Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết Trung ương 8

Sáng 11/12, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI). Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự hội nghị.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu khai mạc Hội nghị.

Dự hội nghị còn có đại diện lãnh đạo, Trưởng ban Tuyên giáo các Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy, Ban cán sự, Đảng đoàn trực thuộc Trung ương, các báo cáo viên Trung ương và cấp tỉnh.

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nêu rõ: Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) đã bàn và quyết định những vấn đề hệ trọng liên quan đến sự phát triển của đất nước trong những năm tới.

Ông Đinh Thế Huynh đã gợi mở, lưu ý một số nội dung để các đại biểu dự Hội nghị tập trung nghiên cứu, quán triệt các nghị quyết, kết luận của Hội nghị Trung ương 8.

Trong nghiên cứu, quán triệt Kết luận về “Tình hình kinh tế-xã hội năm 2013 và thực hiện nhiệm vụ năm 2014” và “Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XI về kinh tế-xã hội," ông Đinh Thế Huynh đề nghị cần tập trung nắm vững những thuận lợi, khó khăn, thách thức cả ở trong nước và bối cảnh tình hình thế giới và khu vực, cả về kinh tế và chính trị, cả khách quan và chủ quan trong gần 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng.

Các đại biểu nghiên cứu, nắm vững những thành tựu kinh tế-xã hội trong 3 năm 2011-2013 mà Đảng và nhân dân ta đã đạt được, quan tâm so sánh giữa các năm để tìm ra xu hướng và đánh giá được những thành tựu và hạn chế của năm 2013; chú ý những thành tựu, kết quả về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, trong phát triển kinh tế-xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Bên cạnh đó, cần nhận rõ những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm.

Các đại biểu cần nghiên cứu những mục tiêu cần đạt được trong hai năm còn lại của nhiệm kỳ Đại hội XI; những nhiệm vụ, giải pháp thực hiện, nhất là những giải pháp để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm tăng trưởng hợp lý, đẩy nhanh tiến độ thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, thực hiện có hiệu quả 3 đột phá chiến lược. Trong nội dung này, cần nắm vững, hiểu rõ các nhiệm vụ, giải pháp chung trong cả nước, đồng thời vận dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, đơn vị mình.

Đề cập Nghị quyết về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, ông Đinh Thế Huynh nhấn mạnh Ban Chấp hành Trung ương khẳng định, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện đảm bảo thực hiện; đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả bậc học, ngành học.

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chính là thực hiện một khâu đột phá chiến lược nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Ông Đinh Thế Huynh đề nghị trong nghiên cứu và quán triệt Nghị quyết, cần nắm vững những thành tựu và hạn chế, yếu kém, phân tích nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém kéo dài nhiều năm; nắm vững các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, liên hệ với địa phương, đơn vị mình, xây dựng chương trình hành động để triển khai Nghị quyết đạt hiệu quả thiết thực.

Đề cập Nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, ông Đinh Thế Huynh nhấn mạnh đây là vấn đề rất hệ trọng, liên quan đến vận mệnh của đất nước ta trong hoàn cảnh, điều kiện thế giới đầy phức tạp, khó đoán định hiện nay. Các đại biểu cần dành sự quan tâm đặc biệt để nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết này.

Trước hết là hiểu sâu sắc tình hình trong nước, thế giới; nắm chắc, hiểu rõ các quan điểm chỉ đạo, phương châm, nhiệm vụ và giải pháp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới mà Nghị quyết đã đề ra đồng thời cần vận dụng triển khai thực hiện một cách sáng tạo tại địa phương, đơn vị mình; phổ biến, quán triệt sâu sắc phù hợp từng đối tượng để cán bộ, đảng viên và nhân dân thông suốt và tích cực tham gia vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Về bản Hiến pháp (sửa đổi), ông Đinh Thế Huynh nêu rõ việc thực hiện Hiến pháp sẽ đưa Việt Nam vững bước trên con đường xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn phát triển mới.

Trong tình hình đấu tranh tư tưởng, chính trị phức tạp như hiện nay, các thế lực thù địch tăng cường chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, ông Đinh Thế Huynh đề nghị các đại biểu tập trung nghiên cứu, đào sâu suy nghĩ để nắm vững các quy định trong Hiến pháp, nhất là những vấn đề có tính nguyên tắc, những nội dụng cốt lõi để chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thi hành Hiến pháp. Đó là khâu mấu chốt để Hiến pháp đi vào cuộc sống, thúc đẩy sự nghiệp phát triển vững chắc của đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa trong những năm tới.

Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, đồng chí Đinh Thế Huynh đề nghị các đại biểu tập trung nghiên cứu, thảo luận để nắm vững, hiểu rõ những quan điểm, chủ trương của Đảng trong các Kết luận, Nghị quyết của Trung ương. Từ đó, lãnh đạo, chỉ đạo việc học tập, nghiên cứu và xây dựng chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương ở địa phương, cơ quan, đơn vị mình.

Trong ngày làm việc đầu tiên, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang giới thiệu Nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Ông Bùi Quang Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giới thiệu Kết luận về “Tình hình kinh tế-xã hội năm 2013 và thực hiện nhiệm vụ năm 2014” và “Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XI về kinh tế-xã hội, trọng tâm là 3 khâu đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng."

Theo Chương trình, ngày 12/12, Hội nghị tiếp tục làm việc nghe ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giới thiệu Nghị quyết về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Ông Phan Trung Lý, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội giới thiệu những nội dung cơ bản và mới của bản Hiến pháp được Quốc hội thông qua ngày 28/11/2013./.

Theo Hương Thủy (TTXVN)

Đọc thêm

Chủ tịch Trung Quốc hội đàm với Thủ tướng Đức: Khẳng định tiềm năng hợp tác to lớn, miễn là tôn trọng nhau

Chủ tịch Trung Quốc hội đàm với Thủ tướng Đức: Khẳng định tiềm năng hợp tác to lớn, miễn là tôn trọng nhau

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón tiếp Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong ngày cuối cùng nhà lãnh đạo quốc gia châu Âu thăm Bắc Kinh.
Cử tri và nhân dân quan tâm, đánh giá cao phiên chất vấn đại biểu Quốc hội thuộc 2 nhóm vấn đề của Bộ Tài chính và Bộ Ngoại giao

Cử tri và nhân dân quan tâm, đánh giá cao phiên chất vấn đại biểu Quốc hội thuộc 2 nhóm vấn đề của Bộ Tài chính và Bộ Ngoại giao

Sáng 16/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 3/2024.
Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam được bầu vào Hội đồng Chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027 là sự ghi nhận quan trọng từ cộng đồng quốc tế.
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 17/4 và sáng 18/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Việt Nam vs U23 Kuwait; Champions League - Munich vs Arsenal

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 17/4 và sáng 18/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Việt Nam vs U23 Kuwait; Champions League - Munich vs Arsenal

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 17/4 và sáng 18/4: Lịch thi đấu U23 châu Á 2024 - U23 Việt Nam vs U23 Kuwait; Champions League - Munich vs ...
Australia phát hiện hóa thạch 3 loài chuột túi khổng lồ đã tuyệt chủng

Australia phát hiện hóa thạch 3 loài chuột túi khổng lồ đã tuyệt chủng

Các nhà nghiên cứu ở phía Nam Australia phát hiện hóa thạch của 3 loài chuột túi cổ đại khổng lồ mới.
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Công du New Zealand và Australia, Ngoại trưởng Trung Quốc tạo đà cải thiện quan hệ?

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang thực hiện chuyến công du đến New Zealand và Australia để đẩy nhanh tốc độ cải thiện quan hệ giữa hai bên.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động