Hội nghị Bộ trưởng Giao thông vận tải ASEAN lần thứ 21

Ngày 5/11, phát biểu khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT) ASEAN lần thứ 21 tại Kuala Lumpur, Malaysia, Phó Thủ tướng Malaysia Ahmad Zahid Hamidi cho rằng, Chính sách Bầu trời Mở, Thị trường Hàng không Duy nhất, Mạng lưới đường cao tốc ASEAN và Tuyến đường sắt Singapore - Côn Minh sẽ giúp tăng cường khả năng thương mại và du lịch của khu vực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hội nghị Bộ trưởng Giao thông ASEAN - Trung Quốc lần thứ 14. (Nguồn: AP)

Nhân dịp này, các Bộ trưởng GTVT ASEAN dự kiến sẽ hoàn tất Kế hoạch Hành động Chiến lược Kuala Lumpur về Giao thông vận tải (KLTSP) giai đoạn 2016-2025. Bộ trưởng GTVT Malaysia Liow Tiong Lai cho biết, Bản kế hoạch 10 năm này vạch ra cách thức thúc đẩy hợp tác giao thông vận tải đường không, đường bộ và đường biển tại khu vực ASEAN.

“Một hệ thống giao thông hiệu quả và tích hợp là bắt buộc đối với ASEAN để nâng cao khả năng cạnh tranh kinh tế và tạo điều kiện hội nhập với kinh tế toàn cầu”, ông Liow nhấn mạnh.

Các Bộ trưởng cũng sẽ thảo luận việc thúc đẩy thực hiện Thị trường Hàng không Duy nhất ASEAN, Thị trường Vận tải Biển Duy nhất ASEAN, giảm khí thải, năng lượng bền vững, giảm ô nhiễm, chính sách Bầu trời Mở, kết nối khu vực với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số vấn đề khác.

Hiện nay, hợp tác giao thông vận tải ASEAN chịu nhiều áp lực khi hạn chót để hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đang ngày càng tới gần.

Chiều 5/11, trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng GTVT ASEAN lần thứ 21đã diễn ra hội nghị Bộ trưởng Giao thông ASEAN - Trung Quốc và ASEAN - Nhật Bản tại Kuala Lumpur.

Do Bộ trưởng Giao thông Malaysia Liow Tiong Lai và Bộ trưởng Giao thông Trung Quốc Dương Truyền Đường đồng chủ trì, Hội nghị Bộ trưởng Giao thông ASEAN - Trung Quốc lần thứ 14 đã ra tuyên bố chung, trong đó nêu bật một số nội dung quan trọng như: Các Bộ trưởng tái khẳng định cam kết trong việc tăng cường kết nối giao thông giữa khu vực ASEAN và Trung Quốc, đồng thời hối thúc các quan chức cao cấp tiếp tục các nỗ lực hướng tới các lĩnh vực ưu tiên và các dự án/hoạt động lớn liên quan tới đường sắt, đường bộ, hàng không dân dụng và vận tải thủy nội địa nhằm tạo thuận lợi thương mại khu vực và thu hút đầu tư; phê duyệt Chiến lược phát triển huấn luyện và đào tạo Hàng hải ASEAN - Trung Quốc với mục tiêu tăng cường năng lực huấn luyện và đào tạo hàng hải trong các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc, đặc biệt trong các lĩnh vực quản lý hàng hải, huấn luyện và đào tạo thuyền viên.

Trong khi đó, Hội nghị Bộ trưởng Giao thông ASEAN - Nhật Bản lần thứ 13 do Bộ trưởng Liow Tiong Lai và Bộ trưởng Đất, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản Keiichi Ishii đồng chủ trì. Tuyên bố chung của Hội nghị nêu rõ, các Bộ trưởng hoan nghênh việc thực hiện các dự án giao thông trọng điểm và các hoạt động theo chương trình Đối tác giao thông ASEAN-Nhật Bản (AJTP) được khởi xướng từ năm 2003, nhằm thúc đẩy kết nối giao thông khu vực.

Các Bộ trưởng cũng khuyến khích Nhật Bản ủng hộ việc thực hiện Kế hoạch hành động chiến lược giao thông Kuala Lumpur 2016-2025 và đóng góp vào Hợp tác GTVT ASEAN tầm nhìn sau năm 2015 thông qua khuôn khổ hợp tác AJTP. Các Bộ trưởng cũng hài lòng với những tiến triển của 25 dự án theo Kế hoạch làm việc AJTP trong giai đoạn 2014- 2015, cũng như nhóm làm việc ASEAN - Nhật Bản về thỏa thuận dịch vụ hàng không khu vực (AJWG-RASA). Hội nghị thông qua chương trình làm việc ASEAN-Nhật Bản 2015-2016 nhằm tiếp tục thúc đẩy công việc về chất lượng giao thông theo "kế hoạch hành động Pakse."

Dự kiến Hội nghị Bộ trưởng Giao thông ASEAN - Trung Quốc lần thứ 15 và ASEAN - Nhật Bản lần thứ 14 diễn ra tại Philippines vào năm 2016.

Hằng Phạm (tổng hợp)

Đọc thêm

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế

Tổng Thư ký LHQ kêu gọi chấm dứt chu kỳ trả đũa tại Trung Đông, học giả quốc tế nói Israel và Iran đều đã kiềm chế...
Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 đang 'ủ mưu' tiêu tiền của Moscow, Mỹ nêu quan điểm, Pháp nói phải làm điều này

Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 đang 'ủ mưu' tiêu tiền của Moscow, Mỹ nêu quan điểm, Pháp nói phải làm điều này

G7 sẽ tiếp tục tìm kiếm các phương thức sử dụng tài sản công của Nga bị đóng băng để hỗ trợ tài chính cho Ukraine.
Giá vàng hôm nay 20/4/2024: Giá vàng 'bay' nhanh sau tin từ Israel, sẽ lên mức 2.500 USD/ounce? SJC hết trợ lực?

Giá vàng hôm nay 20/4/2024: Giá vàng 'bay' nhanh sau tin từ Israel, sẽ lên mức 2.500 USD/ounce? SJC hết trợ lực?

Giá vàng hôm nay 20/4/2024 trên thị trường thế giới tăng mạnh sau hành động quân sự của Israel làm tăng sức hấp dẫn của tài sản an toàn này.
Giá tiêu hôm nay 20/4/2024, nối dài đà tăng, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, thị trường vắng bóng thương lái, đi ngược thông lệ

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024, nối dài đà tăng, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, thị trường vắng bóng thương lái, đi ngược thông lệ

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 92.000 – 95.000 đồng/kg.
Kinh tế toàn cầu: Một chút hy vọng vào Hội nghị mùa Xuân!

Kinh tế toàn cầu: Một chút hy vọng vào Hội nghị mùa Xuân!

Tổng giám đốc IMF cảnh báo nền kinh tế toàn cầu đối mặt với một thập kỷ 'tăng trưởng ảm đạm' và 'mất lòng tin của người dân'.
Vietlott 20/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 20/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 20/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 20/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 20/4 - Vietlott Power 20/4. Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay thứ 7 ngày 20/4/2024. xo so Vietlott 655 hôm nay. xs Power hom nay.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động