Hội nghị thượng đỉnh châu Phi: Gặp mà không... gỡ!

Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Phi (AU) tại Sharm el-Sheikh (Ai Cập) đã kết thúc hôm 1/7 mà không đạt bước đột phá nào. Xung đột nội chiến sắc tộc, giá lương thực, dầu mỏ tăng mạnh đã đẩy lục địa này chìm sâu vào khủng hoảng triền miên mà chưa tìm được lối thoát khả dĩ nào.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Cuộc khủng hoảng tại Darfur (Sudan), xung đột hiện tại giữa Chad và Sudan, cũng như căng thẳng biên giới giữa Djibouti và Eritrea… là những chủ đề bao trùm của cuộc gặp thượng đỉnh với sự có mặt của 53 nhà lãnh đạo châu lục. Tuy nhiên, vấn đề được nhiều người chú ý nhất là cuộc bầu cử lại vừa diễn ra ở Zimbabwe. Mặc dù chung nhận định rằng cuộc bầu cử của  Zimbabwe có quá nhiều vấn đề về tính minh bạch, dân chủ cũng như việc chỉ có một ứng viên duy nhất và cũng là vị Tổng thống tái đắc cử Robert Mugabe, Tuyên bố chung của Hội nghị chỉ gói gọn trong sự kêu gọi thành lập Chính phủ thống nhất ở đất nước đang khủng hoảng trầm trọng này. Nghị quyết của AU cũng không ủng hộ lời kêu gọi trừng phạt Zimbabwe của nhiều nước phương Tây, trong đó có lệnh cấm vận vũ khí.  

 

 Giới phân tích cho rằng, các nhà lãnh đạo AU có truyền thống “ngại” khi phải tham gia giải quyết vấn đề của các nước thành viên. Nhưng đằng sau thái độ này là thực tế mà Tổng thống Mugabe đã nói thẳng tại Hội nghị: không ít nguyên thủ châu Phi từng lên nắm quyền lực theo những cách thức gây không ít tranh cãi. Cũng chính điểm yếu này khiến các quyết định của AU không phải lúc nào cũng dứt khoát, rõ ràng và chúng thường chỉ có giá trị tham khảo thay vì cần phải được tuân thủ chặt chẽ. 

 

Sự thiếu thống nhất hành động cũng khiến cho những “căn bệnh kinh niên” như đói nghèo, xung đột sắc tộc, bất ổn xã hội... luôn đeo đẳng châu lục vốn rất giàu có về đất đai, khoáng sản, con người này. Thế nhưng, những vấn đề trên đã trở nên trầm trọng hơn rất nhiều trong bối cảnh thế giới khủng hoảng về an ninh lương thực, năng lượng.  

 

Chủ tịch Hội đồng AU Jean Ping cho biết, theo tính toán của Ngân hàng Thế giới, giá lương thực cao và sự thay đổi khí hậu sẽ khiến hơn 100 triệu người dân châu Phi lâm vào tình trạng nghèo đói, đẩy lục địa vốn đã nghèo nhất thế giới vào tình trạng tồi tệ hơn. Vì vậy, mặc dù có tốc độ tăng trưởng kinh tế gia tăng và có sự cải thiện trong môi trường chính sách, cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu, giá năng lượng leo thang và sự thay đổi khí hậu đang thách thức kinh tế và sự phát triển của toàn châu Phi. Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak đã kêu gọi các nước châu Phi tăng sản xuất nông nghiệp bằng cách mở rộng trang trại và sử dụng nguồn nước hiệu quả hơn để từng bước đạt được các Mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc (MDGs) về tăng số học sinh đến trường, cải thiện tình hình nước sạch, mở rộng phạm vi chữa trị HIV/AIDS...

 

 Thế nhưng, giữa nhận thức đến hành động của các nước châu Phi lại chưa bao giờ là một con đường ngắn bởi việc khai thác các nguồn tài nguyên phong phú như dầu mỏ, khoáng sản, kim loại... lại có thể đem đến những khoản thu lớn, nhanh chóng cho chính quyền các nước này.

 

Điều đó dẫn đến việc thực hiện những cam kết thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của Hội nghị AU lần này cũng có thể bị rơi vào quên lãng hoặc được trải khai hết sức chậm chạp. Nó cũng giống như tuyên bố chung chung của các nhà lãnh đạo AU về tầm quan trọng của những nỗ lực chung để bảo đảm hòa bình an ninh tại mọi ngõ ngách của châu Phi; Về cuộc xung đột tại Somalia, Ethiopia, Eritrea và Darfur (Sudan) cũng như tình hình Zimbabwe; Về lời kêu gọi các bên tuân thủ cam kết và tìm giải pháp qua đối thoại… Những tuyên bố đó chẳng làm ai phật lòng bởi không có nhiều sự quan tâm về tính khả thi trong thực tế của chúng. 

 

Với những cuộc gặp mà không gỡ rối được bao nhiêu như hội nghị lần này, châu Phi vẫn mãi chẳng thể tự giải quyết hiệu quả những vấn đề của bản thân mình để vươn vai rũ bỏ nghèo đói, chiến tranh và trở thành một cực phát triển mạnh mẽ của thế giới hiện đại trong tương lai. Trước mắt, các thành viên châu lục đang kêu gọi toàn khối có tiếng nói thống nhất trên trường quốc tế và các nước phát triển tuân thủ cam kết hỗ trợ cho châu Phi trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo. Hơn nữa, quan hệ với châu Phi hiện cũng nằm trong chính sách chiến lược của nhiều nước lớn.


Làm thế nào để giữ được sự cân bằng trong quan hệ quốc tế, tận dụng tối đa sự trợ giúp của các nước lớn cộng với việc khai thác hợp lý các tài nguyên thiên thiên, đó cũng có thể là liều thuốc giải cho các vấn đề vẫn gây xung đột tại châu lục trong thời gian qua.

 

Kim Chung

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động