Đi học kỹ năng sống nhưng cha mẹ sợ con bị hành hạ khi tự dọn dẹp bát đĩa của chính mình

TS. Vũ Thu Hương
Cựu giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội
TGVN. Chuyên gia giáo dục, TS. Vũ Thu Hương trăn trở, trẻ em thời nay dường như linh hoạt hơn, thông minh hơn nhưng cũng đòi hỏi nhiều hơn, cái tôi 'to' hơn và trẻ dù đi học kỹ năng sống nhưng không ít bậc cha mẹ sợ con bị hành hạ khi tự dọn dẹp bát đĩa và phục vụ chính mình.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đầu năm, ngẫm về những đứa trẻ Việt thế kỷ 21
Chuyên gia giáo dục, TS. Vũ Thu Hương trăn trở, có trẻ dù đi học kỹ năng sống nhưng cha mẹ sợ con bị hành hạ khi tự phục vụ chính mình. (Ảnh: Yến Nguyệt)

Đi dạy, làm việc và tiếp xúc hằng ngày với trẻ, nỗi lo sợ của một giáo viên ngày càng tăng. Thực sự, trẻ bây giờ khác xưa quá nhiều.

Đánh mất lòng tin vào người khác

Ngày xưa, trẻ thơ ngây lắm, người lớn nói sao tin vậy. Mỗi khi gặp một biến cố nào đó, việc đầu tiên là lũ trẻ sững sờ nhìn, miệng há hốc nói không nên lời. Lũ trẻ ngày nay thì khác, khi gặp sự cố, ngay lập tức chúng linh hoạt, lập tức soi mói xem nguyên nhân tại đâu.

Tôi vẫn nhớ bài học về tính ăn cắp dạy cho các trẻ nhỏ (từ 5 đến 9 tuổi) hôm trước. Khi tôi tuyên bố đồ của cả lớp đã thất lạc, lập tức các bé trợn mắt, chỉ thẳng tay vào mặt cô giáo và hét rất to: “Nghi các cô, rất nghi các cô, cô Hương và cô Nga”. Điều này khiến tôi thật sự ngỡ ngàng.

Thái độ bọn trẻ dường như không phải nuối tiếc vì mất đồ mà lập tức đổ lỗi và truy tìm “kẻ phạm tội”.

Tôi thật sự lo sợ nếu bọn trẻ thiếu sự trong sáng và đánh mất lòng tin vào người khác đến vậy. Những cảm xúc chân thật khi đột ngột nhận tin xấu đâu rồi? Tôi cảm thấy buồn và tiếc nuối nếu như lũ trẻ không có được cái cảm xúc chân thực đó.

Dĩ nhiên, sau đó tôi cũng giải quyết xong bài dạy và khiến bọn trẻ nhận ra ăn cắp là rất xấu, hứa không bao giờ ăn cắp, nhưng cảm giác tiếc nuối còn mãi.

Sự đòi hỏi không biên giới

Trẻ ngày xưa luôn nghĩ mình lớn lên sẽ làm một việc gì đó rất có ích cho cuộc đời. Ngược lại, trẻ bây giờ hễ làm việc dù một ngày cũng phải tính lương, tỏ ra khá sòng phẳng.

Khi tôi tuyển dụng các bạn trẻ, nhiều khi vào làm thử việc, các bạn quá lúng túng, chẳng làm nổi việc gì, đành phải cho nghỉ. Nhưng khi vừa mới nói ra rằng "các bạn chưa đủ khả năng làm việc" thì có bạn đã đề cập đến lương mấy ngày thử việc vừa rồi.

Hôm trước, tôi đi quay chương trình của VTV3 về chủ đề "Thỏa hiệp cùng con", có một phụ huynh tham gia cùng kể ngay câu chuyện con mình đòi Iphone. Lập tức bố mẹ tìm cách thỏa hiệp cùng con về việc học hành tử tế, nhà cửa gọn gàng sẽ được thưởng.

Phải chăng đây là lý do để bọn trẻ đòi hỏi ngày càng nhiều? Mới là học sinh cấp 2 thì lý do gì lũ trẻ lại đòi hỏi điện thoại đắt tiền? Tại sao phụ huynh phải đáp ứng mọi nhu cầu, đòi hỏi của con mình?

Cái tôi rất "to"

Một vấn đề nữa cũng làm tôi trăn trở là cái tôi của trẻ em ngày nay rất "to". Cứ hễ ai động tới khuyết điểm dù rất nhỏ thì ngay lập tức thái độ của các cháu rất dữ dội, quyết liệt. Dường như việc bảo vệ bản thân trở nên quan trọng hơn là nhận ra sai lầm, khuyết điểm.

Trong khi đó, trẻ con ngày xưa ít dám thể hiện quá nhiều và không phản ứng quá mức với bố mẹ. Với thầy cô giáo cũng thế, lúc nào trẻ cũng phải rón rén đứng xa nhìn, nói với thầy cô rất lễ phép và mang thái độ tôn trọng.

Có thể nói, trẻ mới bắt đầu hòa nhập và giao tiếp trong cộng đồng nhỏ, trong sáng và hạn hẹp, có nội quy rõ ràng, đó là môi trường học đường. Nhưng khi cái tôi quá lớn, các con không thể kiềm chế được khi có mâu thuẫn với bạn bè, thầy cô.

Vậy nếu sau này ra đời, trong cộng đồng rộng lớn, phức tạp hơn nhiều, các con sẽ sống và hành xử thế nào?

Sự vô cảm

Nếu thấy một ai đó đang gặp chuyện gì đó, bọn trẻ sẽ lập tức rút điện thoại ra quay, cười nói bàn tán chứ không có ý định giúp đỡ. Chẳng bạn nào nghĩ đến là nếu chính mình gặp chuyện và gặp sự vô cảm này thì sao?

Đồng thời, qua quan sát, tôi nhận thấy không ít đứa trẻ thời nay lười biếng do quen được chiều chuộng, phục vụ. Học trong lớp kỹ năng sống của tôi mà có nhiều cháu bảo với các cô là: "Cháu không làm việc này, việc kia đâu. Cháu đã trả tiền rồi nhé".

Nói thật, nghe câu đó của các cháu, tôi thật sự sốc. Bố mẹ trả tiền cho con đi học kỹ năng sống, nghĩa là phải học cách tự phục vụ bản thân và biết cách bảo vệ chính mình. Vậy nhưng cứ yêu cầu các cháu làm thì rất dễ gặp phải ánh mắt đầy vẻ bực bội của các cháu.

Đầu năm, ngẫm về những đứa trẻ Việt thế kỷ 21
Có khi nào cha mẹ thấy mình có lỗi, cùng nhìn lại cách giáo dục của mình xem có vấn đề không, có lỗ hổng và khoảng trống nào không? (Ảnh: Vũ Thu Hương)

Tôi thấy có những ông bà đi đón cháu, thấy cháu mình mang vác vật gì đó là hét lên: “Trời, sao cháu tôi lại bị hành hạ thế kia? Các cháu đến đây để học chứ có phải để phục vụ đâu?”.

Dù trẻ ăn và tự dọn dẹp bát đĩa của chính mình cũng khiến những bậc phụ huynh cảm thấy không hài lòng và xem đó là bóc lột trẻ.

Nếu đã không để con em tự giác, chủ động trong mọi việc, biết tự phục vụ mình thì các bậc phụ huynh còn cho con em đi học kỹ năng sống để làm gì?

Hôm trước, khi dắt một em bé đi dạo bên bờ biển, tôi lập tức bị những người xung quanh mắng: “Tội con nhỏ, nắng quá, lấy nón che cho nó đi chứ”, “Con thích bim bim thì mua cho con đi”, “Bế nó đi chứ, sao để nó đi bộ thế, mỏi chân”...

Dường như người lớn bây giờ vô cùng sợ trẻ bị thiệt, dù không hiểu sự thiệt đó là cái gì. Họ làm cho lũ trẻ tin rằng, các con luôn có đặc quyền, đặc lợi hơn hẳn người lớn. Vì thế, các cháu sớm hình thành tính đòi hỏi, ích kỷ.

Việc đi bộ hết sức bình thường cũng trở thành một dạng bạo hành trẻ thì bảo sao trẻ lại luôn nghĩ mọi công việc là trách nhiệm của người lớn. Từ đó, trẻ vô cảm và đòi hỏi là đương nhiên.

Vậy, phụ huynh, bên cạnh việc chu cấp đầy đủ vật chất cho con, cho con tham gia những lớp học đắt đỏ, phương tiện học tập hiện đại có bao giờ lo ngại trước thái độ vô cảm, lười biếng, ích kỷ của con em mình?

Có khi nào cha mẹ thấy mình có lỗi, cùng nhìn lại cách giáo dục của mình xem có vấn đề không, có lỗ hổng, khoảng trống nào không về "sản phẩm giáo dục" của chính mình?

TIN LIÊN QUAN
Mùa Covid-19, mong một cái Tết bình an
Từ những người khai báo y tế gian dối, nghĩ về bao đứa trẻ phải cách ly trong dịp Tết
PGS.TS Trần Thành Nam: Cần cái nhìn mở hơn với bài tập về nhà để trẻ không 'ngộp thở' ngày Tết
Covid-19: Con nghỉ Tết sớm tránh dịch đã ‘đánh thức’ tôi
Đổi mới giáo dục bao năm nhưng thưởng Tết giáo viên vẫn 'mỡ nó rán nó'
ĐBQH Nguyễn Thị Mai Hoa: Đầu tư cho giáo dục phải tương xứng để tạo ra thế hệ trẻ bản lĩnh, trí tuệ

Đọc thêm

Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc cùng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean đã duy trì hợp tác không gian lâu dài, toàn diện và thực tiễn.
Tình hình Israel: Có rất ít bằng chứng về một nền kinh tế đang chịu xung đột

Tình hình Israel: Có rất ít bằng chứng về một nền kinh tế đang chịu xung đột

Israel bị tổn thương nghiêm trọng sau vụ tấn công ngày 7/10/2023, tuy nhiên, nền kinh tế đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi.
Tứ kết U23 châu Á 2024: Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq

Tứ kết U23 châu Á 2024: Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq

Liên đoàn Bóng đá châu Á 2024 (AFC) chính thức công bố tổ trọng tài điều khiển trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 Iraq ở tứ kết U23 ...
Việt Nam phản đối việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam phản đối việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các ...
Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

TikTok đã thông báo tạm dừng tính năng phụ Tiktok Lite tại Pháp và Tây Ban Nha, sau khi EU tiến hành điều tra về vấn đề an toàn với ...
Dự báo thời tiết ngày mai (26/4): Đông Bắc Bộ có nắng nóng; Tây Bắc, Trung Bộ nắng nóng trên 39 độ; phía Nam nắng nóng gay gắt

Dự báo thời tiết ngày mai (26/4): Đông Bắc Bộ có nắng nóng; Tây Bắc, Trung Bộ nắng nóng trên 39 độ; phía Nam nắng nóng gay gắt

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (26/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động