TIN LIÊN QUAN | |
Doanh thu từ thương mại điện tử đạt 4 tỷ USD | |
Khai trương Chợ thương mại điện tử nông lâm thủy sản Việt Nam |
Ngày 18/8/2016, Cục Thương mại điện tử và Công nghiệp, Bộ Công Thương, chủ trì, phối hợp với Hiệp hội thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam tổ chức Họp báo công bố Ngày mua sắm trực tuyến (Online Friday) 2016.
Đây là sự kiện TMĐT lớn nhất trong năm, được tổ chức định kỳ vào ngày thứ Sáu đầu tiên của tháng 12, theo mô hình “Black Friday” trên thế giới, dành cho cộng đồng doanh nghiệp TMĐT và người tiêu dùng tại Việt Nam.
Chương trình Ngày mua sắm trực tuyến – Online Friday sẽ kết hợp các hoạt động online và offline, được tổ chức theo chuỗi các sự kiện, bao gồm “Ngày mua sắm trực tuyến Mùa thu 2016” vào 30/9/2016; “Diễn đàn phát triển Thương mại điện tử Việt Nam” vào tháng 11; “Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam” vào ngày 2/12/2016 và Sự kiện BigOFF vào 3 ngày 1-2-3/12/2016.
Trên thế giới mô hình bán hàng hạ giá "Black Friday” đã có từ rất lâu. (Nguồn: Dealnews) |
Các nhóm doanh nghiệp chính tham gia vào Chương trình Ngày mua sắm trực tuyến 2016, bao gồm: Nhóm doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu chính hãng (Samsung, Intel, Asus, Oppo, Maison JSC, Hoàng Phúc International,…); Nhóm doanh nghiệp Omni-Channel (Thế giới di động, Nguyễn Kim, HC, Pico, Mediamart, Trần Anh,…); Nhóm 100+ doanh nghiệp Thương mại điện tử nổi bật; Nhóm doanh nghiệp du lịch trực tuyến; Nhóm doanh nghiệp Start-up; Nhóm ngân hàng và trung gian thanh toán; Nhóm doanh nghiệp chuyển phát.
Người tiêu dùng có thể mua sắm, tương tác với các doanh nghiệp này thông qua các chương trình online, cũng như trực tiếp tại các sự kiện offline, với nhiều khuyến mãi độc đáo.
Để đảm bảo thành công cho con số doanh thu kỳ vọng - hơn 1.000 tỷ Đồng, năm nay, Bộ Công Thương đã mạnh mẽ đưa ra cơ chế minh bạch về sản phẩm và “deal” khuyến mại của các doanh nghiệp tham gia Online Friday nhằm kiểm soát chất lượng của toàn bộ giao dịch trong ngày mua sắm trực tuyến lớn nhất năm, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Đây cũng là điểm khác biệt lớn nhất, quyết định thành công của Online Friday 2016. Cơ chế này yêu cầu sản phẩm tham gia tại Online Friday phải đưa đúng giá gốc, sản phẩm không gần hết hạn sử dụng, có chứng nhận xuất xứ sản phẩm, chính sách đổi trả rõ ràng và quan trọng nhất là phải thực hiện đúng mức khuyến mại, giảm giá như đăng ký. Bất kỳ doanh nghiệp nào vi phạm sẽ bị tước quyền tham gia Online Friday ngay lập tức (có thể là vĩnh viễn), thực hiện bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.
Khi đưa ra cơ chế “rắn” này, Bộ Công Thương kỳ vọng xây dựng một sân chơi minh bạch, tin cậy nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, kích thích cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, và đó cũng chính là nền tảng cơ bản để phát triển tốt ngành TMĐT tại Việt Nam.
6 nước Mekong tập trung hợp tác về thương mại điện tử Ngày 12/6, 6 nước dọc sông Mekong đã thành lập một liên minh nhằm xây dựng nền tảng cho thương mại điện tử xuyên biên ... |
Mở đường cho thương mại điện tử về nông thôn Dù tỷ trọng tại các khu vực nông thôn còn thấp nhưng nhiều chuyên gia ngành bán lẻ nhận định, thương mại điện tử (TMĐT) ... |
Phát động Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam 2014 Chiều 1/12, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Thương mại điện tử Việt ... |