Các đại biểu Quốc hội họp tại hội trường. |
Dự kiến, buổi sáng, các đại biểu Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035;
Tin liên quan |
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6-6,5% trong năm 2024 |
Sau đó, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Buổi chiều, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công đoàn (sửa đổi); thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ.
* Về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, ngày 14/5, trình bày Tờ trình của Chính phủ trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 được thực hiện trên phạm vi cả nước và tại một số quốc gia có mối quan hệ văn hoá lâu dài, tương tác văn hoá lâu dài với Việt Nam, có đông đảo người Việt Nam sinh sống, lao động, học tập.
Chương trình tập trung vào các hoạt động thuộc các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật cụ thể gồm: di sản văn hóa; văn hóa cơ sở; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; điện ảnh; thư viện; giáo dục văn hóa; đào tạo; văn hóa dân tộc; văn hóa đối ngoại; công nghiệp văn hóa...
Chương trình thực hiện với quy mô cả nước, bao gồm tất cả các đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, cấp thôn trên phạm vi cả nước; một số trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài.
Hôm nay 24/5, Quốc hội thảo luận các dự án sửa đổi luật: Lưu trữ; Cảnh vệ; Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ Hôm nay 24/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi); thảo luận tại tổ về dự án Luật ... |
(1) Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện trong phát triển văn hóa và xây dựng, hoàn thiện, chuẩn mực đạo đức, bản sắc, bản lĩnh, hệ giá trị con người, gia đình Việt Nam;
(2) Nâng cao đời sống tinh thần, khả năng tiếp cận, thụ hưởng văn hóa của nhân dân, khắc phục sự chênh lệch trong thụ hưởng văn hóa giữa các vùng, miền, tầng lớp dân cư, giới tính, từ đó nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc;
(3) Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc;
(4) Đóng góp trực tiếp vào phát triển kinh tế xã hội, huy động, tập trung nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, chất lượng, hiệu quả cho phát triển văn hóa;
(5) Xây dựng đội ngũ văn nghệ sỹ, chuyên gia đầu ngành, lực lượng người lao động chuyên nghiệp, chất lượng cao;
(6) Phát huy tính đại chúng, tính khoa học, tính dân tộc của văn hóa thông qua đổi mới sáng tạo, tiếp thu và nghiên cứu, áp dụng những thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa;
(7) Nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế thông qua phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam, hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Về mục tiêu cụ thể, đến năm 2030 đạt 9 nhóm mục tiêu cụ thể sau:
(1) Hoàn thành 100% việc xây dựng và ban hành các bộ quy tắc ứng xử, phù hợp với đặc điểm địa phương và nguyên tắc bình đẳng giới về môi trường văn hóa;
(2) 100% đơn vị hành chính cấp tỉnh có đủ 3 loại hình thiết chế văn hóa, 80% các đơn vị hành chính cấp huyện có Trung tâm Văn hóa-Thể thao đạt chuẩn;
(3) 100% học sinh, học viên, sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc dân được tiếp cận, tham gia hiệu quả, thường xuyên các hoạt động giáo dục nghệ thuật, giáo dục di sản văn hóa;
(4) Ít nhất 95% di tích quốc gia đặc biệt và khoảng 70% di tích quốc gia được tu bổ, tôn tạo;
(5) Hàng năm có từ 10-15 công trình nghiên cứu lý luận phê bình văn hóa, nghệ thuật chất lượng được công bố;
(6) Phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp vào 7% GDP của cả nước;
(7) Phấn đấu tin học hóa 100% các đơn vị thực hiện hoạt động văn hóa;
(8) 80% công chức, viên chức lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, văn nghệ sỹ thuộc các đơn vị nghệ thuật công lập được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn;
(9) Hàng năm, có ít nhất 5 sự kiện quốc tế lớn về văn hóa nghệ thuật tại nước ngoài có sự tham gia chính thức của Việt Nam.
Đến năm 2035 đạt 9 nhóm mục tiêu cụ thể sau:
(1) Phấn đấu 90% các địa phương đưa nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, bình đẳng giới, hệ giá trị gia đình trong thời kỳ mới vào hương ước, quy ước của dòng họ, cộng đồng, làng xã;
(2) 100% thư viện trong mạng lưới thư viện đáp ứng điều kiện thành lập và bảo đảm điều kiện hoạt động theo quy định của Luật Thư viện;
(3) 85% cơ sở giáo dục trên toàn quốc có đủ hệ thống phòng học cho các môn học Âm nhạc, Mỹ thuật, Nghệ thuật;
(4) 100% di tích quốc gia đặc biệt và khoảng 80% di tích quốc gia được tu bổ, tôn tạo;
(5) Có ít nhất 10 tác giả đạt giải thưởng văn học ASEAN;
(6) Phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 8% vào GDP của cả nước; có mức tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 7%;
(7) Hoàn thiện Thư viện số quốc gia, xây dựng thư viện thông minh, mở rộng kết nối, tích hợp dữ liệu với các thư viện trong mạng lưới thư viện Việt Nam và quốc tế;
(8) 100% công chức, viên chức lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, văn nghệ sĩ thuộc các đơn vị nghệ thuật công lập được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn;
(9) Hàng năm, có ít nhất 4-6 sự kiện quốc tế lớn về văn hóa nghệ thuật tại nước ngoài có sự tham gia chính thức của Việt Nam.
Về thời gian thực hiện Chương trình, Chính phủ đề nghị thời gian là 2025-2035. Cụ thể là năm 2025 chỉ tập trung xây dựng khung chính sách và chuẩn bị đầu tư; Giai đoạn thứ 1 theo kỳ trung hạn 2026 - 2030: tập trung giải quyết các vấn đề hạn chế, thách thức đặt ra trong thời gian qua.
Giai đoạn thứ 2 theo kỳ trung hạn 2031 - 2035: tiếp tục phát triển văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh của nền kinh tế Việt Nam.
Chính phủ đề xuất xin ý kiến Quốc hội về nhiệm vụ đầu tư xây dựng một số trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài, do nội dung này nằm ngoài phạm vi quy định tại khoản 9 Điều 4 của Luật Đầu tư công.
Từ vụ trẻ mầm non bị bỏ quên trên xe: Đại biểu Quốc hội lên tiếng Các Đại biểu Quốc hội cho rằng, vụ việc trẻ mầm non tử vong do bị bỏ quên trên xe ở Thái Bình là rất ... |
Điện, thư chúc mừng Chủ tịch nước Tô Lâm và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn Lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế đã gửi điện, thư chúc mừng Chủ tịch nước Tô Lâm và Chủ tịch Quốc ... |
Quốc hội Thái Lan triệu tập phiên họp đặc biệt trong tháng 6, lý do là gì? Quốc hội Thái Lan sẽ triệu tập một phiên họp đặc biệt trong tháng 6 trong bối cảnh Thủ tướng Srettha Thavisin đang tìm cách ... |
Đại sứ Phạm Hùng Tâm gặp Phó Chủ tịch Hạ viện Australia Sharon Claydon Ngày 31/5, Đại sứ Phạm Hùng Tâm đã chào xã giao Phó Chủ tịch Hạ viện, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Australia - ... |
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 3/6-9/6 Kết quả tổng tuyển cử Ấn Độ, Tổng thống Mỹ thăm Pháp, bầu cử nghị viện châu Âu... là những sự kiện quốc tế nổi ... |