TIN LIÊN QUAN | |
Việt Nam tham dự Hội thảo tăng cường kết nối ASEAN - Mỹ Latin | |
Đi sứ ở Mỹ Latin |
Tháng 7/1991, lấy cảm hứng từ sự kiện kỷ niệm 500 năm ngày Christopher Columbus phát hiện ra châu Mỹ, Chính phủ Tây Ban Nha và Mexico đã triệu tập Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của Mỹ Latin, gồm các nước trước đây từng ở dưới chế độ thực dân của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ Latin lần đầu tiên tại Guadalajara, Mexico năm 1991. (Nguồn: Infobae) |
Kim chỉ nam của khu vực
Kể từ khi thành lập, Hội nghị đã trở thành một diễn đàn tích cực trong việc xác định hướng đi của khu vực Mỹ Latin và gắn kết các quốc gia. Việc tìm ra đường lối phát triển đã giúp Mỹ Latin phần nào đứng vững, bất chấp những biến động chính trị và kinh tế như khủng hoảng kinh tế của Argentina năm 2001, cuộc chiến chống ma túy ở Mexico năm 2006 và sự ra đời của Cộng đồng các nước Mỹ Latin và Caribbean (CELAC) năm 2010.
Thêm một thành tựu quan trọng khác là việc thành lập Ban Thư ký Thường trực tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Latin lần thứ 8 ở Bolivia tháng 11/2003, nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của cuộc họp thượng đỉnh. Tổng Thư ký Rebeca Grynspan đã nói về đặc điểm chung của diễn đàn: “Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Latin không chỉ là một tổ chức khu vực, mà còn là nơi tụ hội của những con người mong muốn trao đổi và hợp tác với nhau”.
Tuy nhiên, trong cuốn sách đánh dấu 25 năm thành lập Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Latin Chúng tôi là Mỹ Latin với 25 cuộc họp thượng đỉnh, Ban Thư ký Thường trực cũng nhận định, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, khu vực Mỹ Latin nói chung và diễn đàn nói riêng vẫn còn phải đối mặt với không ít khó khăn.
Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ Latin lần thứ 25 tại Cartagena, Colombia năm 2016. (Nguồn: Infobae) |
Nhiều thách thức
Cuốn sách chỉ rõ: “Năng suất và tính khả thi của các hoạt động kinh tế phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng tiên tiến. Tuy nhiên, ở khu vực Mỹ Latin và Caribbean, cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải và hậu cần vẫn còn yếu kém, cản trở quá trình phát triển. Do đó, các nước cần phải phát triển nguồn lực để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, qua đó thúc đẩy tăng trưởng”.
Cuốn sách cũng đề xuất cần “nâng cao chất lượng thể chế… vì tham nhũng, thay đổi không hợp lý trong các bộ luật, vi phạm hợp đồng và thổi phồng giá trị thực đã trở thành rào cản trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng”.
Bên cạnh đó, nhiều quốc gia Mỹ Latin vẫn chưa thể khôi phục hoàn toàn sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Ngoài ra, việc sụt giảm đột ngột của giá nguyên liệu trong năm 2014, song song với sự suy giảm tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã khiến nền kinh tế của Mỹ Latin bị sụt giảm trong năm 2015 và 2016.
Trong năm 2017, dự báo tăng trưởng trung bình của Mỹ Latin chỉ là 2% với tốc độ phát triển chậm. Ngay cả Brazil, nền kinh tế lớn nhất khu vực cũng đang chìm sâu trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và chính trị. Điều này đòi hỏi các quốc gia Mỹ Latin cần tìm kiếm sự hỗ trợ và xây dựng một mô hình phát triển mới, nhằm đối phó với các thách thức hiện nay.
Ngoài ra, những yếu tố về phổ cập giáo dục và tạo việc làm cho thanh niên cũng đang trở thành một vấn đề cấp bách ở Mỹ Latin. Khu vực này hiện có 163 triệu thanh niên, chiếm 25% tổng số dân, tuy nhiên, chỉ 55% thanh niên hoàn thành giáo dục phổ thông và 70% là người đầu tiên trong gia đình được đi học đại học.
Trong khi đó, có tới 30 triệu thanh niên không được đi học và cũng không có việc làm. Một phần năm thanh niên chỉ có việc làm không chính thức, 64% thuộc về các hộ nghèo, dễ bị tổn thương và một trong năm người có con trước năm 20 tuổi.
Cuối cùng, giải quyết tình trạng bất ổn về an ninh cũng là một trong những thách thức mà khu vực Mỹ Latin phải đối mặt. Theo khảo sát tại 12 quốc gia trong khu vực, vấn đề tội phạm, an ninh công cộng và các tệ nạn xã hội luôn xuất hiện như là một mối quan tâm chính. Trong đó, việc các băng đảng buôn bán ma túy hoạt động tràn làn là yếu tố không nhỏ trong việc gây bất ổn trong khu vực Mỹ Latin. Tại Mỹ Latin, Trung Mỹ được xác định là khu vực bất ổn nhất, với 41 vụ giết người trên 100.000 dân.
Thực trạng này đòi hỏi Hội nghị thượng đỉnh và Ban Thư ký Thường trực nói riêng, cũng như các quốc gia Mỹ Latin nói chung, cần tiếp tục hợp tác, trao đổi, nhằm tìm ra giải pháp cho những thách thức còn tồn tại, phát huy tối đa tiềm năng và thế mạnh của khu vực trong thời gian tới.
Quan hệ Mỹ - Trung ở Mỹ Latin: hợp tác hay đối đầu? Hợp tác thay vì đối đầu là hướng đi tốt nhất mà Bắc Kinh hay Washington nên theo đuổi ở khu vực giàu tiềm năng ... |
Doanh nghiệp Mỹ Latin đối diện với rủi ro an ninh mạng Ngày 4/6, Phó Chủ tịch Hiệp hội nhà nghề đo đạc và tự động hóa công nghiệp Colombia (ISA) Yesid Yermanos cảnh báo, ngành công ... |
Mỹ Latin đối mặt nhiều thách thức về công nghệ thông tin Giám đốc điều hành Hiệp hội các doanh nghiệp viễn thông liên Mỹ (ASIET) Pablo Bello cảnh báo tương lai khu vực Mỹ Latin sẽ gặp ... |