Hội nghị COP28: Sẵn sàng đóng góp cao hơn vào nỗ lực chung toàn cầu

Minh Anh
Việt Nam mong muốn tại COP28, các quốc gia sẽ công bố kế hoạch thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) ở mức cao hơn, đóng góp vào nỗ lực chung toàn cầu về giảm phát thải khí nhà kính, cũng như tăng cường khả năng thích ứng, sức chống chịu với biến đổi khí hậu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Đại sứ Việt Nam tại Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) Nguyễn Mạnh Tuấn trả lời phỏng vấn Báo TG&VN nhân dịp Đoàn lãnh đạo cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP28).

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26). (Nguồn: TTXVN)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị COP 26 tại Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh. (Nguồn: TTXVN)

COP28 diễn ra tại Expo City Dubai từ ngày 30/11 đến ngày 12/12. Xin Đại sứ cho biết mục đích, ý nghĩa của Hội nghị COP năm nay?

Hội nghị COP28 dự kiến quy tụ hơn 70.000 đại biểu tham dự, bao gồm các nguyên thủ quốc gia, các quan chức chính phủ, lãnh đạo các tổ chức quốc tế, đại diện khu vực tư nhân, học giả, chuyên gia, thanh niên và các chủ thể phi nhà nước. UAE cho biết, COP28 sẽ bổ sung thêm chương trình đại biểu khí hậu dành cho giới trẻ lớn nhất từ trước đến nay và các gian trưng bày dành cho người bản địa, với nhiều hoạt động thực chất nhằm tìm kiếm giải pháp bảo vệ 80% đa dạng sinh học của thế giới.

Đặc biệt, tại COP28 năm nay, toàn thế giới sẽ cùng nhau đánh giá các thành quả đạt được dựa trên bản Đánh giá toàn cầu (Global Stocktake) lần đầu tiên được công bố tại hội nghị ở UAE.

Chọn chủ đề “Gắn kết - hành động - hiệu quả”, những nội dung đáng chú ý nào sẽ được thảo luận tại Hội nghị COP28?

Tại COP28, chủ nhà UAE xây dựng bản kế hoạch hành động chi tiết, dựa trên kết quả của rất nhiều cuộc thảo luận, trao đổi và lấy ý kiến của chính phủ các nước và các bên liên quan.

COP28 tập trung vào bốn trụ cột gồm: Theo dõi sát sao quá trình chuyển đổi năng lượng; xử lý vấn đề tài chính khí hậu; thích ứng với biến đổi khí hậu để bảo vệ cuộc sống và sinh kế cho người dân; tăng cường bao quát mọi mục tiêu chống biến đổi khí hậu.

Trọng tâm của kế hoạch hành động này là hướng tới đạt mục tiêu giữ nhiệt độ toàn cầu không tăng quá 1,5 độ C được ghi trong Thỏa thuận Paris.

Trước hết, các quốc gia cần nỗ lực để tăng gấp ba lần công suất năng lượng tái tạo, tăng gấp đôi hiệu suất năng lượng và sản lượng hydro lên 180 triệu tấn mỗi năm vào năm 2030.

Bước tiếp theo là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong các ngành công nghiệp khó giảm thiểu lượng khí thải phát ra, đồng thời, cần tiến hành các cuộc đối thoại quan trọng với các tổ chức đa quốc gia.

Theo đó, đầu tiên, chính phủ các quốc gia cần thực hiện chuyển đổi toàn diện tài chính khí hậu thay vì cải cách từng phần. Cần tập trung đặc biệt vào việc hỗ trợ sự phát triển tích cực, hài hòa với điều kiện khí hậu trên khắp Nam bán cầu, nhằm bảo đảm cho các quốc gia đang phát triển tiếp cận với nguồn tài chính khí hậu sẵn có với mức giá phải chăng, thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng.

UAE - nước chủ nhà của COP28, đã làm việc với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) và Liên minh tài chính Glasgow hướng tới mục tiêu giảm phát thải ròng về 0 (GFANZ) để khai mở thị trường vốn, tiêu chuẩn hóa thị trường carbon tự nguyện và khuyến khích cấp vốn từ nguồn tài chính tư nhân.

Thứ hai, các nhà tài trợ cần tăng gấp đôi nguồn tài trợ cho thích ứng vào năm 2025 cho các nước nghèo để tôn trọng các cam kết của họ với các mục tiêu giảm khí thải carbon và hoàn tất khoản cam kết 100 tỷ USD trong năm nay.

Thứ ba, lấy cuộc sống và sinh kế người dân làm trọng tâm. Chính phủ các nước cần tập trung vào các trụ cột là bảo vệ thiên nhiên, bảo đảm lương thực, sức khỏe và khả năng phục hồi để đạt được các Mục tiêu toàn cầu về thích ứng với khí hậu.

Thứ tư, các chính phủ cần tích hợp các kế hoạch Chuyển đổi hệ thống lương thực quốc gia vào Đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC) và kế hoạch thích ứng quốc gia của họ, đồng thời tham gia vào cuộc họp cấp bộ trưởng về khí hậu - sức khỏe người dân lần đầu tiên tại COP28. UAE đồng tổ chức sự kiện này với WHO, Đức, Kenya, Vương quốc Anh, Ai Cập, Brazil và Fiji.

Thứ năm, phá bỏ rào cản giữa các ngành năng lượng truyền thống và năng lượng mới, khởi động đối thoại tích hợp giữa các cơ quan, tổ chức năng lượng IEA, UNFCCC và IRENA, nơi các quốc gia thành viên cùng thỏa thuận và đề ra các hành động cụ thể nhằm theo dõi sát sao quá trình chuyển đổi năng lượng.

COP28: Bàn loại bỏ nhiên liệu hóa thạch đến chính quốc gia sản xuất dầu hàng đầu thế giới - cơ hội phá bỏ điều 'cấm kỵ'?
Hội nghị COP28 được tổ chức tại Dubai, UAE từ ngày 30/11-12/12.

Xin Đại sứ cho biết những đóng góp và cam kết của Việt Nam qua các Hội nghị COP gần đây?

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến chống biến đổi khí hậu, phát triển xanh, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam là một trong năm nước chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu.

Ngay sau Hội nghị COP26, COP27, Việt Nam đã triển khai các công việc liên quan để thực hiện các cam kết, trong đó Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26, ban hành Quyết định số 888/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Đóng góp do quốc gia tự quyết định cập nhật năm 2022 và các cam kết tại COP26, Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2030; thực hiện Quy hoạch điện VIII…

Việt Nam đã tham gia Sáng kiến Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng “0” do Nhật Bản khởi xướng và hợp tác với nhiều đối tác quốc tế để triển khai các cam kết của của Việt Nam như Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Bộ Môi trường Hàn Quốc, Bộ Môi trường Nhật Bản, Bộ Khoa học Trái đất Ấn Độ, Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), Liên minh Năng lượng vì hành tinh và con người (GEAPP), Cơ quan dịch vụ dự án Liên hợp quốc (UNOPS) cùng Quỹ Đối tác chuyển đổi năng lượng Đông Nam Á (ETP), các ngân hàng: Citi Bank, HSBC, Standard Chartered…

Quyết liệt triển khai các công việc liên quan để thực hiện các cam kết, việc Lãnh đạo cấp cao Việt Nam tham dự COP28 có ý nghĩa như thế nào, thưa Đại sứ?

Việc Lãnh đạo cấp cao Việt Nam tham dự COP28 có ý nghĩa lớn, chuyển tải nhiều thông điệp quan trọng của Đảng và Nhà nước ta đến bạn bè quốc tế.

Đầu tiên là tái khẳng định chủ trương của Đảng ta về đối ngoại, đặc biệt là về biến đổi khí hậu. Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Việt Nam sẵn sàng tham gia hợp tác cùng các thành viên LHQ trong ứng phó với các thách thức toàn cầu, trong đó có chống biến đổi khí hậu;

Hai là, khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam với UAE, nước chủ nhà của COP28, một đối tác mới đầy tiềm năng trong lĩnh vực này.

Tại COP28 năm nay, Việt Nam sẽ có gian triển lãm để giới thiệu về công cuộc ứng phó biến đổi khí hậu tại nước ta. Trong khuôn khổ Hội nghị cũng sẽ diễn ra: Lễ ra mắt Kế hoạch huy động nguồn lực chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) của Việt Nam, các hoạt động giới thiệu về nỗ lực giảm nhẹ, thích ứng, tăng trưởng xanh của Việt Nam trong thời gian qua.

Việt Nam mong muốn tại COP28, các quốc gia sẽ công bố kế hoạch thực hiện NDC ở mức cao hơn, qua đó đóng góp vào nỗ lực chung toàn cầu về giảm phát thải khí nhà kính, tăng cường khả năng thích ứng, sức chống chịu với biến đổi khí hậu.

Đại sứ Việt Nam tại UAE Nguyễn Mạnh Tuấn.
Đại sứ Việt Nam tại UAE Nguyễn Mạnh Tuấn.

UAE thời gian qua đã có rất nhiều nỗ lực để chuẩn bị cho COP28. Đại sứ đánh giá như thế nào về vai trò của nước chủ nhà?

UAE coi đây là sự kiện đối ngoại lớn nhất trong năm 2023.

Với tư cách chủ nhà, UAE rất kỳ vọng COP28 thành công, không chỉ về công tác tổ chức mà đặc biệt là các kết quả, cụ thể là: đạt thống nhất về “Đánh giá toàn cầu” lần đầu tiên được công bố tại COP28; Tìm kiếm một thỏa thuận cho Quỹ tổn thất và thiệt hại (Loss and Damage); Đạt thỏa thuận tích cực về lộ trình cắt giảm nhiên liệu hoá thạch để đảm bảo mục tiêu Net Zero; Đạt thoả thuận về biện pháp tài chính giúp các nước Nam bán cầu ứng phó với biến đổi khí hậu và đảm bảo mục tiêu giữ nhiệt độ toàn cầu ko vượt quá 1,5 độ C; Cuối cùng, chứng minh xung đột Hamas - Israel không ảnh hưởng đến việc tổ chức và kết quả của COP28, từ đó khẳng định năng lực, vị thế và vai trò của UAE.

Mới đây, UAE công bố đã hoàn thành việc vận động để các nước phát triển ủng hộ đủ 100 tỷ USD cho mục tiêu tài chính khí hậu.

UAE là một trong những đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Trung Đông. Đại sứ đánh giá thế nào về không gian hợp tác giữa hai quốc gia trong thời gian tới, những ưu tiên thúc đẩy hợp tác, trong đó có chống biến đối khí hậu?

Quan hệ Việt Nam-UAE đã được vun đắp trong 30 năm qua cả về lượng lẫn về chất. Lãnh đạo hai nước đồng quan điểm hợp tác, phát triển quan hệ toàn diện, nhất là về kinh tế. Trong thời gian qua, quan hệ hợp tác hữu nghị đã có bước phát triển nhanh hướng tới thực chất, hiệu quả. Triển vọng hợp tác hai nước là rất lớn.

Hợp tác kinh tế luôn là trụ cột quan trọng và là điểm sáng trong bức tranh tổng thể quan hệ hợp tác song phương. Hai nước đang đẩy nhanh đàm phán, hoàn tất Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA). Việc ký hiệp định CEPA có ý nghĩa to lớn, là cột mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-UAE nói chung và hợp tác kinh tế thương mại đầu tư nói riêng.

UAE là trung tâm thương mại, đầu tư, tài chính, năng lượng quốc tế. Việt Nam là nước sản xuất hàng hóa lớn, nông hải sản phong phú, đáp ứng yêu cầu của bạn. Hai nền kinh tế có tiềm năng, năng lực bổ sung và hỗ trợ cho nhau, vì lợi ích chung của hai nước. Trong đó, chống biến đổi khí hậu là lĩnh vực hợp tác mới đầy triển vọng.

Hội nghị COP28: Bàn loại bỏ nhiên liệu hóa thạch tại chính quốc gia sản xuất dầu hàng đầu thế giới - cơ hội phá bỏ điều 'cấm kỵ'?

Hội nghị COP28: Bàn loại bỏ nhiên liệu hóa thạch tại chính quốc gia sản xuất dầu hàng đầu thế giới - cơ hội phá bỏ điều 'cấm kỵ'?

Năm 2023 thế giới không ngừng phá các kỷ lục về khí hậu, các quốc gia dễ bị tổn thương gặp hết thiên tai này ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ tham dự COP28 và thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ tham dự COP28 và thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ tham dự COP28 từ ngày 29/11-3/12.

Hiệp ước Maastricht định hình châu Âu mới

Hiệp ước Maastricht định hình châu Âu mới

Từ những năm 50 của thế kỷ trước, một liên minh bắt đầu hình thành ở châu Âu. Thế nhưng phải đến khi Hiệp ước ...

Tổ chức y tế và y khoa toàn cầu kêu gọi các nước loại bỏ nhiên liệu hoá thạch

Tổ chức y tế và y khoa toàn cầu kêu gọi các nước loại bỏ nhiên liệu hoá thạch

Các tổ chức y tế và y khoa toàn cầu đã gửi thư ngỏ kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới trong các cuộc ...

Bia sẽ đổi vị theo... khí hậu?

Bia sẽ đổi vị theo... khí hậu?

Các nhà khoa học phát hiện cây hoa bia ở những nước sản xuất bia lớn của châu Âu như Đức, Cộng hòa Czech và ...

(thực hiện)

Đọc thêm

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 28/4 - SXMN 28/4/2024 - kết quả xổ số hôm nay 28/4

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 28/4 - SXMN 28/4/2024 - kết quả xổ số hôm nay 28/4

XSMN 28/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 28/4/2023. kết quả xổ số ngày 28 tháng 4. xổ số hôm nay 28/4. SXMN 28/4. XSMN ...
Thời điểm 'nước sôi' của bầu cử Ấn Độ, Thủ tướng Bangladesh ‘hâm nóng’ quan hệ láng giềng

Thời điểm 'nước sôi' của bầu cử Ấn Độ, Thủ tướng Bangladesh ‘hâm nóng’ quan hệ láng giềng

Trong động thái được nhìn nhận là sự phát triển ngoại giao quan trọng, Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina dự kiến đến thăm Ấn Độ trong tháng tới.
Núi lửa phun trào ở Đông Indonesia, chính quyền phát cảnh báo

Núi lửa phun trào ở Đông Indonesia, chính quyền phát cảnh báo

Sáng 28/4, núi lửa Ibu ở miền Đông Indonesia đã phun trào, khiến nhà chức trách khuyến cáo người dân tránh xa khu vực.
Nắng nóng 43 độ, Campuchia kêu gọi người dân tránh ra ngoài

Nắng nóng 43 độ, Campuchia kêu gọi người dân tránh ra ngoài

Bộ Y tế Campuchia kêu gọi người dân giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng Mặt Trời vì nhiệt độ có thể lên tới 43 độ C.
Thông điệp quan trọng từ nghị trường Italy

Thông điệp quan trọng từ nghị trường Italy

Việt Nam là quốc gia được Italy rất quan tâm, được coi là điểm sáng có nhiều tiềm năng ở khu vực Đông Nam Á...
Tiến trình phục hồi nội địa yếu, đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có dấu hiệu chững lại

Tiến trình phục hồi nội địa yếu, đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có dấu hiệu chững lại

Lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc đã giảm tốc trong tháng Ba so với hai tháng trước đó.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động