TIN LIÊN QUAN | |
Covid-19 'đốn hạ' các nền kinh tế lớn, Việt Nam vẫn tăng trưởng dương | |
Chẳng phải một mình một chợ, ‘bánh đà’ thu hút FDI cần tăng tốc hậu Covid-19 |
Việt Nam là điển hình thành công về kinh tế ở châu Á
Theo đài VOA, USAID khen ngợi Việt Nam như một điển hình ở châu Á trong tăng trưởng kinh tế, nâng cao tính minh bạch, cũng như tăng chất lượng sống của người dân, đồng thời cam kết sẽ giúp Việt Nam trở nên thịnh vượng và tự do hơn.
Bà Gloria Steele, Phó Giám đốc khu vực châu Á của USAID, nói: “Việt Nam hiện là một trong những quốc gia tăng trưởng cao nhất nhìn từ góc độ kinh tế trong khu vực châu Á. Trong bảng xếp hạng khu vực, Việt Nam có mức tăng cao nhất về chỉ số năng lực cạnh tranh theo tiêu chí của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF). Điều đó tác động đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam cũng như tác động đáng kể đến các thị trường của Mỹ”.
Cũng theo Phó Giám đốc khu vực châu Á của USAID: “USAID đặc biệt thành công trong việc giúp Việt Nam cải thiện năng lực cạnh tranh bằng cách nâng cao tính minh bạch và tinh giản các thủ tục kinh doanh trong nước”.
Trong khi đó, trang mạng Livemint (Ấn Độ) cũng vừa đăng bài viết của học giả Vivek Kaul cho rằng, Việt Nam là một câu chuyện thành công lớn về xuất khẩu trong thập kỷ qua.
Cụ thể, theo bài viết, năm 2009 (sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã giảm xuống còn 66,4 tỷ USD. Tuy nhiên, sau đó, kim ngạch đã tăng lại, đạt 259,5 tỷ USD vào năm 2018.
Mặc dù ghi nhận trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được thành công đáng kể về tăng trưởng kinh tế hướng vào xuất khẩu, USAID cho biết các vấn đề về quản trị nhà nước và khả năng cạnh tranh vẫn là những thách thức tiềm tàng cho tăng trưởng và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Bài học từ ‘quỹ đạo’ xuất khẩu của Trung Quốc, Ấn Độ
Khẳng định xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2008-2018 đã tăng rất nhanh từ 69,7 tỷ USD (2008) lên 259,5 tỷ USD, tác giả bài viết trên Livemint đặt câu hỏi liệu Việt Nam có thể trở thành Trung Quốc tiếp theo trong thập kỷ tới hay không? Và tại sao Ấn Độ lại bị tụt hậu đáng kể trong tiến trình này?
Tin liên quan |
Hậu Covid-19: Chớp cơ hội vàng, du lịch nội địa cất cánh khi đường bay quốc tế 'dừng hình' |
Theo bài viết, năm 2009 xuất khẩu của Việt Nam đã giảm xuống còn 66,4 tỷ USD nhưng đã tăng nhanh lên 259,5 tỷ USD vào năm 2018. Còn với Trung Quốc, năm 1992, xuất khẩu của nước này là 66,8 tỷ USD, đến năm 2001 đã tăng lên tới 272,1 tỷ USD.
Từ những con số trên, tác giả nhận định: Như vậy, kim ngạch xuất khẩu ngày càng gia tăng của Việt Nam đã đi theo một quỹ đạo gần giống với Trung Quốc. So sánh với Ấn Độ, bài báo phân tích: Vấn đề là xuất khẩu của Ấn Độ cũng đi theo một quỹ đạo tương tự trong giai đoạn 2000-2009, tăng gần 350% từ 60,9 tỷ USD lên 273,8 tỷ USD, nhưng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Ấn Độ đã chậm lại trong giai đoạn 2009-2018.
Phân tích những số liệu về xuất khẩu của Việt Nam trong 1 thập kỷ qua, Livemint khẳng định kim ngạch xuất khẩu ngày càng gia tăng của Việt Nam đã đi theo một quỹ đạo gần giống với Trung Quốc.
Theo tác giả bài báo, một lý do cho câu chuyện thành công của xuất khẩu Trung Quốc là lĩnh vực sản xuất đã trở thành một phần của chuỗi cung ứng toàn cầu, sản xuất các sản phẩm trong một mạng lưới. Cuộc Khảo sát kinh tế năm 2019-2020 cho biết, các sản phẩm này không được sản xuất từ đầu đến cuối trong một quốc gia nhất định. Thay vào đó, các quốc gia chuyên trách những nhiệm vụ hoặc công đoạn cụ thể của chuỗi sản xuất hàng hóa.
Các quốc gia có nguồn lao động dồi dào, như Trung Quốc, chuyên về các công đoạn sản xuất thâm dụng lao động tay nghề thấp như lắp ráp, trong khi các nước giàu hơn chuyên về vốn và những công đoạn đòi hỏi tay nghề cao như nghiên cứu và phát triển (R&D). Việt Nam đang đi theo một quỹ đạo tương tự.
Bài báo phân tích, tỷ trọng các sản phẩm mạng, như thiết bị điện và điện tử, thiết bị viễn thông trong tổng lượng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2000 chỉ đạt 6%. Đến năm 2018, con số này đã tăng vọt lên 47%. Trong cùng kỳ, tỷ trọng này của Trung Quốc đã tăng từ 34% lên 52%. Trong trường hợp của Việt Nam, những mặt hàng xuất khẩu này bao gồm các sản phẩm lắp ráp hoàn thiện, các bộ phận và linh kiện.
Theo Livemint, cuộc khảo sát kinh tế năm 2019-2020 cũng chỉ ra với Bangladesh, Trung Quốc và Việt Nam, hơn 80% giá trị xuất khẩu thuộc về các doanh nghiệp lớn, trong khi 80% của Ấn Độ thuộc về các doanh nghiệp nhỏ. Hơn nữa, tại Ấn Độ, có thể phải mất 7-10 ngày để chuyển hàng đến cảng, trong khi ở Bangladesh, Trung Quốc và Việt Nam, chỉ mất chưa đầy 1 ngày. Các sản phẩm mạng lưới được sản xuất ở nhiều quốc gia khác nhau, và do đó, cần thời gian luân chuyển nhanh. Ở Bangladesh mất khoảng 1 ngày để một lô hàng được chuyển đến cảng, trong khi ở Việt Nam chỉ mất 0,3 ngày.
Liên quan đến Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu (EU) - Việt Nam (EVFTA), đầu tháng 6, Việt Nam đã phê chuẩn thỏa thuận này. Theo đó, thuế quan đối với hầu hết các sản phẩm Việt Nam xuất sang EU sẽ được cắt giảm hoặc xóa bỏ hoàn toàn.
“Bởi vậy, cũng dễ hiểu khi giờ đây các công ty di dời hoạt động khỏi Trung Quốc để chuyển đến Việt Nam. Trong khi đó, ở Ấn Độ, người ta vẫn nhắc đi nhắc lại đến lợi thế chi phí thấp. Điều này quan trọng, nhưng không phải là yếu tố duy nhất”, tác giả bài báo nhận định.
| Bloomberg: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vượt dự báo bất chấp dịch Covid-19 TGVN. Báo Bloomberg của Mỹ ngày 29/6 có bài viết nhận định nền kinh tế Việt Nam đạt tăng trưởng ngoài dự báo, bất chấp ... |
| Infographics: Dự báo tác động của EVFTA đối với nền kinh tế Việt Nam TGVN. Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) vừa được Quốc hội phê chuẩn sẽ sớm có hiệu ... |
| Chống Covid-19 thành công, Việt Nam tăng sức hút đối với các nhà đầu tư quốc tế TGVN. Viện châu Á-Scotland (Asia Scotland Institute) của Anh ngày 18/6 đã tổ chức hội thảo trực tuyến với chủ đề “Thành công của Việt Nam trong ... |