Được biết, Dự án Tăng cường Năng lực Mạng lưới Dịch vụ và Trị liệu cho trẻ em khuyết tật (DISTINCT) do USAID tài trợ, và đã được USAID phối hợp với các Ban ngành trung ương và địa phương của Việt Nam triển khai thực hiện trong thời gian 6 năm, cụ thể là Bộ Y tế, Uỷ ban quốc gia về người khuyết tật Việt Nam, Trung tâm Phát triển Sức khỏe Bền vững (VietHealth) và Ủy ban Y tế Hà Lan-Việt Nam (MCNV) cùng nhiều đối tác và bên liên quan quan trọng khác.
Phát hiện khuyết tật sớm và can thiệp sớm giúp giảm thiểu mức độ khuyết tật của trẻ em (Ảnh:TLS Hoa Kỳ) |
“Nhân dịp vừa diễn ra sự kiện Ngày Quốc tế Người khuyết tật, USAID chúc mừng tất cả các đối tác của dự án DISTINCT về những thành công chung của chúng ta trong cải thiện chất lượng sống cho trẻ khuyết tật. Trẻ em là tương lai, và Hoa Kỳ là một đối tác cảm kết của Việt Nam trong nỗ lực đem đến cho các em một cuộc sống tươi sáng hơn”, Giám đốc USAID Việt Nam Aler Grubbs cho biết.
Đối với trẻ dưới 6 tuổi, việc phát hiện khuyết tật sớm và can thiệp sớm - bao gồm chăm sóc y tế, phục hồi chức năng và giáo dục chuyên biệt - giúp giảm thiểu mức độ khuyết tật của trẻ em về lâu dài và giảm cả tỷ lệ khuyết tật nặng nói chung trong dân cư.
Tuy nhiên, trước khi dự án của USAID bắt đầu triển khai vào năm 2015, tại các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước và Đồng Nai chưa có một hệ thống sẵn sàng để cung cấp các dịch vụ này, do đó, những người chăm sóc trẻ khuyết tật phải đến các bệnh viện tuyến tỉnh để tiếp cận được địch vụ chăm sóc và hỗ trợ.
Với dự án DISTINCT lần này, USAID đã hỗ trợ 3 tỉnh bắt đầu cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe quan trọng này cho trẻ em, bao gồm cung cấp dịch vụ tại các trường học và trung tâm y tế, từ đó làm cho các dịch vụ này trở nên dễ tiếp cận hơn. Dự án cũng hỗ trợ thành lập 18 phòng trị liệu tại cộng đồng.
Đồng thời, USAID đã trực tiếp hỗ trợ dịch vụ phục hồi chức năng như vật lý trị liệu và ngôn ngữ trị liệu, giáo dục chuyên biệt tại trường và tại nhà cũng như cung cấp dụng cụ hỗ trợ cho gần 5.000 trẻ em được xác định là cần dịch vụ thăm khám thêm thông qua hệ thống sàng lọc mới được thiết lập tại các tỉnh.
Bên cạnh đó, Dự án cũng tăng cường nguồn nhân lực phục hồi chức năng của Việt Nam thông qua hỗ thực hiện chương trình đào tạo Cử nhân và Thạc sĩ Phục hồi chức năng đầu tiên của Việt Nam về chuyên ngành ngôn ngữ trị liệu và lứa sinh viên đầu tiên đã tốt nghiệp trong năm 2022. USAID cũng hỗ trợ tập huấn cho hơn 3.000 giáo viên mầm non và người chăm sóc về giáo dục chuyên biệt và hơn 2.000 nhân viên y tế và người chăm sóc về vật lý trị liệu và ngôn ngữ trị liệu.
Giám đốc Chương trình Y tế toàn cầu của USAID hoàn thành chuyến công tác tại nhiều địa phương phía Nam Ngày 18/11, bác sĩ Atul Gawande, Giám đốc Chương trình Y tế toàn cầu của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), đã ... |
Công bố sáng kiến mới thúc đẩy khối kinh tế tư nhân tăng trưởng bền vững Ngày 22/11, Phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), và Bộ Kế ... |