Lao động Việt Nam đang có mặt tại hơn 40 quốc gia/vùng lãnh thổ. |
Có hiệu lực từ 20/5/2020, theo đó, tại Phụ lục I của Nghị định có quy định người lao động ở nước ngoài không được làm: 1) Công việc massage tại các nhà hàng, khách sạn hoặc các trung tâm giải trí; 2) Công việc phải tiếp xúc thường xuyên với chất nổ, chất độc hại trong luyện quặng kim loại màu (đồng, chì, thủy ngân, bạc, kẽm), tiếp xúc thường xuyên với mangan, dioxit thủy ngân; 3) Công việc tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở, khai thác quặng phóng xạ các loại. 4) Công việc sản xuất, bao gói phải tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất axit nitơric, natri sunfat, disunfua cacbon, các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt chuột, sát trùng, chống mối mọt có độc tính mạnh. 5) Công việc săn bắt thú dữ, cá sấu, cá mập. 6) Công việc thường xuyên ở nơi thiếu không khí, áp suất lớn (dưới lòng đất, lòng đại dương); và 7) Công việc liệm, mai táng tử thi, thiêu xác chết, bốc mồ mả.
Như vậy, theo Nghị định 38/2020/NĐ-CP, lao động Việt Nam ở nước ngoài sẽ không còn bị cấm làm ở một số ngành nghề như ca sĩ hay vũ công (dancer).
- Hiện nay cả nước đã có 362 doanh nghiệp có giấy phép dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với hơn 500.000 lao động Việt Nam hiện đang làm việc ở trên 40 nước và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề. - Trường hợp cần sự giúp đỡ, người lao động đang làm việc ở nước ngoài có thể liên hệ với Cơ quan đại diện (Đại sứ quán/ Ban Quản lý lao động) Việt Nam ở nước sở tại; Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao (đường dây nóng bảo hộ công dân); Cục Quản lý lao động ngoài nước – Bộ Lao động Thương binh & Xã hội. |
Bên cạnh đó, Nghị định 38/2020/NĐ-CP cũng quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó nêu rõ điều kiện cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Cụ thể, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (doanh nghiệp dịch vụ) là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, đáp ứng các điều kiện sau đây về vốn: Vốn pháp định không thấp hơn 5 tỷ Việt Nam đồng; có chủ sở hữu, tất cả các thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật Đầu tư.
Theo Nghị định, doanh nghiệp dịch vụ phải có Đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Nội dung của Đề án phù hợp với quy định của Pháp luật Việt Nam và nước tiếp nhận lao động, được thực hiện theo Mẫu số 2 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 29. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao 1. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ về chủ trương, chính sách về người lao động đi làm việc ở nước ngoài. 2. Chỉ đạo, hướng dẫn Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện các công tác sau: a) Bảo hộ lãnh sự, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động Việt Nam làm việc ở nước sở tại phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại và điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước đó là thành viên; b) Phối hợp với các cơ quan chức năng trong nước xử lý những vấn đề phát sinh liên quan đến người lao động Việt Nam làm việc ở nước sở tại, nghiên cứu và cung cấp thông tin để phát triển thị trường đưa người lao động đi làm việc ở nước sở tại; c) Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động xúc tiến thị trường lao động ngoài nước. |
Để biết thêm thông tin chi tiết về Nghị định số 38/2020/NĐ-CP, xin mời truy cập đường link phía dưới:
Nghị định số 38/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ
| Công ty chế biến cao su của Việt Nam tại Campuchia có nhu cầu tuyển 10.500 lao động TGVN. Các công ty công nghiệp chế biến cao su của Việt Nam tại Campuchia đang có nhu cầu tuyển 10.500 lao động năm 2020-2021 ... |
| Cơ hội việc làm tại các nông trường trái cây xuất khẩu cho người gốc Việt TGVN. Chương trình tuyển dụng đặc biệt khuyến khích bà con thuộc diện di dời từ sông, Biển Hồ chuyển đổi nghề nghiệp, lên làm ... |
| Luật nhập cư lao động lành nghề của Đức: Cơ hội cho lao động Việt Nam (Kỳ cuối) TGVN. Thiếu hụt lao động ngành nghề trong nhiều lĩnh vực tại Đức mở ra cơ hội mới cho lao động Việt Nam, song tận dụng ... |
| Luật nhập cư lao động lành nghề của Đức: Bài toán thách thức về nhân lực (Kỳ I) TGVN. Việc nước Đức thiếu hụt lao động ngành nghề trong nhiều lĩnh vực có thể mở ra cơ hội cho lao động Việt Nam mong ... |