TIN LIÊN QUAN | |
Ký ức Trường Sơn của nhà ngoại giao 'mặc áo lính' | |
Covid-19: Thực tế đáng sợ ở bang Georgia, Mỹ qua lời kể của một giám định pháp y |
GS, TS. Joseph Nye Jr. trong một bài phát biểu tại Đại học Los Angeles (UCLA), Mỹ năm 2020. (Nguồn; UCLA) |
Thách thức riêng, nguy cơ chung
Trong thời đại của cuộc cách mạng công nghệ và toàn cầu hóa, chính trường thế giới đã thay đổi theo hướng rất khác. Chuyên gia về công nghệ Richard Danzig từng nhận định: “Công nghệ của thế kỷ XXI là toàn cầu, không chỉ trong phân phối, mà còn trong hệ quả. Mầm bệnh, hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI), virus máy tính hay phóng xạ do những quốc gia khác vô tình mất kiểm soát hoàn toàn có thể trở thành vấn đề lớn với chúng ta như với họ. Xây dựng hệ thống cảnh báo dựa trên cơ sở đồng thuận, chia sẻ quyền kiểm soát, thiết lập kế hoạch khẩn cấp chung, cùng các quy tắc, hiệp định cần sớm được thông qua nhằm giảm thiểu những nguy cơ chung”.
Thật vậy, đại dịch Covid-19 cho thấy sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng tăng. Trong khi tiến trình toàn cầu hóa kinh tế đứng trước nguy cơ tụt hậu, tiến trình toàn cầu hóa môi trường vẫn tiếp diễn. Biến đổi khí hậu, nước biển dâng sẽ tác động tới chất lượng sống của toàn nhân loại, song chẳng ai, ngay cả Mỹ, có thể đơn độc giải quyết vấn đề này.
Thêm vào đó, sự nổi lên của nhiều mối đe dọa an ninh phi truyền thống, xuyên biên giới và khó kiểm soát như buôn ma túy, dịch bệnh truyền nhiễm hay khủng bố đòi hỏi các quốc gia sử dụng quyền lực mềm để thiết lập mạng lưới, cơ quan và thể chế đối phó nguy cơ và thách thức chung.
Thay đổi để dẫn dắt
Tuy nhiên, thay đổi nêu trên càng làm nổi bật vai trò quan trọng của Mỹ, cường quốc với tiềm lực và năng lực lãnh đạo cần thiết để dẫn dắt thế giới giải quyết các vấn đề toàn cầu. Dù vậy, Chiến lược An ninh Quốc gia của Tổng thống Donald Trump lại dành trọng tâm cho chính sách cạnh tranh nước lớn, hàng rào thuế quan hay bức tường biên giới, trong khi không đề cập nhiều tới những mối đe dọa xuyên quốc gia đang ngày một nghiêm trọng.
Đã đến lúc Mỹ cần hợp tác chặt chẽ hơn với châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản và những quốc gia khác như Australia. Theo cách này, sức mạnh trở thành một “trò chơi có tổng lớn hơn 0”, khi không dùng để áp đặt, mà được sử dụng để hợp tác với các quốc gia khác nhằm đạt mục tiêu chung.
Thêm vào đó, nếu chìa khóa của an ninh và sự thịnh vượng của Mỹ là thấu hiểu cách sử dụng quyền lực, phản ứng của chính quyền hiện nay với đại dịch Covid-19 là chưa đủ. Những quyết sách gần đây cho thấy chính quyền Mỹ đang nhìn nhận thế giới trên khía cạnh lợi ích ngắn hạn và trò chơi có tổng bằng 0. Theo đuổi lợi ích quốc gia dài hạn đã là câu chuyện của quá khứ.
Tuy nhiên, thay đổi chưa bao giờ là muộn. Mỹ có thể cân nhắc tiến hành một gói hỗ trợ Covid-19 khổng lồ như Kế hoạch Marshall năm nào. Mới đây, cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger nhận định rằng các nhà lãnh đạo nên cân nhắc hợp tác, xây dựng một cộng đồng quốc tế vững mạnh hơn.
Đã đến lúc chính quyền của Tổng thống Donald Trump thay đổi tư duy về sử dụng sức mạnh? (Nguồn: AP) |
Trong những vấn đề xuyên quốc gia, tăng cường sức mạnh của các quốc gia khác có thể giúp Mỹ hoàn thành mục tiêu của mình. Mỹ sẽ hưởng lợi nếu Trung Quốc cải thiện hiệu suất năng lượng và hạn chế khí thải CO2. Các mạng lưới và sự kết nối đang trở thành nguồn sức mạnh quan trọng. Trong một thế giới ngày một phức tạp, quốc gia có tính kết nối cao nhất sẽ có sức mạnh lớn nhất.
Thay vì khẩu hiệu mang tính cạnh tranh, các nhà lãnh đạo có thể cân nhắc sử dụng sức mạnh trong hợp tác thay vì áp đặt, thiết lập khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương. Các quốc gia phát triển cần nhận thấy rằng làn sóng mới của Covid-19 sẽ tác động tới các quốc gia kém phát triển hơn và không có khả năng đối phó với dịch bệnh, khiến nguy cơ trở lại một lần nữa. Trong lịch sử, làn sóng thứ hai của dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 khiến nhiều người thiệt mạng hơn lần đầu.
Vì lợi ích quốc gia và nhân đạo, Mỹ cần dẫn dắt G20 trong xây dựng, đóng góp vào quỹ chống Covid-19 dành cho tất cả các quốc gia. Khi ấy, đại dịch toàn cầu này biết đâu lại có thể hé mở con đường mới, nơi Mỹ cùng cộng đồng quốc tế chung tay góp sức vì một thế giới tốt đẹp hơn.
Giáo sư, Tiến sỹ Joseph Nye Jr. từng đảm nhiệm cương vị Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng, Chủ tịch Hội đồng Tình báo Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton. Cùng với ông Robert Keohane, ông thường được biết đến là “cha đẻ” của chủ nghĩa tân tự do và người đề xuất học thuyết “quyền lực mềm”. |
Mỹ ngừng tài trợ WHO: Nên hay không? TGVN. Việc Mỹ quyết định tạm dừng tài trợ cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vì phản ứng của tổ chức này đối ... |
SIPRI: Mỹ vẫn là "ông trùm" xuất khẩu vũ khí TGVN. Các nhà sản xuất vũ khí Trung Quốc không xuất hiện trong danh sách của Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) ... |
Dịch Covid-19: Số ca tử vong ở Mỹ có thể vượt 74.000 vào tháng 8, 'quả bom' dịch bệnh trong các nhà tù Mỹ Latinh TGVN. Theo dự đoán của Đại học Y Washington, thường được giới chức Nhà Trắng và cơ quan chăm sóc sức khỏe cộng đồng nhà ... |