Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuần trước đã lần hai tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ (mpox) thuộc tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng toàn cầu trong hai năm qua. Trước đó, WHO từng tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu năm 2022, sau khi bệnh lây lan sang hơn 70 quốc gia. Các nước phát triển đã có vắc xin hiệu quả ngăn ngừa căn bệnh, nhưng những nước thu nhập thấp không thể tiếp cận nguồn cung một cách đầy đủ, khiến căn bệnh khó được xóa bỏ hoàn toàn. Tình trạng khẩn cấp đã được gỡ bỏ vào tháng 5/2022. Trong ảnh: Những người phụ nữ lắng nghe nhân viên y tế phổ biến việc giữ vệ sinh và phòng bệnh tại trung tâm điều trị tập trung Muja ở vùng Nyiragongo, Congo. (Nguồn: Reuters) |
Trong đợt bùng phát mới đây, Congo trở thành tâm điểm của bệnh dịch này, một biến thể mới, được gọi là nhóm I-b, đã được xác định đang lây lan nhanh sang các nước láng giềng bao gồm Burundi, Kenya, Rwanda và Uganda… Trong ảnh: Bệnh nhân chờ khám tại trung tâm điều trị bệnh mpox ở Munigi. (Nguồn: Reuters) |
Đầu tháng 8/2028, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi cho biết 10 quốc gia ở châu lục này đã ghi nhận ca nhiễm đậu mùa khỉ. Trong đó, Cộng hòa Dân chủ Congo chiếm hơn 96% tổng số ca bệnh. Số ca tăng 160% trong năm nay, số trường hợp tử vong tăng 19%. Bệnh đặc biệt phổ biến ở người trẻ tuổi. Trong ảnh: Gedeon Kakule, một trong những trường hợp đầu tiên mắc bệnh mpox và đã hồi phục với những vết seọ trên mặt. (Nguồn: Reuters) |
Đợt bùng phát bệnh mpox kể từ đầu năm 2023 đến nay ở Congo, đã có khoảng 27.000 trường hợp mắc bệnh và hơn 1.100 người tử vong, hầu hết là trẻ em. Nước này Congo hy vọng sẽ nhận được liều vaccine mpox đầu tiên vào tuần tới từ Nhật Bản và Mỹ. Trong ảnh: Heritier Bwira, một nhân viên y tế người Congo hướng dẫn các biện pháp vệ sinh cần tuân thủ sau khi hồi phục cho người thân và bệnh nhân được xuất viện tại trung tâm điều trị ở Munigi. (Nguồn: Reuters) |
Mpox (trước đây còn gọi là bệnh đậu mùa khỉ) là một bệnh truyền nhiễm do vi rút đậu mùa khỉ gây ra, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1958 tại Đan Mạch. Hai nhóm di truyền của vi rút này là nhóm I và II. Trong ảnh: Nhân viên phòng xét nghiệm Christian Musema lấy mẫu cho trường hợp nghi ngờ mắc bệnh mpox, tại trung tâm điều trị ở Munigi. (Nguồn: Reuters) |
Bệnh Mpox lưu hành ở các quốc gia thuộc miền Trung và Tây Phi. Bệnh có thể lây từ người sang người hoặc đôi khi từ động vật sang người. Các triệu chứng phổ biến của bệnh Mpox là phát ban trên da hoặc tổn thương niêm mạc có thể kéo dài 2–4 tuần kèm theo sốt, nhức đầu, đau nhức cơ, đau lưng, mệt mỏi và sưng hạch bạch huyết. Trong ảnh: Esther Furaha, mẹ của em bé vừa khỏi bệnh mpox tại trung tâm Kanyaruchinya dành cho những người di cư ở vùng Nyiragongo. (Nguồn: Reuters) |
Ở một số người, bệnh chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ, nhưng với một số người khác bệnh có triệu chứng nặng hơn và cần được chăm sóc tại cơ sở y tế. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng hoặc biến chứng bao gồm phụ nữ mang thai, trẻ em và người bị suy giảm miễn dịch. Trong ảnh: Người thân của bệnh nhân mpox nhận bộ dụng cụ vệ sinh, phòng bệnh tại trung tâm điều trị ở Munigi. (Nguồn: Reuters) |
Đợt dịch mpox này bắt đầu với sự lây lan của một chủng virus đặc hữu được gọi là nhóm I. Tuy nhiên, biến thể mới - được gọi là nhóm Ib - dường như lây lan dễ dàng hơn thông qua tiếp xúc gần thường xuyên. Một biến thể mpox khác – nhóm IIb - đã dẫn đến tình trạng khẩn cấp về y tế quốc tế khi căn bệnh này lan rộng trên toàn cầu vào năm 2022. Trong ảnh: Người dân xếp hàng lấy nước tại trung tâm Muja. (Nguồn: Reuters) |
Ở Congo, chưa có vaccine phòng bệnh hoặc phương pháp điều trị cụ thể nào cho bệnh mpox ngoài các xét nghiệm lâm sàng. Sự kỳ thị, rào cản pháp lý, thiếu tiền, cùng với tình trạng bùng phát bệnh sởi và dịch tả trong những trại tị nạn đã khiến người dân gặp khó khăn trong việc tiếp cận các thiết bị y tế, đặc biệt là ở những địa điểm tập trung đông người. Trong ảnh: Jean Kakuru Biyambo, 48 tuổi, điều trị mpox tại bệnh viện đa khoa Goma. (Nguồn: Reuters) |
Trước tình hình trên Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi các nước, các tổ chức tham gia hành động chống lại dịch bệnh này. “Sự xuất hiện và lây lan của chủng đậu mùa khỉ mới ở miền đông Congo cũng như các nước lân cận rất đáng lo ngại. Chúng ta cần có phản ứng quốc tế để ngăn chặn dịch lây lan và cứu sống mọi người”, ông nói. Trong ảnh: Em bé đang được điều trị bệnh mpox tại Munigi. (Nguồn: Reuters) |
| WHO dự kiến nâng cảnh báo cao nhất về bệnh đậu mùa khỉ Ủy ban khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự kiến nhóm họp vào ngày 14/8 tới để quyết định xem có ... |
| Tỷ lệ người gặp vấn đề sức khỏe tâm thần ở Nhật Bản tăng vọt Sách Trắng mới nhất của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản trích dẫn một cuộc khảo sát của Bộ này cho ... |
| Czech: Spa bia - xu hướng chăm sóc sức khỏe phổ biến Đến CH Czech, đất nước nổi tiếng với lịch sử ủ bia phong phú, du khách không chỉ được thưởng thức bia chất lượng cao ... |
| Giới trẻ Singapore có xu hướng ưu tiên sự nghiệp và sức khỏe lên hàng đầu Kết quả một nghiên cứu gần đây cho thấy, công việc và sức khỏe ổn định được xem là những ưu tiên hàng đầu của ... |
| Uống bao nhiêu cà phê mỗi ngày là an toàn cho tim? Một nghiên cứu mới cho thấy mối liên hệ giữa hơn 400mg caffeine mỗi ngày với tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ngay cả ... |