TIN LIÊN QUAN | |
TS Trần Thành Nam: “Tính mạng của con quan trọng hơn tất cả!” | |
Học cách sống từ cái chết |
Như báo chí đã đưa tin, vào khoảng 12 giờ ngày 19/9/2016, tại cổng Trường Tiểu học và THCS Âu Lâu, xã Âu Lâu (Thành phố Yên Bái), cháu Bùi Đoàn Quang Huy (là học sinh lớp 8A) đã bị một nhóm người chặn đánh, bắt quỳ gối tại cổng trường trước sự chứng kiến của hàng trăm học sinh khác. Bị đánh gây thương tích, Huy phải nhập viện điều trị một tuần.
|
Vụ việc Huy bị đánh đã được bạn cùng trường dùng điện thoại quay lại và đăng tải lên mạng xã hội. Ngày 24/9, sau khi ra viện, Huy đã xem được clip mình bị đánh, bắt quỳ gối nên rất buồn bã và đã được phát hiện thắt cổ tự tử tại nhà ở Thôn Cống Đá, Xã Âu Lâu, Thành phố Yên Bái sáng 25/9.
Khó xác định tội danh làm nhục người khác
Trao đổi với phóng viên, luật sư Nguyễn Anh Thơm cho rằng: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 nghiêm cấm các hành vi: Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi, xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác”.
Do đó, hành vi của đối tượng đánh Bùi Đoàn Quang Huy đang ở lứa tuổi trẻ em trước cổng trường học và bắt cháu quỳ xuống trước sự chứng kiến của nhiều người (Công an TP.Yên Bái đã xác định được những người tham gia đánh em Huy trước cổng trường) đã xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏe của trẻ em được pháp luật bảo vệ.
“Mặt khác, hành vi đó của đối tượng đã gây mất an ninh trật tự trên địa bàn và gây hoang mang, bất bình trong dư luận xã hội nên cần thiết phải xử lý nghiêm minh theo qui định của pháp luật mới đủ sức răn đe, trừng trị và phòng ngừa tội phạm trong tình hình hiện nay khi bạo lực học đường đã và đang có xu hướng gia tăng”, luật sư Thơm nói.
Luật sư cho rằng, xét hành vi của đối tượng đánh và bắt cháu Huy quỳ trước mặt mọi người đã có dấu hiệu phạm Tội làm nhục người khác và Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.
Thứ nhất: Tội làm nhục người khác thuộc nhóm tội khởi tố theo yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự. Để xử lý đối tượng về Tội làm nhục cần thiết phải có lời khai của người bị hại để làm rõ về việc có bị nhục hay không. Bởi vì cùng bị xâm phạm như nhau nhưng có người thấy nhục nhưng có người lại thấy bình thường…
Thứ hai, về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác thì cần phải trưng cầu giám định tỷ lệ % thương tật để làm căn cứ xử lý đối tượng. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác thuộc nhóm tội khởi tố theo yêu cầu của người Bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự.
Tuy nhiên, trong vụ việc này, cháu Huy đã chết tại nhà vào ngày 25/9/2016 nên khó có căn cứ để xử lý đối tượng tội danh làm nhục cũng như không đủ điều kiện giám định tỷ lệ thương tật theo qui định của Luật giám định tư pháp là phải có đối tượng giám định (người sống).
Có thể xử lý hành vi gây rối trật tự công cộng
Cũng theo luật sư Thơm, tuy chưa thỏa mãn dấu hiệu tội phạm về Tội làm nhục người khác và Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại về sức khỏe người khác, nhưng hành vi của các đối tượng còn xâm phạm đến khách thể khác mà Bộ luật hình sự điều chỉnh, đó là trật tự nơi công cộng, nếp sống văn minh, qui tắc sống xã hội chủ nghĩa, gây bất bình trong dư luận xã hội. Hành vi của các đối tượng đã có dấu hiệu phạm tội gây rối trật tự công cộng. Tội phạm và hình phạt được qui định tại Điều 245 Bộ luật hình sự 1999.
Lúc này phải tùy vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra có phải là nghiêm trọng hay không. Xét hậu quả nghiêm trọng trong vụ việc các đối tượng đánh cháu Huy là hậu quả phi vật chất đã gây ảnh hưởng rất xấu đến trật tự trị an trên địa bàn, gây bất bình trong dư luận xã hội và gây hoang mang, lo lắng cho các học sinh, cha mẹ học sinh trong nhà trường bởi sự manh động, côn đồ hung hãn của các đối tượng đang tâm đánh cháu Huy ngay trước cổng trường giờ tan học về.
Trong vụ việc này, các cơ quan tổ chức, đoàn thể, nhà trường cần thiết phải có kiến nghị gửi các cơ quan pháp luật đề nghị xử lý nghiêm minh hành vi của đối tượng đánh cháu Huy đã gây mất trật tự trị an, gây bất bình trong quần chúng nhân dân, ông Thơm nói.
Ảnh minh họa trên Internet. |
Cần làm rõ động cơ việc quay và phát tán clip…
Luật sư Nguyễn Anh Thơm cũng cho rằng, về việc có người đã quay clip nạn nhân bị đánh và đăng lên mạng xã hội, cơ quan điều tra cần phải xác định người đầu tiên phát tán clip và triệu tập để làm rõ động cơ, mục đích của việc quay lại và phát tán clip cảnh nạn nhân bị đánh lên mạng xã hội.
Trong trường hợp xác định việc quay clip nhằm mục đích bêu riếu, làm nhục, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân thì tùy theo tính chất mức độ sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 174/2013/NĐ-CP hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 226 Bộ luật hình sự 1999 về Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet.
Tuy nhiên, luật sư Thơm cũng cho rằng, trong trường hợp cháu Huy, do học sinh này đã chết nên nếu như Cơ quan điều tra chứng minh có mối quan hệ nhân quả giữa việc cháu tự sát do bị đối tượng đưa clip lên mạng xã hội nhằm mục đích làm nhục sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet (theo Điều 226 Bộ luật hình sự).
Trường hợp nếu người đưa clip người bị đánh lên mạng xã hội do vô tình chứng kiến quay clip để phản ánh sự việc, không nhằm mục đích bôi nhọ danh dự, nhân phẩm, làm nhục và sau đó clip được cơ quan tố tụng làm căn cứ xử lý thì hành vi quay clip đưa lên mạng xã hội không vi phạm pháp luật, ông Thơm nói.
Tự tử là để chứng minh "cái tôi" của trẻ! Luật sư Phan Hữu Thư (nguyên Giám đốc Học viện Tư pháp) cho rằng: trẻ mới lớn thường muốn khẳng định "cái tôi". Muốn thể hiện mình nhưng lại chưa đủ bản lĩnh để tự kiềm chế bản thân, dễ bị kích động và dễ bị tổn thương. Khi gặp phải những tình huống éo le, do chưa có kinh nghiệm sống, chưa được trải nghiệm, không được học và rèn luyện các kỹ năng để đối mặt với khó khăn, thách thức do đó dễ đưa trẻ đến đường cùng, tức là tự tử. Tự tử là để chứng minh "cái tôi" của trẻ. Như trường hợp bé gái 13 tuổi ở Khánh Hòa "đốt trường" cũng là để khẳng định cái tôi. Tất nhiên còn nhiều yếu tố khác về gia đình, nhà trường và xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển cái tôi của từng cá nhân, đặc biệt là đối với trẻ mới lớn. |
Luật vẫn còn những câu “khẩu hiệu” Nhận xét trên là của ông Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tại Toạ ... |
Nghi vấn Phó chủ tịch tập đoàn Lotte tự tử Thi thể Phó Chủ tịch tập đoàn Lotte (Hàn Quốc) Lee In-won vừa được tìm thấy tại sáng 26/8 tại một khu vực ngoại ô ... |