvee bị tấn công trong cuộc đụng độ nặng nề với Taliban. (Nguồn: Reuters) |
Một đặc nhiệm cho biết, các xe trên đã bị SPG-82, một loại bệ phóng tên lửa chống tăng hạng nặng, bắn cháy. (Nguồn: Reuters) |
Taliban hôm 14/7 tuyên bố chiếm được giao lộ chiến lược Spin Boldak dọc biên giới với Pakistan. Đây có lẽ là mục tiêu chiến lược nhất mà Taliban đã đạt được kể từ khi phát động một cuộc tấn công trong bối cảnh các lực lượng quân sự nước ngoài do Mỹ dẫn đầu bắt đầu tiến trình rút quân khỏi Afghanistan. Trong ảnh: Một thành viên của Lực lượng đặc nhiệm Afghanistan lái chiếc Humvee trong một nhiệm vụ chiến đấu chống lại Taliban, ở tỉnh Kandahar, Afghanistan. (Nguồn: Reuters) |
Tính đến thời điểm này, Taliban tuyên bố đã kiểm soát 85% lãnh thổ Afghanistan và tiếp tục gia tăng các cuộc tấn công. Trong ảnh: Các thành viên của Lực lượng đặc nhiệm Afghanistan canh gác tại tỉnh Kandahar, Afghanistan. (Nguồn: Reuters) |
Trong ảnh: Một chiếc Humvee của Lực lượng đặc biệt Afghanistan bị phá huỷ trong cuộc đụng độ gay cấn với Taliban trong khi thực hiện nhiệm vụ giải cứu sĩ quan cảnh sát bị bao vây tại một trạm kiểm soát, ở tỉnh Kandahar, Afghanistan. (Nguồn: Reuters) |
Trong những ngày gần đây, Taliban đã liên tục giành được các cửa khẩu biên giới lớn khác ở Afghanistan, bao gồm cửa khẩu tại các tỉnh Herat, Farah và Kunduz ở phía Bắc và phía Tây Afghanistan. Trong ảnh: Lực lượng đặc nhiệm Afghanistan thực hiện nhiệm vụ tại tỉnh Kandahar, Afghanistan. (Nguồn: Reuters) |
Lực lượng Hồi giáo Taliban từng cai trị Afghanistan từ năm 1996 cho đến khi bị lật đổ vào năm 2001 sau khi Mỹ ném bom trả đũa vụ khủng bố 11/9/2001. Từ đó đến nay, Taliban đã chiến đấu lật đổ chính phủ được phương Tây hậu thuẫn ở Kabul. Trong ảnh: Lực lượng dân quân tham gia canh gác tại các điểm ở tỉnh Kandahar, Afghanistan. (Nguồn: Reuters) |
Đầu năm nay, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố rút toàn bộ quân đội nước này khỏi Afghanistan sau 20 năm tham chiến. Sau khi phần lớn lực lượng Mỹ về nước, Taliban vùng lên mạnh mẽ và chiếm được một loạt các địa điểm quan trọng từ chính quyền Afghanistan. (Nguồn: Reuters) |
Tình hình an ninh tại Afghanistan ngày càng diễn biến phức tạp. Hàng trăm người Afghanistan sang Tajikistan lánh nạn do lo sợ Taliban tấn công. Trong ảnh: Các thành viên của Lực lượng đặc nhiệm Afghanistan trở về căn cứ sau cuộc đụng độ với Taliban ở tỉnh Kandahar, Afghanistan. (Nguồn: Reuters) |
Lính đặc nhiệm tranh thủ nghỉ ngơi sau các cuộc đụng độ căng thẳng ở tỉnh Kandahar, Afghanistan. (Nguồn: Reuters) |
Các cuộc giao tranh giữa chính quyền Afghanistan và lực lượng Taliban gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Trong ảnh: Các phương tiện dừng lại, nhường đường cho đội đặc nhiệm Afghanistan đi làm nhiệm vụ ở tỉnh Kandahar, Afghanistan. (Nguồn: Reuters) |
Tại khu vực giao tranh, Lực lượng đặc nhiệm Afghanistan thường lục soát nhà của người dân để tìm các thành viên Taliban đang ẩn nấp. (Nguồn: Reuters) |
Thêm nhiều quốc gia thông báo rút công dân về nước do lo ngại an ninh. Người phát ngôn Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn Barbar Baloch hôm qua cảnh báo về một cuộc khủng hoảng nhân đạo: “Afghanistan đang trên bờ vực của một cuộc khủng hoảng nhân đạo". (Nguồn: Reuters) |
Thương vong là điều không thể tránh khỏi. Trong ảnh: Một binh sĩ Quân đội quốc gia Afghanistan bị thương trong cuộc đọ súng với Taliban ở tỉnh Kandahar, Afghanistan. (Nguồn: Reuters) |
Lo ngại tình hình bạo lực leo thang, ngoại trưởng các nước thành viên Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) hôm qua kêu gọi chấm dứt bạo lực ở Afghanistan, đồng thời hối thúc tìm ra một giải pháp hòa bình cho quốc gia Tây Nam Á này. Nga, Anh và Trung Quốc cũng lên tiếng hối thúc ổn định tình hình tại Afghanistan. Trong ảnh: Các binh sĩ Quân đội quốc gia Afghanistan đang sơ cứu cho đồng đội. (Nguồn: Reuters) |
Đàm phán để tìm kiếm một giải pháp hòa bình hiện là con đường duy nhất giúp đảm bảo ổn định trong bối cảnh chính phủ Afghanistan đang ngày càng khó nắm giữ quyền lực. (Nguồn: Reuters) |
Tuy nhiên, một thỏa thuận chia sẻ quyền lực được nhận định sẽ rất khó đạt được khi Taliban và chính phủ Afghanistan còn nhiều bất đồng. Vì vậy, dù lạc quan cho rằng, quân đội Afghanistan có đủ khả năng chống lại cuộc tấn công của Taliban, song Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây cũng thừa nhận hoàn toàn có khả năng Taliban sẽ tiếp quản đất nước sau khi Mỹ rút quân. Trong ảnh: Một thành viên của lực lượng đặc nhiệm Afghanistan cầu nguyện trên đường cao tốc trước khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu chống lại Taliban, ở tỉnh Kandahar, Afghanistan. (Nguồn: Reuters) |
| Tình hình Afghanistan: Taliban ‘tung’ đề nghị lớn Ngày 15/7, nhà đàm phán của chính phủ Afghanistan Nader Nadery cho biết, lực lượng Taliban đã đề xuất ngừng bắn 3 tháng, đổi lại ... |
| Tình hình Afghanistan nguy hiểm, Mỹ mở đường tháo chạy cho các đồng minh Ngày 14/7, một quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ cho biết, các chuyến bay di tản những người Afghanistan xin cấp thị thực ... |
| Tình hình Afghanistan: Nga kêu gọi hành động trước khi quá muộn, Trung Quốc nên nghĩ về vai trò của mình? Ngày 14/7, Hãng thông tấn RIA dẫn nguồn Bộ Ngoại giao Nga đưa tin, Moscow đã hối thúc Afghanistan và nhóm Taliban khởi động các ... |