Hội nghị Đối ngoại toàn quốc: Học giả quốc tế đề cao sức mạnh tổng hợp của ngoại giao Việt Nam

Quang Hiếu
Nhân dịp Hội nghị Đối ngoại toàn quốc đang diễn ra tại Hà Nội, nhiều học giả quốc tế đã điểm lại nhiều thành tựu nổi bật trong công tác đối ngoại của Việt Nam thời gian qua, trong đó đề cao sức mạnh tổng hợp của ngoại giao Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hội nghị Đối ngoại toàn quốc: Học giả quốc tế đề cao sức mạnh tổng hợp của ngoại giao Việt Nam
Tiến sĩ Ruvislei González Sáez, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Cuba-Việt Nam. (Nguồn: TTXVN)

Nền ngoại giao Việt Nam đã vươn tới mức cường quốc tầm trung

Là nhà nghiên cứu có nhiều năm theo dõi Việt Nam, Tiến sĩ Ruvislei González Sáez, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Cuba-Việt Nam, đánh giá cao tính tổng thể, toàn diện và lập trường kiên định với những nguyên tắc xây dựng môi trường quốc tế hòa bình, ổn định và tôn trọng lẫn nhau trong chính sách đối ngoại của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Theo ông González, dù trong một số lĩnh vực hay chỉ số kinh tế Việt Nam vẫn chưa đạt được mức cường quốc tầm trung, nhưng nền ngoại giao Việt Nam đã vươn tới cấp độ này với tính hiệu quả khi so sánh với các nước khác. Điều này được thể hiện qua các nhiệm kỳ Việt Nam giữ cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN vào năm 2010 và 2020.

Tiến sĩ González cho rằng việc vận động công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường là một ví dụ về đóng góp trực tiếp của nền ngoại giao Việt Nam vào việc hoàn thành các mục tiêu của chiến lược phát triển đất nước.

Việc quảng bá những giá trị và thực tiễn đã góp phần không nhỏ giúp Việt Nam tăng mạnh lượng đầu tư nước ngoài trực tiếp, tạo thêm nhiều việc làm cho đất nước và cơ hội tiếp cận những công nghệ tiên tiến, chứng minh sự hài hòa giữa hoạt động đối ngoại và những lợi ích kinh tế - xã hội quốc gia.

Trên cơ sở đó, ông González bày tỏ tin tưởng trong thời gian tới, ngoại giao văn hóa Việt Nam cũng sẽ có những bước tiến lớn, đóng góp vào thành tựu đối ngoại tổng thể, đồng thời giúp bạn bè quốc tế có nhận thức sâu sắc hơn về bản sắc riêng của Việt Nam như một số quốc gia châu Á láng giềng từng làm được.

Với tư cách Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Cuba-Việt Nam, Tiến sĩ Ruvislei González ca ngợi sự trân trọng và tấm lòng thủy chung son sắt của nhân dân Việt Nam đối với các dân tộc anh em, bạn bè truyền thống. Ông khẳng định những giao lưu, tiếp xúc, trao đổi của quần chúng nhân dân đóng vai trò mấu chốt trong việc tiếp tục thắt chặt mối quan hệ đặc biệt Việt Nam và Cuba với các thế hệ sau này.

Hội nghị Đối ngoại toàn quốc: Học giả quốc tế đề cao sức mạnh tổng hợp của ngoại giao Việt Nam
TS Saykhong Saynasine, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học-Bộ Giáo dục, Thể thao Lào, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Hữu nghị Lào-Việt Nam. (Nguồn: TTXVN)

Đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa, làm bạn với tất cả các nước

Trong khi đó, TS Saykhong Saynasine, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học-Bộ Giáo dục, Thể thao Lào, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Hữu nghị Lào-Việt Nam, đã đề cao đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa, làm bạn với tất cả các nước của Việt Nam.

TS Saykhong nhận định năm qua, tình hình quốc tế và khu vực có nhiều diễn biến nhanh, khó đoán định, trong đó sự bùng phát và lây lan dịch bệnh Covid-19 trong cộng đồng đã ảnh hưởng lớn tới hợp tác giữa hai nước Lào-Việt Nam.

Tuy nhiên, vượt qua khó khăn của đại dịch, lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước vẫn thường xuyên điện đàm thăm hỏi và cử các đoàn đại biểu thăm lẫn nhau. Bên cạnh đó, Việt Nam còn hỗ trợ, giúp đỡ về trang thiết bị y tế và cử đoàn chuyên gia y tế sang giúp Lào ngăn chặn và phòng chống dịch, điều này thể hiện sự quan tâm, tình cảm, tinh thần đồng chí anh em.

Không chỉ hỗ trợ Lào, trong đợt bùng phát dịch Covid-19 vừa qua, Việt Nam là một trong những quốc gia đã tích cực viện trợ trang thiết bị y tế tới nhiều nước trên thế giới để giúp ngăn chặn và hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, trong khi bản thân Việt Nam cũng đang phải gồng mình chiến đấu đẩy lùi dịch bệnh ở trong nước.

TS Saykhong nhận định điều này không chỉ thể hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa, làm bạn với tất cả các nước của Việt Nam, mà còn góp phần đem đến những thành công lớn của Việt Nam trong công tác đối ngoại, đặc biệt là thành công trong ngoại giao vaccine thời gian qua.

Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Lào-Việt nêu bật kết quả Việt Nam đạt được trong công tác ứng phó sự lây lan dịch bệnh thời gian qua, coi Việt Nam là hình mẫu trong công tác ngăn chặn và phòng chống dịch bệnh; khẳng định phía Lào sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam trong việc kiểm soát dịch bệnh và phục hồi hậu Covid-19.

Hội nghị Đối ngoại toàn quốc: Học giả quốc tế đề cao sức mạnh tổng hợp của ngoại giao Việt Nam
Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Shingo Miyake đánh giá cao đường lối đối ngoại rộng mở của Việt Nam. (Nguồn: Bộ Ngoại giao Nhật Bản)

Mối quan hệ sinh động, tin cậy

Đánh giá cao đường lối đối ngoại rộng mở của Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Shingo Miyake ca ngợi mối quan hệ giữa Việt Nam-Nhật Bản đang phát triển hết sức tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực như chính trị, văn hóa, kinh tế và giao lưu giữa con người và con người.

Theo Thứ trưởng Miyake, trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản vào tháng trước, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Kishida Fumio, qua đó trở thành lãnh đạo nước ngoài đầu tiên mà Thủ tướng Kishida tiếp sau khi nhậm chức.

Ông Miyake bày tỏ hy vọng trong thời gian tới, Nhật Bản và Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực kinh tế, góp phần xây dựng khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Trước đó, phát biểu tại lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản, Thứ trưởng Miyake cho biết theo thống kê, hiện có 450.000 người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Nhật Bản. Các món ăn của Việt Nam cũng được người dân Nhật Bản rất ưa thích, trong khi cái tên Việt Nam đã trở nên thân quen với người dân xứ sở mặt trời mọc.

Trong khi đó, ông Ryokichi Motoyoshi, nguyên Tổng Thư ký Hội hữu nghị Nhật-Việt, đánh giá đây là “mối quan hệ tin cậy và có rất nhiều lĩnh vực có thể hợp tác, nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới đang có nhiều vấn đề nảy sinh”.

Theo ông Ryokichi Motoyoshi, khi dịch Covid-19 bùng phát ở Nhật Bản, Việt Nam tặng khẩu trang và đồ bảo hộ cho Nhật Bản và sau đó, Nhật Bản đã cung cấp vaccine Covid-19 cho Việt Nam. Điều này minh chứng sinh động cho mối quan hệ tin cậy giữa hai nước.

Hội nghị Đối ngoại toàn quốc: Học giả quốc tế đề cao sức mạnh tổng hợp của ngoại giao Việt Nam
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ hợp tác Nga - Việt “Truyền thống và hữu nghị”. (Nguồn: Nhân dân)

Phát huy mạnh mẽ đối ngoại nhân dân

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ hợp tác Nga - Việt “Truyền thống và hữu nghị”, cùng với ngoại giao Nhà nước và đối ngoại của Đảng, hoạt động đối ngoại nhân dân đã tạo nên sức mạnh tổng hợp cho ngoại giao Việt Nam, mang lại nhiều thành tựu trong năm 2021 đầy khó khăn do dịch Covid-19.

Minh chứng sống động nhất là chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới LB Nga với những thành công ngoài mong đợi, để lại ấn tượng rất sâu sắc trong lòng bạn bè Nga và giúp nâng tầm quan hệ giữa hai nước.

Ông Nguyễn Quốc Hùng đặc biệt nhấn mạnh về sự đóng góp của cộng đồng người Việt tại Nga nhằm phát huy kênh đối ngoại nhân dân, góp phần vào thắng lợi chung của ngoại giao Việt Nam.

Dù gặp nhiều khó khăn do tác động của đại dịch, Hội người Việt Nam tại Nga cùng cộng đồng người Việt Nam và bạn bè Nga thông qua Quỹ Hỗ trợ hợp tác Nga-Việt “Truyền thống và hữu nghị” vẫn đoàn kết, hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn, đồng thời vẫn luôn hướng về đất nước; giúp đỡ, hỗ trợ và đồng hành với người dân Nga trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.

Nhận định về hướng triển khai ngoại giao nhân dân của Việt Nam thời gian tới, ông Nguyễn Quốc Hùng cho rằng Đảng và Nhà nước ta có những quan điểm chỉ đạo, chính sách chung về ngoại giao nhân dân và coi ngoại giao nhân dân là một kênh đối ngoại rất quan trọng cùng với đối ngoại của Đảng và ngoại giao Nhà nước, phát triển ngoại giao nhân dân trên tất cả các lĩnh vực, từ kinh tế, văn hóa, giao lưu nhân dân, ngoại giao, khoa học.

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, cần thông qua các tổ chức xã hội, trong đó có cả các tổ chức chuyên trách của nhà nước như Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, lập ra những kế hoạch và hoạch định đường hướng cho ngoại giao nhân dân để những tổ chức xã hội tại Nga cũng như các nước khác kết nối sự đoàn kết giữa cộng đồng người Việt tại nước ngoài với nhân dân nước sở tại.

Giám đốc Quỹ Hỗ trợ hợp tác Nga - Việt “Truyền thống và hữu nghị” khẳng định việc phát triển hoạt động ngoại giao ba cấp độ đó sẽ phát huy được sức mạnh tổng hợp của ngoại giao Việt Nam, trong đó có đối ngoại nhân dân.

Hội nghị Đối ngoại toàn quốc: Học giả quốc tế đề cao sức mạnh tổng hợp của ngoại giao Việt Nam
Chủ tịch Hội Đức-Việt Rolf Schulze, cựu Đại sứ Đức tại Việt Nam (nhiệm kỳ 2007-2011). (Nguồn: ĐSQ Việt Nam tại Đức)

Câu chuyện thành công tuyệt vời

Nhận định mối quan hệ song phương giữa Đức và Việt Nam đang ngày càng phát triển tốt đẹp, Chủ tịch Hội Đức-Việt Rolf Schulze, cựu Đại sứ Đức tại Việt Nam (nhiệm kỳ 2007-2011) đề cao chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Theo cựu Đại sứ Đức, Việt Nam với cam kết chủ nghĩa đa phương và hợp tác quốc tế dựa trên luật pháp, là một thành viên được tôn trọng của cộng đồng quốc tế.

Là thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và nhiều tổ chức quốc tế khác, Việt Nam đã đóng góp quan trọng vào việc bảo đảm hòa bình và ổn định trên thế giới. Tại Liên hợp quốc, Việt Nam đang chung tay giải quyết những thách thức lớn mà cộng đồng quốc tế phải đối mặt.

Ông Rolf Schulze đánh giá vị thế Việt Nam được thúc đẩy và hỗ trợ thành công nhờ một nền ngoại giao xuất sắc và Việt Nam có thể tự hào về những tiến bộ đã đạt được trong vài thập niên qua.

Về quan hệ song phương, cựu Đại sứ Đức đánh giá quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Đức là "câu chuyện thành công tuyệt vời" của quan hệ song phương. Quan hệ giữa hai nước trải dài trong nhiều dự án hợp tác ở tất cả các cấp và trong nhiều lĩnh vực chính trị đã tạo ra cấu trúc tin cậy cho quan hệ hợp tác song phương. Đức và Việt Nam là đối tác cùng cam kết ủng hộ trật tự dựa trên luật lệ, tôn trọng luật pháp quốc tế, chủ nghĩa đa phương, tự do thương mại và đầu tư toàn cầu, cũng như bảo vệ môi trường và khí hậu.

Theo ông Schulze, mối quan hệ Việt Nam-Đức không chỉ được vun đắp bởi hợp tác chặt chẽ và tin cậy giữa chính phủ hai nước, mà còn nhờ các mối quan hệ liên xã hội đa dạng, trong đó Hội Đức-Việt mong muốn đóng vai trò là cầu nối giữa các tổ chức xã hội của hai nước.

Theo ông Schulze, trên 100.000 người Việt đã làm việc hoặc học tập tại Đức chính là mối liên kết độc đáo trong quan hệ hai nước.

Lan tỏa tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng tới toàn dân

Lan tỏa tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng tới toàn dân

Chia sẻ với phóng viên TG&VN, Đại sứ Ngô Quang Xuân, người có bề dày kinh nghiệm hoạt động ngoại giao đa phương tại Liên ...

Phục vụ phát triển đất nước là nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngoại giao trong giai đoạn mới

Phục vụ phát triển đất nước là nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngoại giao trong giai đoạn mới

Ngày 15/12, ngay sau Hội nghị đối ngoại toàn quốc (14/12), Bộ Ngoại giao đã tổ chức Phiên khai mạc Hội nghị Ngoại giao lần ...

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Hội nghị Đối ngoại toàn quốc 2021

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 10/1/2025: Bọ Cạp có cơ hội tài chính

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 10/1/2025: Bọ Cạp có cơ hội tài chính

Tử vi hôm nay 10/1/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Giá cà phê hôm nay 9/1/2025: Giá cà phê 'quay đầu', hàng tồn kho tăng mạnh, dự báo nhu cầu thị trường thế giới 2025 thế nào?

Giá cà phê hôm nay 9/1/2025: Giá cà phê 'quay đầu', hàng tồn kho tăng mạnh, dự báo nhu cầu thị trường thế giới 2025 thế nào?

Giá cà phê hôm nay 9/1/2025: Giá cà phê 'quay đầu', hàng tồn kho tăng mạnh, dự báo nhu cầu thị trường thế giới 2025 thế nào?
Khánh thành Ngôi nhà Ánh Dương tại tỉnh Hòa Bình hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực

Khánh thành Ngôi nhà Ánh Dương tại tỉnh Hòa Bình hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực

Nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới, giải quyết bạo lực trên cơ sở giới của Việt Nam được tái khẳng định khi ra mắt Ngôi nhà Ánh Dương tại ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 10/1 và sáng 11/1: Lịch thi đấu Cup FA - Aston Villa vs West Ham; La Liga - Vallecano vs Celta Vigo

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 10/1 và sáng 11/1: Lịch thi đấu Cup FA - Aston Villa vs West Ham; La Liga - Vallecano vs Celta Vigo

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 10/1 và sáng 11/1: Lịch thi đấu Cup FA - Aston Villa vs West Ham; Bundesliga vòng 16 - Dortmund vs Leverkusen...
Kinh tế thế giới nổi bật: Nga-Iran thắt chặt hợp tác tài chính, quốc gia Đông Nam Á hưởng lợi khi vào BRICS, châu Âu cạn khí đốt

Kinh tế thế giới nổi bật: Nga-Iran thắt chặt hợp tác tài chính, quốc gia Đông Nam Á hưởng lợi khi vào BRICS, châu Âu cạn khí đốt

Thẻ thanh toán Mir của Nga sắp được sử dụng tại Iran, BRICS mang lại nhiều lợi ích cho Indonesia… là những tin kinh tế thế giới nổi bật.
Chính thức là nhân tố mới của BRICS, quốc gia Đông Nam Á này đã 'tính toán' thế nào trong quan hệ với phương Tây?

Chính thức là nhân tố mới của BRICS, quốc gia Đông Nam Á này đã 'tính toán' thế nào trong quan hệ với phương Tây?

Quốc gia Đông Nam Á này đã chính thức là một phần của BRICS - không hẳn ra mặt chống đối phương Tây, vậy họ phải 'tính toán' thế nào ...
Lebanon bầu tổng thống: Lộ diện gương mặt tiềm năng, Ai Cập nêu quan điểm

Lebanon bầu tổng thống: Lộ diện gương mặt tiềm năng, Ai Cập nêu quan điểm

Một diễn biến mới trên chính trường Lebanon có thể khiến gương mặt tiềm năng trở thành tổng thống lãnh đạo đất nước Trung Đông này lộ diện.
Ba Lan đóng cửa một lãnh sự quán ở Nga, ấn định ngày tổng tuyển cử

Ba Lan đóng cửa một lãnh sự quán ở Nga, ấn định ngày tổng tuyển cử

Ba Lan đã đóng cửa lãnh sự quán nước này tại Saint Petersburg của Nga, sau những mâu thuẫn căng thẳng giữa hai nước.
Đấu tranh chống buôn người, Anh ban hành 'cơ chế trừng phạt độc lập' đầu tiên trên thế giới

Đấu tranh chống buôn người, Anh ban hành 'cơ chế trừng phạt độc lập' đầu tiên trên thế giới

Nhằm ngăn chặn dòng người di cư bất hợp pháp qua eo biển Manche, Anh thông báo sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào tội phạm buôn người.
Mỹ tung đòn tấn công chính xác vào Houthi, gỡ bỏ đe dọa trên Biển Đỏ

Mỹ tung đòn tấn công chính xác vào Houthi, gỡ bỏ đe dọa trên Biển Đỏ

Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ tấn công các kho vũ khí mà lực lượng Houthi ở Yemen sử dụng để phá hoại tàu chiến và tàu thương mại trên Biển Đỏ.
Ấn Độ sẵn sàng đáp ứng nhu cầu phát triển cấp bách của Afghanistan

Ấn Độ sẵn sàng đáp ứng nhu cầu phát triển cấp bách của Afghanistan

Ngày 8/1 tại Dubai, Thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Vikram Misri gặp quyền Ngoại trưởng Mawlawi Amir Khan Muttaqi trong chính quyền Taliban ở Afghanistan.
NÓNG! Súng nổ liên tục, giao tranh đẫm máu gần dinh Tổng thống CH Chad, 18 người thiệt mạng

NÓNG! Súng nổ liên tục, giao tranh đẫm máu gần dinh Tổng thống CH Chad, 18 người thiệt mạng

Các tay súng đã tấn công vào khu phức hợp của Tổng thống CH Chad tại thủ đô N'Djamena ngày 8/1, dẫn tới một cuộc giao tranh.
Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Từng là một trong những nhà lãnh đạo có tỷ lệ ủng hộ cao nhất lịch sử Canada, Thủ tướng Justin Trudeau đã đánh mất sự tín nhiệm.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Trong thời điểm chính trị nội bộ Hàn Quốc rối ren, chuyến thăm của ông Blinken rất được chính quyền đương nhiệm tại Seoul trông đợi.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Phiên bản di động