Các vị đại biểu Quốc hội chuẩn bị vào dự họp tại Nhà Quốc hội. |
Dự kiến, buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở tổ về: Dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hải Phòng; Việc thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương.
Buổi chiều, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Tin liên quan |
Lãnh đạo Bộ Công an gặp mặt các Trưởng Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024-2027 |
Để chính quyền TP. Hải Phòng tinh gọn, hiệu quả hơn
Chiều ngày 30/10, các đại biểu Quốc hội họp tại hội trường nghe Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP. Hải Phòng.
Ngày 24/1/2019 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 45-NQ/TW về xây dựng và phát triển TP. Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó đã xác định mục tiêu cụ thể đến năm 2025 “Xây dựng chính quyền đô thị với bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; đến năm 2030 “Cơ bản đạt các tiêu chí của đô thị loại đặc biệt. Chính quyền đô thị được xây dựng và hoàn thiện phù hợp với yêu cầu của TP thông minh”.
Tuy nhiên, mô hình tổ chức chính quyền địa phương hiện nay chưa phù hợp với đặc điểm, tính chất của việc quản lý một đô thị lớn, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của Thành phố trong giai đoạn mới, ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước tại địa bàn đang phát triển năng động.
Thực tiễn đó đã đặt ra yêu cầu cần tổ chức bộ máy chính quyền đô thị tinh gọn, hợp lý, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, công khai, minh bạch trong quản lý và phục vụ Nhân dân tốt hơn của chính quyền các cấp của Thành phố. Vì vậy, việc xây dựng, trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP. Hải Phòng là cần thiết.
Theo dự thảo, về mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP. Hải Phòng, chính quyền địa phương ở quận, phường tại TP. Hải Phòng là UBND quận, phường và là cơ quan hành chính nhà nước ở quận, phường (không tổ chức HĐND quận, phường).
Việc tổ chức chính quyền địa phương ở TP. Hải Phòng và các đơn vị hành chính khác của TP. Hải Phòng có HĐND và UBND theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành.
Về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương khi tổ chức chính quyền đô thị: Quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở TP, quận, TP. Thủy Nguyên và phường để đảm bảo thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, phù hợp với mô hình tổ chức chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị, phục vụ tốt hơn các nhu cầu của người dân, tổ chức, doanh nghiệp.
Chuyển các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND quận và HĐND phường thực hiện trước đây sang HĐND, UBND, Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng; UBND, Chủ tịch UBND quận; HĐND, UBND, Chủ tịch UBND TP. Thủy Nguyên và UBND phường thực hiện; đồng thời bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn cho các cơ quan này (tương tự TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đang thực hiện) để đảm bảo phù hợp với mô hình tổ chức chính quyền đô thị.
Hiện Chính phủ cũng đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập TP Thủy Nguyên thuộc TP. Hải Phòng có diện tích hơn 269km2, quy mô dân số gần 398.000 người, chiếm 16,34% dân số của TP Hải Phòng.
TP Thủy Nguyên được định hướng là trung tâm hành chính, chính trị mới của TP Hải Phòng. Đồng thời là trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, trung tâm logistics tài chính của vùng duyên hải Bắc Bộ, là động lực phát triển của TP Hải Phòng và khu vực Bắc Bộ.
Đại sứ Bỉ đồng chủ trì họp báo Lễ hội văn hoá và ẩm thực Bỉ 2024 tại Hải Phòng Tiếp nối thành công của những năm trước, Lễ hội Văn hóa và Ẩm thực Bỉ 2024 (B. Fest 2024) sẽ trở lại lần thứ ... |
Cũng trong chiều 30/10, Quốc hội nghe tờ trình, báo cáo thẩm tra về đề án thành lập Thành phố (TP) Huế trực thuộc Trung ương.
Theo đó, việc thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương là cơ sở để tổ chức chính quyền đô thị mới, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và nâng cao chất lượng đời sống của người dân; là tiền đề quan trọng để hoàn thành mục tiêu “Đến năm 2030, tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao” theo định hướng tại Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Đề án nhấn mạnh quan điểm, nguyên tắc bảo tồn, phát huy hiệu quả giá trị di sản Cố đô, bản sắc văn hóa Huế để thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan thân thiện môi trường và thông minh. Khai thác và phát huy toàn diện, hiệu quả tiềm năng, lợi thế của thành phố di sản, đưa Huế phát triển nhanh, bền vững và tạo động lực lan tỏa vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ.
Trong đó, giải quyết tốt các mối quan hệ giữa kế thừa và phát triển; giữa phát triển kinh tế - văn hóa và môi trường; giữa bảo tồn gìn giữ truyền thống và phát huy các giá trị di sản, trong đó bảo tồn là cốt lõi; giữa phát triển đô thị di sản và phát triển thành phố trực thuộc trung ương và đặt trong tổng thể toàn đô thị Huế; Việc xây dựng thành phố Huế trực thuộc trung ương phải bảo đảm điều kiện thuận lợi hơn, tốt hơn cho bảo tồn và phát triển đô thị di sản.
Sửa Luật Bảo hiểm y tế giải quyết vướng mắc, bất cập
Sau 15 năm triển khai thi hành, Luật Bảo hiểm y tế đã thực sự đi vào cuộc sống với 93,3 triệu người tương ứng 93,35% dân số tham gia bảo hiểm y tế, là cơ chế bảo đảm nguồn tài chính cho nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội và hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã phát sinh những vướng mắc, bất cập, hạn chế cần được điều chỉnh về các nội dung: Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế; phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế; đa dạng hóa các gói bảo hiểm tế và quy định liên kết với bảo hiểm y tế thương mại; đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, thông tuyến, chuyển tuyến; hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; giám định bảo hiểm y tế; quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế; trách nhiệm các bên liên quan trong thực hiện chính sách bảo hiểm y tế…
Đặc biệt, một số quy định cần sửa đổi ngay để đồng bộ với Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024, nhất là các quy định liên quan đến cấp chuyên môn kỹ thuật của Luật Khám bệnh, chữa bệnh để có hiệu lực đồng bộ từ ngày 1/1/2025 nên trước mắt cần tập trung sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế để khắc phục các bất cập mang tính cấp bách.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước trao quyết định bổ nhiệm Đại sứ, Trưởng đại diện Việt Nam ở nước ngoài Chiều 18/10, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao quyết định bổ nhiệm 4 Đại sứ đặc mệnh toàn ... |
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Bộ Chính trị đã thống nhất cao đồng ý phân công đồng chí Trần Cẩm Tú đảm nhiệm ... |
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trao quyết định bổ nhiệm hai Vụ trưởng của Bộ Ngoại giao Chiều 25/10, tại Trụ sở Bộ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trao quyết định bổ nhiệm hai Vụ trưởng của ... |
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao quyết định tiếp nhận, điều động cán bộ cấp Vụ Ngày 29/10, tại Trụ sở Bộ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trao quyết định tiếp nhận, điều động cán bộ cấp Vụ ... |