Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp tại hội trường. |
Buổi sáng, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Luật Công đoàn (sửa đổi); Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.
Sau đó, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Tin liên quan |
Tư vấn lãnh sự Việt Nam-Australia lần thứ 18: Đối thoại cởi mở, thực chất về hợp tác lãnh sự hai nước |
Buổi chiều, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030.
Sau đó, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Dự kiến, từ 16 giờ 45, Quốc hội họp riêng về công tác nhân sự.
* Ngày hôm qua, 26/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi) với 449 đại biểu tán thành (bằng 93,74% tổng số ĐBQH), có 1 đại biểu không tán thành (bằng 0,21% tổng số ĐBQH), có 2 đại biểu không biểu quyết (bằng 0,42% tổng số ĐBQH).
Quốc hội cũng biểu quyết thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn với 455 đại biểu tán thành (bằng 94,99% tổng số ĐBQH), có 1 đại biểu không biểu quyết (bằng 0,21% tổng số ĐBQH).
Quốc hội cũng đã biểu quyết thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) với 407 đại biểu tán thành (bằng 84,97% tổng số ĐBQH), có 36 đại biểu không tán thành (bằng 7,52% tổng số ĐBQH), có 8 đại biểu không biểu quyết (bằng 1,67% tổng số ĐBQH).
* Về dự thảo Luật Phòng không nhân dân, tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XV, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh chủ trì, phối hợp với Ban soạn thảo dự án Luật và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.
Dự thảo Luật Phòng không nhân dân sau khi tiếp thu, chỉnh lý có 8 chương với 55 điều, đã thể chế đường lối, chủ trương của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới,
Dự thảo cũng đã nghiên cứu kỹ lưỡng ý kiến của các vị ĐBQH, Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến của các vị ĐBQH hoạt động chuyên trách, các Đoàn ĐBQH, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội và các cơ quan, tổ chức liên quan; đồng thời, giải trình các ý kiến bảo đảm đầy đủ các căn cứ về chính trị, pháp lý và thực tiễn. Chính phủ nhất trí với dự thảo Luật đã được chỉnh lý và nội dung giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.
Đến ngày 30/10, Quốc hội cũng đã thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật này.
Mở ra triển vọng mới cho sự hợp tác giữa Việt Nam với Brasov, Romania Các hoạt động ở Brasov của đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới trong tương lai ... |
Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary tham gia Hội chợ từ thiện ngoại giao ở Budapest Đã thành truyền thống nhiều năm qua, Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary tiếp tục tham gia hội chợ, lần này mở rộng hơn ... |
Học viện Ngoại giao: Sứ mệnh kết nối hợp tác Việt Nam-Bulgaria Trong chương trình thăm chính thức Việt Nam, sáng 26/11, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev thăm Học viện Ngoại giao và có cuộc ... |
Người bạn đồng hành Báo Thế giới và Việt Nam Có lẽ đúng như tên gọi “Thế giới và Việt Nam”, hành trình 35 năm của Báo đã luôn khắc họa rõ nét hình ảnh ... |
Việt Nam coi Trường Đại học Việt - Nhật là dự án biểu tượng hợp tác giữa hai nước Chiều 26/11, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Đại sứ Nhật ... |