Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4: Những kỳ vọng được gửi gắm

TRỌNG VŨ
Được tổ chức trong năm kỷ niệm 20 năm triển khai Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Hội nghị NVNONN toàn thế giới lần thứ IV sắp diễn ra tại Thủ đô Hà Nội nhận được sự quan tâm và ủng hộ của đông đảo kiều bào.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Dấu ấn 20 năm phát huy nguồn lực kiều bào (Bài 1): Những kỳ vọng được gửi gắm
Kiều bào về nước tham dự Xuân Quê hương 2024. (Nguồn: Ủy ban về NVNONN TP. Hồ Chí Minh)

Chia sẻ với TG&VN, các chuyên gia, trí thức kiều bào bày tỏ phấn khởi và tin tưởng Hội nghị lần này tiếp tục trở thành diễn đàn trao đổi chuyên sâu giữa kiều bào với cơ quan chức năng trong nước về những vấn đề mang tính chiến lược.

Sự kiện càng ý nghĩa hơn khi năm 2024 là năm bản lề trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 9: Những kỳ vọng được gửi gắm
Chị Hoàng Thu Trang, Chủ tịch Hiệp hội xúc tiến giáo dục và giao lưu văn hóa ART SPACE. (Ảnh: NVCC)

Xây dựng mạng lưới người Việt vững mạnh

Đây chính là kỳ vọng của chị Hoàng Thu Trang, Chủ tịch Hiệp hội xúc tiến giáo dục và giao lưu văn hóa ART SPACE, tại Pháp.

Là người đã sinh sống và làm việc ở nước ngoài gần 20 năm, chị chia sẻ: “Tôi nhận thấy người Việt ở nước ngoài hầu hết đều có tấm lòng yêu quê hương, tha thiết nhớ về nguồn cội và có ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc”.

Điều đó thể hiện rất rõ ở việc cộng đồng Việt, dù lớn hay nhỏ, thường xuyên tổ chức hoặc kêu gọi tham gia các sự kiện, ngày lễ lớn thể hiện phong tục truyền thống của Việt Nam như Tết Nguyên đán, Tết Trung thu, lễ Vu lan…

Mỗi dịp như vậy, người Việt lại mặc trang phục truyền thống, nấu các món ăn đặc trưng quê hương hay thể hiện khả năng âm nhạc, vừa để gắn kết, vừa để giới thiệu với bạn bè quốc tế về vẻ đẹp của văn hoá Việt.

Với chị Trang, mỗi sự tham gia, mỗi đóng góp như vậy chính là thể hiện vai trò sứ giả văn hoá của người Việt ở nước ngoài. Cho đến bây giờ, tại Pháp nơi chị sinh sống, cộng đồng người Việt đã làm rất tốt vai trò này.

Trước thềm Hội nghị NVNONN toàn thế giới lần thứ IV, chị Trang hy vọng cộng đồng người Việt ở các nước chung tay xây dựng mạng lưới vững mạnh, hỗ trợ nhau cùng phát triển cũng như có điều kiện để đầu tư về quê hương.

Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 9: Những kỳ vọng được gửi gắm
Ông Peter Hồng, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài. (Ảnh: NVCC)

Cơ hội lớn để thể hiện tình đoàn kết

Ông Peter Hồng, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài, rất thích câu nói của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Bởi vậy, ông và kiều bào các nơi trên thế giới rất tự hào về vị thế của đất nước hôm nay.

Trước thềm sự kiện mà Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng ví như một “Hội nghị Diên Hồng” của kiều bào, ông nhấn mạnh: “Đây là cơ hội lớn để kiều bào thể hiện tình đoàn kết và hướng về quê hương, xây dựng nền kinh tế Việt Nam hùng cường, góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế”.

Ông Peter Hồng kỳ vọng các tham luận, đề tài, sáng kiến của kiều bào trong Hội nghị sẽ được lãnh đạo Đảng, Nhà nước lắng nghe, tập hợp và vận dụng trong việc phát triển đất nước; cũng như có những chính sách phù hợp hơn nữa để giúp khơi thông nguồn lực kiều bào, khai thác được sức mạnh kiều bào.

Ông Peter Hồng chia sẻ thêm: “Người Việt Nam ở nước ngoài có thể chia thành hai nhóm. Đó là những người đã về hưu và người còn đang làm việc. Những người về hưu có nhiều thời gian, không nặng cơm áo gạo tiền sẵn sàng đóng góp theo khả năng. Những người lớn tuổi, ngoài kinh nghiệm còn có nhiều mối quan hệ, bạn bè, học trò.

Đặc biệt, nhiều người Việt ở nước ngoài đang ở đỉnh cao sự nghiệp, nắm xu thế và xu hướng của thời đại và có các mối quan hệ. Nếu Việt Nam có những mô hình, cơ chế thích hợp thì vẫn thu hút được họ”.

Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 9: Những kỳ vọng được gửi gắm
Nghệ sĩ opera Ninh Đức Hoàng Long. (Ảnh: NVCC)

Không gian cởi mở, thân thiện và chia sẻ

Dưới góc nhìn của văn nghệ sĩ ở nước ngoài, nghệ sĩ opera Ninh Đức Hoàng Long bày tỏ: “Đây sẽ là dịp để kiều bào từ khắp nơi trên thế giới gặp gỡ, trao đổi và đề xuất những ý tưởng, sáng kiến nhằm chung tay hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước”.

Nam nghệ sĩ tài năng đang làm việc tại Hungary mong rằng Hội nghị sẽ đề xuất những ý tưởng về chính sách, cơ chế cụ thể và hiệu quả để hỗ trợ NVNONN, đặc biệt là trong việc phát huy vai trò của họ ở các lĩnh vực kinh tế, khoa học, giáo dục và văn hoá.

Anh chia sẻ: “Tôi kỳ vọng sự tăng cường hợp tác giữa các ban, bộ, ngành và địa phương trong nước với cộng đồng NVNONN, nhằm khai thác tối đa nguồn lực trí thức, tài năng và kinh nghiệm của kiều bào cho sự phát triển bền vững của Việt Nam. Tôi tin rằng Hội nghị sẽ tạo ra không gian cởi mở, thân thiện để mọi người chia sẻ những câu chuyện, kinh nghiệm và ước mơ của mình. Với tinh thần đoàn kết và nhiệt huyết của tất cả các đại biểu, sự kiện sẽ thành công tốt đẹp và mang lại những kết quả tích cực cho NVNONN trên toàn thế giới”.

Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 9: Những kỳ vọng được gửi gắm
Phó Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại Nga Nguyễn Quang Hải. (Ảnh: NVCC)

Động lực gắn kết kiều bào với quê hương

Anh Nguyễn Quang Hải, Phó Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại Nga cho rằng, Hội nghị lần này không chỉ là cơ hội để trí thức, chuyên gia kiều bào bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, mà còn là diễn đàn quan trọng để chia sẻ thành tựu, kinh nghiệm, khó khăn và bàn luận về những giải pháp thực tiễn góp phần phát triển đất nước.

Không giấu kỳ vọng về Hội nghị, nghiên cứu sinh chuyên ngành Toán học tại trường Đại học Quốc gia Tyumen mong mỏi Hội nghị sẽ tạo động lực thúc đẩy sự gắn kết kiều bào với quê hương. “Tại đây, những ý tưởng sáng tạo và đóng góp thiết thực của thế hệ trẻ kiều bào cũng sẽ được lắng nghe và đưa vào chính sách nhằm hỗ trợ cho công cuộc xây dựng và phát triển Việt Nam trong thời gian tới”, anh Hải bộc bạch.

Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 9: Những kỳ vọng được gửi gắm
Bà Lê Nguyễn Minh Phương, Chủ tịch Hội người Việt Nam ở Hàn Quốc. (Ảnh: NVCC)

Cho rằng kiều bào trên khắp thế giới đều có một mục tiêu lớn là chung tay xây dựng Việt Nam ngày càng giàu mạnh và phát triển hơn và “sánh vai với các cường quốc năm châu” như lời Bác Hồ từng căn dặn, bà Lê Nguyễn Minh Phương, Chủ tịch Hội người Việt Nam ở Hàn Quốc trông đợi nhiều ý kiến đề xuất sáng tạo và đổi mới tích cực trong các lĩnh vực được đưa ra thảo luận, các quy định pháp luật còn vướng mắc hay bất cập với NVNONN cũng sẽ được sửa đổi theo hướng rõ ràng và cởi mở, tạo thuận lợi hơn cho kiều bào khi về nước sinh sống, làm việc, đầu tư, kinh doanh.

Bà nhấn mạnh: “Chúng tôi luôn mong có thêm các diễn đàn, hội nghị và chương trình gặp mặt kiều bào được tổ chức để nhiều kiều bào có thể tham dự, cũng như nuôi dưỡng tình yêu và gắn kết với quê hương. Rất nhiều kiều bào đã chia sẻ rằng, qua những dịp này, họ đã có cơ hội được trở về và từ đó cảm nhận được tình yêu nước sâu sắc hơn”.

Với chủ đề “Người Việt Nam ở nước ngoài chung tay hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước”, Hội nghị NVNONN toàn thế giới lần thứ IV và Diễn đàn trí thức và chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài năm 2024 diễn ra từ ngày 21-24/8 tại Hà Nội.

Sự kiện được tổ chức với nhiều mục đích: tiếp tục đẩy mạnh triển khai các văn bản Đại hội Đảng lần thứ XIII, Nghị quyết 36, Chỉ thị 45 và Kết luận 12 của Bộ Chính trị về công tác NVNONN; đánh giá kết quả triển khai 20 năm thực hiện Nghị quyết 36 phục vụ việc tổng kết Nghị quyết cũng như xây dựng đường lối của Đảng về NVNONN cho Đại hội Đảng lần thứ XIV; tăng cường thông tin, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với NVNONN; tạo diễn đàn để các cơ quan trong nước nắm được tình hình, nguyện vọng, khó khăn, vướng mắc của NVNONN, từ đó đẩy mạnh công tác chăm lo, hỗ trợ kiều bào.

Đặc biệt, Diễn đàn năm nay tập trung trao đổi xu thế phát triển của thế giới và khu vực (chuyển đổi số, phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, đổi mới sáng tạo...), thách thức và cơ hội đối với Việt Nam; phát huy nguồn lực của NVNONN trong công cuộc phát triển đất nước; mở rộng Mạng lưới Đổi mới sáng tạo quốc gia...

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp mặt trí thức người Việt và trao tặng huân, huy chương cho bạn bè Nhật Bản

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp mặt trí thức người Việt và trao tặng huân, huy chương cho bạn bè Nhật Bản

Nhân dịp thăm chính thức Nhật Bản, tối 7/8, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gặp mặt đại diện trí thức người Việt ...

Đẩy mạnh công tác đối ngoại và thu hút nguồn lực kiều bào tại Bình Phước

Đẩy mạnh công tác đối ngoại và thu hút nguồn lực kiều bào tại Bình Phước

Từ ngày 30/6-1/7, Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lê Thị Thu Hằng, cùng ...

Phát huy nguồn lực kiều bào trong các hoạt động xây dựng và phát triển TP. Hồ Chí Minh

Phát huy nguồn lực kiều bào trong các hoạt động xây dựng và phát triển TP. Hồ Chí Minh

Trong 6 tháng đầu năm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh đã nỗ lực phối hợp ...

Trại hè Việt Nam 2024: Kiều bào trẻ tham quan nơi lưu giữ những kỷ vật đặc biệt về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trại hè Việt Nam 2024: Kiều bào trẻ tham quan nơi lưu giữ những kỷ vật đặc biệt về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 17/7, tiếp tục hành trình từ Bắc vào Nam, đoàn thanh niên, sinh viên tham dự Trại hè Việt Nam 2024 đã đến Nghệ ...

Những 'sứ giả' tương lai của quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc

Những 'sứ giả' tương lai của quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc

Ngày 9/8, tại Hà Nội, trong khuôn khổ chương trình 'Về thăm quê mẹ Việt Nam', Đoàn thiếu nhi, giáo viên kiều bào tại Hàn ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Dự thảo Luật Nhà giáo tạo bước đột phá trong xây dựng đội ngũ

Dự thảo Luật Nhà giáo tạo bước đột phá trong xây dựng đội ngũ

Dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ, bắt đầu từ những thay đổi trong quản lý ...
Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Ngày 7/11, Hải quân Pháp thông báo chuẩn bị triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle trong 4 tuần tới.
Sau 9 tháng đình trệ, đàm phán hòa bình Colombia tái khởi động

Sau 9 tháng đình trệ, đàm phán hòa bình Colombia tái khởi động

Ngày 7/11, Bộ Ngoại giao Brazil bày tỏ tin tưởng vào tiến trình hòa đàm giữa Chính phủ Colombia và Lực lượng quân đội giải phóng quốc gia (ELN).
Hàn Quốc và Mỹ siết chặt hợp tác, sẵn sàng ứng phó nguy cơ trên không gian

Hàn Quốc và Mỹ siết chặt hợp tác, sẵn sàng ứng phó nguy cơ trên không gian

Hàn Quốc và Mỹ nhất trí tổ chức một cuộc tập trận mô phỏng trên la bàn ứng phó với các mối đe dọa trên không gian vào năm 2025.
Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

‘Nước Mỹ trên hết’, ‘chia sẻ trách nhiệm’, ‘áp lực tối đa’, ‘cây gậy và củ cà rốt’… sẽ là những cách tiếp cận mới mang ‘thương hiệu’ riêng của ...
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình: Chuyến công tác của Thủ tướng đã thành công hết sức tốt đẹp, cả đa phương và song phương

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình: Chuyến công tác của Thủ tướng đã thành công hết sức tốt đẹp, cả đa phương và song phương

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình trả lời về kết quả chuyến công tác tại Trung Quốc từ ngày 5-8/11 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...

Tổng thống Nga cho rằng, thế giới đã bước vào giai đoạn dài biến động và thay đổi mà cuối cùng sẽ dẫn đến một trật tự thế giới đa cực.
Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?

Bầu cử Mỹ khép lại với những lo ngại từ giới chuyên gia rằng Washington có thể suy giảm cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi thông điệp chúc mừng tới Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump, khẳng định hai bên nên hợp tác, thay vì đối đầu.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
Phiên bản di động