Hội nghị Ngoại trưởng G7: Điệu valse cuối cùng

Minh Vương
Hội nghị Ngoại trưởng G7 phản ánh lập trường rõ ràng của Mỹ và một số nước phương Tây trong các vấn đề nóng của khu vực và thế giới hiện nay.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Các Ngoại trưởng G7 nhóm họp tại Fiuggi-Anagni, Rome, Italy từ ngày 25-26/11. (Nguồn: G7italy.it)
Các Ngoại trưởng G7 nhóm họp tại Fiuggi-Anagni, Rome, Italy từ ngày 25-26/11. (Nguồn: G7italy.it)

Ngày 25-26/11, Ngoại trưởng Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã họp tại Fiuggi, Rome (Italy), bàn luận về nhiều vấn đề nóng.

Ưu tiên giải quyết xung đột

Trước hết, xung đột Nga-Ukraine là một trong những ưu tiên hàng đầu của Hội nghị Ngoại trưởng G7 lần này. Theo đó, tuyên bố chung sau đó đã chỉ trích Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik tấn công Ukraine ngày 21/11 là “minh chứng cho hành động liều lĩnh và gây leo thang”. Đồng thời, Ngoại trưởng các nước G7 bày tỏ quan ngại trước việc Nga tiếp tục kiểm soát nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia và lập trường ủng hộ của Belarus. Về thông tin binh sĩ Triều Tiên xuất hiện ở xứ sở bạch dương, G7 coi đây là hành vi “mở rộng xung đột với hệ quả nghiêm trọng tới an ninh châu Âu và Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”.

Mặt khác, tuyên bố chung thể hiện sự ủng hộ xuyên suốt với Ukraine, từ nỗ lực phản công của nước này, công cuộc tái thiết hậu xung đột hay tiến trình đưa Kiev hội nhập sâu hơn với Liên minh châu Âu (EU) và châu Âu - Đại Tây Dương.

Một vấn đề được quan tâm không kém là tình hình Trung Đông, nổi bật là xung đột Israel-Hamas. Theo đó, tuyên bố chung kêu gọi các bên ngừng bắn tại Lebanon và Dải Gaza, đồng thời cho biết các Ngoại trưởng đã thảo luận về một số sáng kiến nhằm triển khai quá trình cứu trợ nhân đạo tại hai khu vực này.

Gần như cùng lúc diễn ra Hội nghị, Tổng thống Joe Biden cho biết Israel và Hezbollah đã nhất trí với thỏa thuận ngừng bắn lâu dài cho Mỹ đề xuất, với hiệu lực bắt đầu lúc 4h ngày 27/11 (giờ địa phương). Theo đó, quân đội và cảnh sát Lebanon sẽ triển khai đến biên giới của nước này với Israel trong 60 ngày tới, trong khi quốc gia láng giềng phía Nam sẽ “dần rút quân và dân thường còn lại”. Hezbollah sẽ không được phép” vào khu vực này.

Về phần mình, Văn phòng Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết chính phủ Israel đã bỏ phiếu áp đảo ủng hộ đề xuất của Mỹ, song nhấn mạnh nước này “duy trì quyền hành động chống lại bất kỳ mối đe dọa nào tới an ninh của mình”.

Ngoại trưởng khối G7 tiếp tục chỉ trích chương trình hạt nhân của Tehran, phản đối Iran tấn công tên lửa vào Israel cũng như các hành động của một số nhóm vũ trang gây bất ổn “có liên quan tới Iran” tại khu vực. Song, tuyên bố chung không đề cập việc Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) ngày 23/11 ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Văn bản chỉ kêu gọi Israel “tuân thủ nghĩa vụ quốc tế trong mọi tình huống (thực hiện quyền tự vệ)”. Phản ứng này trái ngược so với thời điểm ICC ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin trước đây.

Điểm nhấn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ngoại trưởng các nước G7 dành sự quan tâm cho Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Khối tiếp tục theo đuổi “một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế”, cam kết thúc đẩy sáng kiến Đối tác vì cơ sở hạ tầng và đầu tư toàn cầu (PGII) tại khu vực, nhất là thông qua Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) do Mỹ khởi xướng.

Về Trung Quốc, một mặt, tuyên bố chung khẳng định G7 không “phân tách” khỏi Bắc Kinh, đồng thời thừa nhận tầm quan trọng của cường quốc châu Á với nền thương mại toàn cầu. Trên cơ sở đó, các bên cần duy trì đối thoại thẳng thắn, thường xuyên để nêu quan điểm, kiểm soát khác biệt, duy trì quan hệ ổn định, mang tính xây dựng, sẵn sàng hợp tác trong giải quyết thách thức toàn cầu.

Mặt khác, tuyên bố chung “quan ngại sâu sắc” về thái độ của Bắc Kinh với Moscow thông qua hỗ trợ cơ sở hạ tầng công nghiệp, chuyển giao vũ khí như máy bay không người lái, vật liệu lưỡng dụng. Ngoại trưởng các nước G7 kêu gọi Trung Quốc dừng các chính sách và hành động “phi thị trường”, không có hành vi “tác động hoặc gây nguy hại tới an ninh, các thể chế dân chủ”.

Đáng chú ý, bên cạnh các nội dung về nhân quyền, tình hình Hong Kong (Trung Quốc) hay eo biển Đài Loan, tuyên bố chung đã bày tỏ “sự quan ngại nghiêm trọng về tình hình Biển Đông và Biển Hoa Đông”.

Các nội dung phản đối mở rộng chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, kêu gọi ngừng bắn ở Myanmar, Libya, Somalia, vấn đề người di cư và tình hình châu Phi cũng được đề cập.

Dấu ấn có phai?

Phản ứng trước các nội dung của G7 về quan hệ Nga-Trung, tờ Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) ngày 26/11 cho rằng khối đang trở thành “liên minh địa chính trị”, hướng tới “mục tiêu chiến lược” riêng bằng cách phóng đại “mối nguy Trung Quốc”. Đồng thời, G7 chỉ trích Moscow phóng tên lửa đạn đạo tầm trung, trong khi chính Washington, nhân tố chủ chốt trong G7, lại cho phép Kiev sử dụng Hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) tấn công mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Nga.

Đặc biệt hơn cả, tuyên bố chung mang đậm dấu ấn của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden. Điều này thể hiện rõ nét trong các nội dung lớn từ xung đột Nga-Ukraine, Israel-Hamas tới quan hệ với Trung Quốc. Đơn cử trong số đó là việc chỉ trích Moscow, sự ủng hộ xuyên suốt với Kiev, lập trường cứng rắn trước Tehran, “nhẹ nhàng” hơn khi đề cập chính quyền Tel Aviv hay về nỗ lực “kiểm soát khác biệt”, “không phân tách” trong quan hệ với Bắc Kinh.

Đáng chú ý, dường như chính quyền Mỹ đương nhiệm đang gạt Nga ra khỏi các cuộc đàm phán hòa bình, kịch bản được cho là có thể xảy ra khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền. Tuyên bố chung nhấn mạnh mục tiêu cuối cùng là “đạt được một nền hòa bình toàn diện, công bằng và bền vững, khôi phục sự thượng tôn đối với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế”. Văn bản nhấn mạnh “không sáng kiến (hòa bình) nào về Ukraine có thể được triển khai mà không có Ukraine”. Tuy nhiên, tuyên bố chung lại không nhắc tới vai trò của Nga trong các sáng kiến này.

Liệu “điệu valse cuối cùng” của chính quyền đương nhiệm sẽ được nhớ mãi, hay sớm lùi vào dĩ vãng khi Nhà Trắng có ông chủ mới vào năm sau?

Thời gian sẽ trả lời.

Những điều cuối cùng Tổng thống Mỹ Biden dành tặng cho Israel

Những điều cuối cùng Tổng thống Mỹ Biden dành tặng cho Israel

Ngày 18/11, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi các nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) ...

Thị trường phản ứng thế nào với lựa chọn Bộ trưởng Tài chính của Tổng thống đắc cử Donald Trump?

Thị trường phản ứng thế nào với lựa chọn Bộ trưởng Tài chính của Tổng thống đắc cử Donald Trump?

Thị trường hy vọng lựa chọn Bộ trưởng Tài chính của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ giúp ông đạt các mục tiêu ...

Chưa nhậm chức, nội các tương lai của Tổng thống Mỹ đắc cử Donlad Trump thành mục tiêu tấn công

Chưa nhậm chức, nội các tương lai của Tổng thống Mỹ đắc cử Donlad Trump thành mục tiêu tấn công

Một số ứng viên nội các và những vị trí trong chính quyền của ông Trump đã trở thành mục tiêu của các hành động ...

Sự cố Dòng chảy phương Bắc: Tình báo Nga chỉ rõ Anh và Mỹ, nhắc đến khủng bố quốc tế

Sự cố Dòng chảy phương Bắc: Tình báo Nga chỉ rõ Anh và Mỹ, nhắc đến khủng bố quốc tế

Người đứng đầu Cơ quan Tình báo đối ngoại Nga (SVR) Sergey Naryshkin cho hay, các cơ quan tình báo Mỹ và Anh đã tham ...

Nga sắp cạn kiệt kiên nhẫn vì đòn đánh của Ukraine, chuẩn bị trút 'cơn thịnh nộ' khiến cả Mỹ cũng phải run rẩy?

Nga sắp cạn kiệt kiên nhẫn vì đòn đánh của Ukraine, chuẩn bị trút 'cơn thịnh nộ' khiến cả Mỹ cũng phải run rẩy?

Ngày 27/11, Ngoại trưởng Sergei Lavrov đã đưa ra cảnh báo nghiêm khắc về việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS của Mỹ ...

Đọc thêm

Thừa nhận sẽ chẳng ai 'tặng' hòa bình cho Ukraine, Tổng thống Zelensky đặt niềm tin nơi Mỹ

Thừa nhận sẽ chẳng ai 'tặng' hòa bình cho Ukraine, Tổng thống Zelensky đặt niềm tin nơi Mỹ

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gửi thông điệp chúc mừng Năm mới dài 21 phút vào tối 31/12.
Xe điện cỡ nhỏ Baojun E100 sắp về Việt Nam, giá dự kiến 150 triệu đồng

Xe điện cỡ nhỏ Baojun E100 sắp về Việt Nam, giá dự kiến 150 triệu đồng

Giá bán của mẫu xe điện cỡ nhỏ Baojun E100 tại thị trường Việt Nam dự kiến khoảng 150 triệu đồng, được kỳ vọng sẽ trở thành giải pháp thay ...
Giá cà phê hôm nay 1/1/2025: Cà phê Việt Nam ghi nhiều kỷ lục trong năm 2024; Dự báo giá cà phê năm 2025?

Giá cà phê hôm nay 1/1/2025: Cà phê Việt Nam ghi nhiều kỷ lục trong năm 2024; Dự báo giá cà phê năm 2025?

Giá cà phê hôm nay 1/1/2025: Cà phê Việt Nam ghi nhiều kỷ lục trong năm 2024; Dự báo giá cà phê năm 2025?
Cận cảnh BMW X3 2025 vừa ra mắt tại Singapore, giá từ 6,3 tỷ đồng

Cận cảnh BMW X3 2025 vừa ra mắt tại Singapore, giá từ 6,3 tỷ đồng

Hãng xe sang Đức vừa ra mắt BMW X3 2025 thế hệ thứ 4 tại thị trường Singapore với diện mạo đồ sộ hơn trước, cùng những thay đổi trong ...
Chính phủ ban hành chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan nhà nước

Chính phủ ban hành chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan nhà nước

Chính phủ ban hành Nghị định số 179/2024/NĐ-CP quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan nhà nước.
HLV Ruben Amorim: MU có thể xuống hạng

HLV Ruben Amorim: MU có thể xuống hạng

HLV Ruben Amorim ngậm ngùi thừa nhận MU đang trong cuộc chiến trụ hạng Ngoại hạng Anh mùa giải 2024/25.
Thừa nhận sẽ chẳng ai 'tặng' hòa bình cho Ukraine, Tổng thống Zelensky đặt niềm tin nơi Mỹ

Thừa nhận sẽ chẳng ai 'tặng' hòa bình cho Ukraine, Tổng thống Zelensky đặt niềm tin nơi Mỹ

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gửi thông điệp chúc mừng Năm mới dài 21 phút vào tối 31/12.
Hàn Quốc: Lãnh đạo lâm thời bổ nhiệm 2 thẩm phán, giới chức Phủ Tổng thống phản ứng mạnh, đồng loạt từ chức

Hàn Quốc: Lãnh đạo lâm thời bổ nhiệm 2 thẩm phán, giới chức Phủ Tổng thống phản ứng mạnh, đồng loạt từ chức

Quyền Tổng thống Hàn Quốc Choi Sang-mok gặp phản đối mạnh ở phủ Tổng thống do động thái bổ nhiệm 2 thẩm phán vào Tòa án Hiến pháp.
Khối Schengen chính thức kết nạp thêm 2 thành viên

Khối Schengen chính thức kết nạp thêm 2 thành viên

Romania và Bulgaria đã trở thành thành viên chính thức của khối Schengen từ ngày 1/1/2025.
Ba Lan úp mở hành động mới của NATO

Ba Lan úp mở hành động mới của NATO

Các nước thành viên NATO đang chuẩn bị tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực Baltic.
Thông điệp Năm mới 2025 của Tổng thống Nga: Khi cùng nhau, tất cả ước mơ sẽ thành hiện thực

Thông điệp Năm mới 2025 của Tổng thống Nga: Khi cùng nhau, tất cả ước mơ sẽ thành hiện thực

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có lời phát biểu trước thềm Năm mới 2025 gửi tới toàn thể người dân nước này.
Đức bước vào Năm mới 2025 bất định, Thủ tướng Scholz vẫn tin tưởng vào hai từ 'tốt đẹp'

Đức bước vào Năm mới 2025 bất định, Thủ tướng Scholz vẫn tin tưởng vào hai từ 'tốt đẹp'

Theo Thủ tướng Đức Olaf Scholz, số phận của đất nước này nằm trong tay người dân và con đường phía trước là phải 'cùng nhau đoàn kết mạnh mẽ'.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Nhiều chuyên gia nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu, đồng thời đe dọa thay thế con người trong một số ngành nghề.
Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã làm dậy sóng dư luận khi nhắc lại tuyên bố gây sốc muốn mua lại Greenland.
Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Sau những biến cố lịch sử trong quá khứ, Kênh đào Panama đã trải qua hơn 2 thập kỷ bình yên cho đến ngày 21/12.
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Trước mớ rối ren như hiện nay, Syria có thể đi chệch hướng theo nhiều cách và nhân tố có thể 'nắn chỉnh' đúng hướng chính là Mỹ.
Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước LHQ về Tội phạm mạng (Công ước Hà Nội), nhiều quan chức LHQ đã lên tiếng đề cao văn kiện này.
Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine từng dẫn đầu thế giới trong ngành chế tạo tên lửa, và nước này đang có những tính toán thận trọng để lấy lại phong độ.
Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Năm 2025 sẽ là một năm đầy khó khăn với cả Ukraine và Nga trước nhiều yếu tố bất định.
Phiên bản di động