Hồ Chí Minh với tư tưởng độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc

Đại Tướng Võ Nguyên Giáp - vị Tướng thiên tài quân sự - của Việt Nam đã viết “Tư tưởng Hồ Chí Minh là “linh hồn”, “ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam”, “lương tâm của thời đại”. Đúng vậy, đối với lịch sử Việt Nam, Tư tưởng cách mạng của Hồ Chí Minh mà trong đó tư tưởng độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc chiếm địa vị ưu tiên, “là linh hồn”, là “ngọn cờ lãnh đạo”, là “sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đấu tranh cách mạng dựng nước và giữ nước của dân tộc ta”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
ho chi minh voi tu tuong doc lap dan toc thong nhat to quoc Hội thảo kỷ niệm 95 năm ngày Bác Hồ đặt chân đến Petrograd
ho chi minh voi tu tuong doc lap dan toc thong nhat to quoc Bác Hồ với những mùa xuân lịch sử của dân tộc

Khi cách mạng Tháng Tám thành công, Hồ Chí Minh đã thể hiện rất rõ tư tưởng của mình trong bài viết “Mục đích của cách mạng Tháng Tám là gì? là giành lại hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ cho tổ quốc, cho nhân dân ta”. Ngay buổi đầu dựng nước, trong Hiến pháp 1946, Tư tưởng Hồ Chí Minh về hình thức một nhà nước thống nhất cũng được cụ thể hóa đến từng chế định “Nước Việt Nam là nước Dân chủ Cộng hòa. Đất nước Việt Nam là một khối thống nhất, Trung - Nam - Bắc không thể phân chia”. Người nói: “cuộc đấu tranh để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất hoàn thành độc lập, dân chủ cũng là một cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ, nhưng nhất định thắng lợi”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Nước Pháp có Normandie, Provencal... Không ai có thể chia rẽ con một nhà, không ai có thể chia rẽ nước Pháp, thì không ai có thể chia rẽ nước Việt Nam ta”. Trong Tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập, tự do không thể tách rời với sự thống nhất đất nước, non sông.

ho chi minh voi tu tuong doc lap dan toc thong nhat to quoc
Các cháuThiếu Niên tặng hoa Chủ Tịch Hồ Chí Minh ( 20/02/1961).

Khi tiếng súng kháng chiến của nhân dân Nam Bộ vang lên, Hồ Chí Minh kiên quyết tuyên bố với toàn thể dân tộc Việt Nam “Miền Nam là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam”; trái tim của vị lãnh tụ đã cùng một nhịp đập với hàng triệu con tim của toàn dân Việt Nam. Người nói “trái tim của tôi và 17 triệu đồng bào miền Bắc luôn đập một nhịp với trái tim của đồng bào miền Nam”. Người nhắn nhủ đồng bào miền Nam: “Các bạn ở tiền tuyến không bao giờ cô độc, vì đã có cả một khối toàn dân đoàn kết làm hậu thuẫn cho mình. Thắng lợi cuối cùng nhất định về ta”.

Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa III ngày 10/04/1965, thay mặt Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố lập trường trước sau như một là “Kiên quyết bảo vệ nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam”. Với bản tuyên bố này đã nói lên sự nhạy cảm đặc biệt về chính trị, sự sáng tạo tuyệt vời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Với sức mạnh to lớn của toàn dân, toàn quân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện Tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã đấu tranh không ngừng, đạt nhiều chiến công vang dội như: Tết Mậu Thân 1968, cuộc tiến công chiến lược 1972, “Điện Biên Phủ trên không” trên bầu trời Hà Nội, Hải Phòng cuối năm 1972… Những chiến công đó đã làm lung lay tận gốc ý chí xâm lược của đối phương, buộc họ phải ký với ta Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, rút hết quân Mỹ và quân các nước đồng minh của Mỹ ra khỏi miền Nam. Trong lần được gặp Bác Hồ ở Hà Nội, trước những thắng lợi của Việt Nam, nhà báo Cuba Marta Rojas đã hỏi Bác “Nhân dân Việt Nam lấy sức mạnh thần kỳ của mình ở đâu để chống lại những kẻ thù cực mạnh như bọn Mỹ?”. Bác đã trả lời: “Trước hết đó là sự đoàn kết, nhưng sự đoàn kết nhất trí đó dựa trên niềm tin sắt đá rằng “không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Câu chuyện này được nhà báo viết trong bài “Tư tưởng của Bác Hồ đã thành bất diệt” được in trong cuốn Một giờ với đồng chí Hồ Chí Minh.

ho chi minh voi tu tuong doc lap dan toc thong nhat to quoc
Nhân dân Sài Gòn chào đón quân Giải phóng tiến vào thành phố, ngày 30/4/1975.

Khi chữ ký chưa ráo mực, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã phản bội Hiệp định Paris, họ vạch ra một kế hoạch lấn chiếm vùng giải phóng nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng.

Đứng trước tình hình phức tạp đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc của dân, quân ta chuyển biến mau lẹ “một ngày bằng hai mươi năm”. Hướng ra tiền tuyến, miền Bắc cũng dốc hết toàn bộ sức mạnh tiềm tàng của mình hợp lực cùng miền Nam tổng tiến công và nổi dậy.

11 giờ 30 phút trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, lá cờ cách mạng đã phấp phới tung bay trên nóc phủ Tổng thống chính quyền Sài Gòn, báo hiệu chiến dịch lịch sử mang tên Hồ Chí Minh đã toàn thắng, sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc đã toàn thắng! Thực hiện Tư tưởng Hồ Chí Minh và Di chúc của Người, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta từ năm 1930 đến năm 1975, dưới sự lãnh đạo của Đảng thực chất là cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà đã toàn thắng.

Ngay trong ngày chiến thắng lịch sử 30/4/1975, các hãng tin, báo chí nước ngoài đã liên tục đưa tin, cập nhật về cuộc chiến vào giờ phút bước ngoặt lịch sử của dân tộc ta. Hãng tin UPI của Mỹ đã mô tả “Quân đội cộng sản tươi cười vui vẻ cưỡi xe tăng vào phủ Tổng thống ở Sài Gòn… họ thật sự không để ý đến sự có mặt của các nhà báo đang ghi lại sự đầu hàng lịch sử của chính phủ Sài Gòn trước những người Cộng sản”.

Ngày 01/05/1975, với tựa đề “Sài Gòn sụp đổ”, tờ New York Times chạy tít lớn suốt 8 cột trang nhất kèm theo hàng loạt tin, ảnh về sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn và chiến thắng của lực lượng cách mạng. Cũng số ra ngày 01/05/1975, tờ Los Angeles Times có đoạn viết “… Người Mỹ ra đi, Việt Nam Cộng hòa đầu hàng, nước Việt Nam đã trả lại cho người Việt…”.

Không chỉ báo chí phương Tây, báo chí tận Trung Đông như báo Tin Tức của Ai Cập ngày 07/05/1975 cũng viết: “Không một ai trên trái đất này, dù chính kiến hay màu da của họ… lại không kính trọng và tự hào về dân tộc Việt Nam, một dân tộc đã giương cao ngọn cờ chiến thắng trên phần đất cuối cùng của tổ quốc mình vào ngày 30/4/1975”.

Và, tháng 04/1995, tức là 20 năm sau sự kiện 30/4/1975, tạp chí News Week có phỏng vấn cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara: “Cuối cùng hai hay ba bài học quan trọng nhất về Việt Nam là gì ?” Ông McNamara đã trả lời: “ Rất đơn giản, đừng đánh giá sai bản chất của cuộc xung đột. Đừng coi thường sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước”. Thượng nghị sĩ Mỹ W.Fulbright trước sự thật lịch sử cũng đã phải công nhận: “Những nhà lãnh đạo cộng sản là kiến trúc sư thật sự của nền độc lập dân tộc Việt Nam”, kết quả cuối cùng đã đi ngược lại những ý muốn chủ quan của Mỹ.

Giờ đây, chúng ta đang kỷ niệm một tháng Tư oanh liệt của dân tộc, kỷ niệm ngày 30/4/1975 đã đi vào lịch sử như một huyền thoại. Chiến thắng này là sự kết thúc trọn vẹn cuộc chiến mười ngàn ngày chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ và thực hiện ước mong thiêng liêng của chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta nhất định thắng lợi hoàn toàn, Bắc - Nam nhất định thống nhất một nhà”.

Đỗ Nguyệt Hương

Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

ho chi minh voi tu tuong doc lap dan toc thong nhat to quoc Muốn trở thành nhà ngoại giao giỏi cần phải học tập Bác Hồ

Thực hiện chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chiều 28/2 Phó ...

ho chi minh voi tu tuong doc lap dan toc thong nhat to quoc Học tập Bác Hồ làm báo vì dân

Nhà báo vốn được coi là “tai mắt” của người dân. Các nước tiên tiến đều coi nhà báo là người phục vụ thông tin ...

ho chi minh voi tu tuong doc lap dan toc thong nhat to quoc Hồ Chí Minh trong tâm trí bạn bè quốc tế

Hình ảnh của Hồ Chí Minh trong mắt bạn bè quốc tế, từ lâu, đã là hình ảnh của một Việt Nam thu nhỏ.

Xem nhiều

Đọc thêm

Hướng dẫn cách làm video TikTok đơn giản và thu hút nhất

Hướng dẫn cách làm video TikTok đơn giản và thu hút nhất

Cách để làm video TikTok thu hút và lên xu hướng là gi? Hãy cùng khám phá 4 cách tạo video TikTok triệu view từ hình ảnh và video có ...
Hội nghị ADMM-18: Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Hội nghị ADMM-18: Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong ...
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine.
Nhan sắc đời thường của diễn viên Việt Hoa

Nhan sắc đời thường của diễn viên Việt Hoa

Ở tuổi 28, diễn viên Việt Hoa phim Độc đạo sở hữu nhan sắc trẻ trung, ngọt ngào.
Hôm nay 22/11, Quốc hội nghe và thảo luận liên tiếp 4 dự thảo luật sửa đổi, trong đó có 2 luật thuế quan trọng

Hôm nay 22/11, Quốc hội nghe và thảo luận liên tiếp 4 dự thảo luật sửa đổi, trong đó có 2 luật thuế quan trọng

Quốc hội tiếp tục nghe, thảo luận các dự án luật sửa đổi: Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ...
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Hội nghị ADMM-18: Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Hội nghị ADMM-18: Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động