Hoàn thiện cấu trúc an ninh của NATO: ‘Hành trình Odyssey’ đã kết thúc!

Thanh Vân
Khác với Phần Lan, hành trình trở thành thành viên NATO của Thụy Điển gập ghềnh, khó lường và kéo dài hơn rất nhiều.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson. (Nguồn: Reuters)
Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson. (Nguồn: Reuters)

Việc Quốc hội Hungary phê chuẩn tư cách thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Thụy Điển với kết quả 188 phiếu thuận và chỉ 6 phiếu chống đã mở đường cho Thụy Điển trở thành viên thứ 32 của khối quân sự này trong tương lai gần.

Phát biểu tại họp báo ngay sau khi có kết quả phê chuẩn ngày 26/2, Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson khẳng định: “Thụy Điển sẵn sàng gánh vác trách nhiệm của mình đối với an ninh châu Âu - Đại Tây Dương”.

Chặng đường gian nan

Xung đột Nga-Ukraine bùng nổ vào tháng 2/2022 tạo bước ngoặt lịch sử trong chính sách đối ngoại và an ninh của Thụy Điển, đất nước mà người dân vốn rất tự hào về truyền thống trung lập kéo dài suốt hai thế kỷ.

Thời thế thay đổi, khiến quan điểm của quốc gia Scandinavia này phải đổi thay. Ngày 15/5/2022, Thụy Điển cùng Phần Lan chính thức đệ đơn xin gia nhập NATO. Chỉ trong vòng năm tháng sau đó, đến tháng 10/2022, đã có 28/30 quốc gia thành viên NATO phê chuẩn đơn xin gia nhập của hai quốc gia. Trái lại, để đạt được sự đồng thuận của hai thành viên còn lại là Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary, Thụy Điển phải mất gần hai năm với nhiều nỗ lực và nhượng bộ.

Bên lề Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Madrid, Tây Ban Nha ngày 29/6/2022, Phần Lan và Thụy Điển cùng Thổ Nhĩ Kỳ ký Bản ghi nhớ. Đổi lấy sự ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ, Phần Lan và Thụy Điển cam kết không hỗ trợ tổ chức người Kurd YPG ở Syria, trục xuất và dẫn độ các nghi phạm người Kurd, dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với nước này.

Nhiều cuộc gặp gỡ song phương, đa phương đã diễn ra nhằm vận động và thúc đẩy Thổ Nhĩ Kỳ có cái nhìn tích cực về những nỗ lực của Thụy Điển. Về phía mình, Stockholm đã điều chỉnh Luật chống khủng bố, thay đổi cách tiếp cận với Thổ Nhĩ Kỳ, nhấn mạnh tiềm lực quốc phòng của mình và những lợi ích mà nước này mang lại cho liên minh quân sự với tư cách là thành viên.

Tuy nhiên, trở ngại tiếp theo đặt ra với quốc gia Bắc Âu này là hàng loạt cuộc biểu tình chống đạo Hồi và đốt kinh Koran diễn ra gần Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ ở thủ đô Stockholm và các nước Bắc Âu vào những tháng đầu năm 2023, gây ra làn sóng phẫn nộ mạnh mẽ chống lại họ ở các nước Hồi giáo, phủ bóng tối lên những nỗ lực của Thụy Điển.

Điểm mấu chốt ở sự lần lữa của Thổ Nhĩ Kỳ dường như là yêu cầu Mỹ đồng ý bán các máy bay chiến đấu cho nước này. Sau hơn 20 tháng đệ đơn, ngày 23/1, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận phê chuẩn tư cách thành viên NATO của Thụy Điển. Đồng thời, báo chí quốc tế đưa tin việc chính quyền Mỹ cho phép bán máy bay chiến đấu F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Chưa hết, Thụy Điển cần sự phê chuẩn của nước cuối cùng là Hungary, thành viên EU vốn bất bình với những chỉ trích của liên minh này về chuẩn mực pháp quyền và quan hệ với Nga. Sau nhiều “đôi co”, ngày 23/2, Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson thăm Hungary theo đề nghị của Thủ tướng Victor Orban. Ba ngày sau cuộc hội đàm giữa hai Thủ tướng, “hành trình Odyssey” của Thụy Điển kết thúc có hậu với việc phê chuẩn đồng thuận của các nghị sĩ Hungary.

Mảnh ghép hoàn thiện

Là quốc gia ở bán đảo Scandinavia có lực lượng vũ trang mạnh với khoảng 25 ngàn binh sĩ, 70 máy bay chiến đấu, hải quân sở hữu năm tàu ngầm hiện đại, thông thuộc vùng biển Baltic, Thụy Điển là mảnh ghép quan trọng để hoàn thiện cấu trúc an ninh khu vực Bắc Âu của NATO.

Ông Jonas Haggren, Đại diện quân sự của Thụy Điển tại NATO cho biết: “Với tư cách thành viên NATO, Thụy Điển có thể đóng vai trò là trung tâm hậu cần phía Bắc của NATO, bảo vệ các tuyến đường giao thông và khu vực Biển Bắc”.

Việc kết nạp Thụy Điển giúp NATO mở rộng đáng kể về sức mạnh quân sự sang phía Đông, bao gồm vùng biển Baltic, có khả năng hạn chế hoạt động của Nga ở hai vùng chiến lược là thành phố St. Petersburg và Kaliningrad. Sự tham gia của Thụy Điển góp phần củng cố hệ thống phòng thủ cho sườn phía Đông Bắc của NATO nói riêng và an ninh khu vực Bắc Âu trong bối cảnh cuộc xung đột tại Ukraine vẫn đang tiếp diễn.

Thụy Điển có thể chia sẻ gánh nặng tiền tuyến với các nước thành viên NATO có chung đường biên giới với Nga, bao gồm ba nước Baltic có vị trí địa lý cách biệt với phần còn lại của NATO có thể hội nhập sâu hơn vào NATO. The Wall Street Journal cho rằng, việc kết nạp Thụy Điển vào NATO tạo thuận lợi cho các quốc gia vùng Baltic trong việc hỗ trợ phòng thủ cho nhau trong trường hợp bị tấn công.

Theo tờ Washington Post, việc Thụy Điển vào NATO sẽ hoàn thành việc mở rộng khối quân sự, làm thay đổi cán cân quyền lực ở châu Âu. Điều này đã được Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg khẳng định “Tư cách thành viên của Thụy Điển sẽ giúp tất cả chúng ta mạnh mẽ và an toàn hơn”.

Với sự góp mặt của Thụy Điển, phạm vi của NATO sẽ bao phủ hoàn toàn bán đảo Scandinavia và điều này có thể làm cho tầm ảnh hưởng và sức mạnh của Nga ở các khu vực biển Baltic, Bắc Đại Tây Dương và Bắc Cực bị hạn chế trong khi rủi ro xung đột giữa Nga và NATO càng thêm hiện hữu.

Hungary phá vỡ rào cản cuối cùng tới NATO, 'tiễn' 200 năm trung lập của Thụy Điển vào quá khứ, Nga lại bị 'điểm tên'

Hungary phá vỡ rào cản cuối cùng tới NATO, 'tiễn' 200 năm trung lập của Thụy Điển vào quá khứ, Nga lại bị 'điểm tên'

Ngày 26/2, Quốc hội Hungary đã bỏ phiếu phê chuẩn nỗ lực gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Thụy ...

NATO kết nạp Thụy Điển, một nước cờ khó lường trên bàn cờ thế cuộc

NATO kết nạp Thụy Điển, một nước cờ khó lường trên bàn cờ thế cuộc

Điều gì đến cũng sẽ đến. Đó là cảm nhận của nhiều chuyên gia, học giả quốc tế đối với việc Quốc hội Hungary bỏ ...

Tình hình Ukraine: Tổng thống Pháp tuyên bố 'không loại trừ' việc đổ bộ quân, Nga cảnh báo nguy cơ 'đối đầu quốc tế'

Tình hình Ukraine: Tổng thống Pháp tuyên bố 'không loại trừ' việc đổ bộ quân, Nga cảnh báo nguy cơ 'đối đầu quốc tế'

Ngày 26/2, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron công bố các bước đi mới nhằm thúc đẩy Ukraine trong xung đột với Nga, trong khi Moscow ...

Nga cảnh báo sẽ cương quyết làm điều này nếu phương Tây trực tiếp tham chiến ở Ukraine

Nga cảnh báo sẽ cương quyết làm điều này nếu phương Tây trực tiếp tham chiến ở Ukraine

Bộ Ngoại giao Nga ngày 28/2 cảnh báo sự hiện diện của quân đội phương Tây ở Ukraine dưới bất kỳ hình thức nào đều ...

Gia nhập NATO: Thụy Điển sắp hái 'trái ngọt'?

Gia nhập NATO: Thụy Điển sắp hái 'trái ngọt'?

Ngày 19/2, Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson cho biết, ông mong đợi gặp người đồng cấp Hungary Viktor Orban, cũng như hy vọng Stockholm ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Hội nghị ADMM-18: Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Hội nghị ADMM-18: Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong ...
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine.
Nhan sắc đời thường của diễn viên Việt Hoa

Nhan sắc đời thường của diễn viên Việt Hoa

Ở tuổi 28, diễn viên Việt Hoa phim Độc đạo sở hữu nhan sắc trẻ trung, ngọt ngào.
Hôm nay 22/11, Quốc hội nghe và thảo luận liên tiếp 4 dự thảo luật sửa đổi, trong đó có 2 luật thuế quan trọng

Hôm nay 22/11, Quốc hội nghe và thảo luận liên tiếp 4 dự thảo luật sửa đổi, trong đó có 2 luật thuế quan trọng

Quốc hội tiếp tục nghe, thảo luận các dự án luật sửa đổi: Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ...
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng hiện đại Cộng hoà Dominica

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng hiện đại Cộng hoà Dominica

Ngày 21/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền, Thị trưởng thành phố Santo Domingo Carolina Mejia.
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Không quân Ukraine xác nhận, Nga phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa từ vùng Astrakhan ở miền Nam nước này trong đợt tấn công vào sáng 21/11.
Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép xảy ra việc tấn công hạt nhân đối kháng khi Washington bảo toàn được một phần kho vũ khí của mình để ngăn chặn đối thủ tiềm tàng.
Thủ tướng cùng chính phủ Mali bị cách chức, đây là lý do

Thủ tướng cùng chính phủ Mali bị cách chức, đây là lý do

Thủ tướng Mali Maiga đã chỉ trích các nhà lãnh đạo quân sự của nước này chậm trễ trong việc kết thúc thời kỳ chuyển tiếp.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động