Học sinh tát cô giáo: Kỷ luật ‘ngọt ngào’ sao đủ sức răn đe?

Phan Tuyết
(Trường Tiểu học Tân An I, thị xã La Gi, Bình Thuận)
TGVN. Từ vụ học sinh tát cô giáo trên bục giảng, nghĩ về việc khi môi trường học đường thiếu sự tôn nghiêm sao có thể thực hiện tốt vai trò giáo dục? Liệu "kỷ luật ngọt ngào" có đủ sức răn đe?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Học sinh tát cô giáo: Kỷ luật ‘ngọt ngào’ sao đủ sức răn đe?
Những năm gần đây liên tiếp xảy ra những vụ bạo hành học đường như phụ huynh, học sinh đánh, mắng thầy cô dẫn đến mất sự tôn nghiêm trong môi trường giáo dục. (Nguồn: Tuổi trẻ)

Clip học sinh đánh cô giáo ngay trên bục giảng đã được xác minh sự việc là hoàn toàn có thật xảy ra tại một Trung tâm giáo dục thường xuyên tại Hà Nội. Câu chuyện được kể lại, học sinh tên T.M.S sử dụng tai nghe trong giờ học. Dù được giáo viên nhắc nhở nhiều lần nhưng em vẫn không nghe.

Cô giáo đã tịch thu tai nghe và nói: “Cô thu để đây, cuối giờ sẽ trả lại” nhưng S. không đồng ý và văng tục, xông thẳng lên bục giảng lớn tiếng chửi thề cùng câu nói "trả tao"! Và nhanh như cắt, đưa tay giáng mạnh lên mặt cô giáo một cái tát đầy lực và dứt khoát.

Cú tát thẳng tay của S. vào mặt cô giáo đang đứng trên bục giảng đã làm cả lớp ồ lên vì ngỡ ngàng. Hình ảnh cô giáo đứng chết lặng trong bất lực, phần do cô giáo quá bất ngờ trước phản ứng không thể tin nổi của em học sinh, phần vì cô cũng chẳng thể làm gì lúc đó.

Sự việc xảy ra vào những ngày cuối năm học 2019-2020 và năm học này, em học sinh ấy vẫn tiếp tục đi học bình thường. Nếu quả thật, học sinh này mắc bệnh trầm cảm, tinh thần căng thẳng, dễ bị kích động… còn có thể tha thứ được.

Nhưng nếu là một học sinh bình thường mà có hành động vô lễ với thầy cô như thế thì không thể chấp nhận được. Tuy thế, theo quy định mức kỷ luật cao nhất cũng chỉ là tạm đình chỉ học có thời hạn (khoảng 2 tuần).

Kỷ luật “ngọt ngào” không có tính răn đe

Những năm gần đây liên tiếp xảy ra những vụ bạo hành học đường như phụ huynh, học sinh đánh, mắng thầy cô dẫn đến mất sự tôn nghiêm trong môi trường giáo dục.

Môi trường học đường thiếu đi sự tôn nghiêm sẽ dễ dàng dẫn đến việc thầy chẳng ra thầy, trò chẳng ra trò thì sao có thể thực hiện tốt vai trò giáo dục?

Từ bao giờ bạo lực học đường xảy ra như "chuyện thường ngày ở huyện"? Trong rất nhiều nguyên nhân, một phần cũng xuất phát từ những quy định mang tính nhân văn như thầy cô không được trách phạt học trò, không được nhắc nhở trước lớp, không có những hình thức kỷ luật nghiêm khắc.

Phần nữa, do nhiều gia đình quá nuông chiều con, bất hợp tác với nhà trường. Học sinh luôn trở thành trung tâm, thành “thượng đế” mà thầy cô chỉ đóng vai trò phục vụ.

Thế nên, thầy cô lỡ phạt roi học sinh trong lúc dạy bị quy kết là bạo hành trẻ em, mức kỷ luật cao nhất là đuổi khỏi ngành dù mục đích phạt roi của giáo viên cũng chỉ là muốn tốt cho học trò.

Nhưng, học sinh đánh giáo viên ngay trên bục giảng không chỉ vi phạm về đạo đức còn vi phạm pháp luật nhưng luôn được bảo vệ theo kiểu “cần dùng tình thương để cảm hóa”.

Trên trang cá nhân của mình, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân cho rằng, hành vi hỗn hào này khó có thể điều chỉnh được bằng giáo dục đạo đức thông thường mà phải để pháp luật trừng trị.

Trong thực tế giảng dạy của chúng tôi, một số đồng nghiệp cũng cho biết, có những học sinh không thể giáo dục bằng sự tỉ tê tâm sự, bằng những lời nhắc nhở thông thường, thậm chí bằng sự cảm hóa yêu thương của người thầy.

Những học sinh thế này thì phụ huynh thường rất bênh con. Khi được thầy cô phản ánh những hành xử không đúng mực, có phụ huynh lên tiếng kiểu không có lửa làm sao có khói? Thầy cô phải thế nào nó mới phản ứng mạnh như vậy chứ “con tôi vốn dĩ rất ngoan hiền”.

Bất lực với những học trò hư, giáo viên chỉ còn cách im lặng. Và, khi không có kỷ luật nghiêm khắc, bạo hành học đường cũng khó chấm dứt. Đau lòng hơn, một số học sinh khác lại noi theo gương xấu của bạn bè.

Để bảo vệ mình, không ít thầy cô sẽ... “mackeno”

Bao nhiêu năm trong nghề, chúng tôi không ít lần được nghe đồng nghiệp kể, được chứng kiến tận mắt cảnh phụ huynh vào trường đánh giáo viên, cảnh học sinh cầm cây, cầm gậy phang thầy cô, cảnh học trò chửi thầy cô bằng những ngôn từ thậm tệ.

Một số phụ huynh sau khi hành hung giáo viên còn viết đơn thưa gửi khắp nơi. Thế là giáo viên khi ấy trở thành “tội đồ” của nhà trường vì nguy cơ trường học sẽ bị cát các danh hiệu thi đua.

Chẳng có lãnh đạo nào đứng ra bênh vực dù trong lòng họ đều biết thầy cô bị oan. Cách lãnh đạo nhà trường thường làm là khuyên giáo viên “một điều nhịn là chín điều lành” để hạ mình xin lỗi cho yên chuyện.

Thầy cô bị “vây ráp” giữa phụ huynh và lãnh đạo nhà trường nên trở nên cô độc. Vì thế, họ thường chọn cách làm lơ, im lặng, mặc kệ trước những sai phạm của học trò mà chúng tôi hay nói đùa với nhau rằng “mackeno” (mặc kệ nó). Thế là trò hư cũng mặc, trò làm sai cũng làm lơ hoặc nhắc nhở qua loa cho xong chuyện để mua sự bình yên cho bản thân.

Ở nhà được cha mẹ cưng chiều, đến trường được thầy cô “ưu ái”, những đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn không được chỉ dạy đến nơi đến chốn dễ sinh ra kiêu căng tự mãn và chẳng coi ai ra gì. Phải chăng đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều bi kịch xảy ra trong xã hội hiện nay?

Giáo dục mùa Covid-19: Cả thầy lẫn trò phải thay đổi để thích ứng
Đi học kỹ năng sống nhưng cha mẹ sợ con bị hành hạ khi tự dọn dẹp bát đĩa của chính mình
PGS.TS Trần Thành Nam: Cần cái nhìn mở hơn với bài tập về nhà để trẻ không 'ngộp thở' ngày Tết
Chuyển đổi số trong giáo dục: Người thầy phải đặt mình ở vị trí tiên phong
TIN LIÊN QUAN
Phan Tuyết

Bài viết cùng chủ đề

Giáo dục Việt Nam

Xem nhiều

Đọc thêm

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
MU tính lên kế hoạch tái ký miễn phí Angel Gomes

MU tính lên kế hoạch tái ký miễn phí Angel Gomes

Tân HLV Ruben Amorim ủng hộ Ban lãnh đạo MU tái ký tiền vệ người Anh Angel Gomes.
Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Tháng 9/2024, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết ...
Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Tiết lộ bí kíp thành công của Mason Greenwood tại Marseille

Những bí mật đằng sau thành công của Mason Greenwood tại Marseille đã được truyền thông Pháp tiết lộ.
Những chiến sĩ đặc biệt tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Những chiến sĩ đặc biệt tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Đội quân khuyển từ Trường Trung cấp 24 Biên phòng sẽ tham gia trình diễn tại lễ khai mạc Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (19/12-22/12).
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh ...
Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Số liệu của APCO cho thấy, Australia tạo ra nhiều rác thải nhựa bình quân đầu người hơn mọi quốc gia khác trên thế giới, ngoại trừ Singapore.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Dưới đây là bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo các hạng giấy phép lái xe áp dụng từ ngày 1/1/2025.
Bão mạnh gây mất điện diện rộng, làm đổ cây, gián đoạn giao thông Bờ Tây nước Mỹ

Bão mạnh gây mất điện diện rộng, làm đổ cây, gián đoạn giao thông Bờ Tây nước Mỹ

Một cơn bão mạnh đổ bộ vào Bờ Tây nước Mỹ, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng, gây mất điện trên diện rộng, làm gián đoạn giao thông nghiêm trọng.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

Có những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng như nước ngọt có ga, cà phê có đường.
Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển hệ thống y tế TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN'.
Phiên bản di động