TIN LIÊN QUAN | |
Những đề cử cuộc thi “Ảnh đẹp về cuộc sống hoang dã của năm” | |
Hoàng tử Anh kêu gọi hành động quyết liệt hơn vì tê giác |
Giải chạy do Câu lạc bộ chạy tình nguyện Red River Runners Hà Nội phối hợp với Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) tổ chức.
Khác với mọi năm, lần này người tham gia có cơ hội lựa chọn chạy vì một trong số bốn loài ĐVHD nguy cấp bao gồm gấu, hổ, tê giác và tê tê. Đây là 4 loài ĐVHD thường bị săn bắt và sử dụng làm thuốc.
Tham gia giải chạy lần này có sự góp mặt của các đội đến từ Đại sứ quán Anh, Pháp, Mỹ, Nam Phi, Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam, Cơ quan phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) và một số các doanh nghiệp đối tác. Như thường lệ, Giải chạy sông Hồng gồm nhiều cự ly khác nhau (5km, 10km, 21km) nhằm thu hút đông đảo đối tượng tham gia, từ trẻ em cho đến các vận động viên kì cựu.
Giải chạy thu hút nhiều đối tượng tham gia. (Ảnh: ENV) |
“Chúng tôi vô cùng phấn khởi về giải chạy năm nay. Những người tham gia không chỉ có cơ hội tham gia một môn thể thao yêu thích mà còn góp phần bảo vệ các loài ĐVHD nguy cấp”, ông Richard Leech, thành viên Câu lạc bộ chạy tình nguyện Red River Runners Hà Nội chia sẻ.
Theo bà Nguyễn Thị Phương Dung – Phó Giám đốc ENV, hiện nay, tình trạng săn bắn và buôn bán trái phép ĐVHD đang ở mức đáng báo động, đặc biệt là các loài động vật quý hiếm như gấu, hổ, tê giác, tê tê... “Một trong những hành động ý nghĩa và thiết thực mỗi người có thể làm là không sử dụng các sản phẩm thuốc Đông y có nguồn gốc từ các loài nguy cấp, quý, hiếm. Hơn nữa, việc lựa chọn y học hiện đại thay cho các phương thuốc có nguồn gốc từ ĐVHD không những tốt cho bản thân mà còn giúp bảo vệ các loài ĐVHD trong tự nhiên”, bà Dung cho biết.
Hổ: Theo ước tính, chỉ còn ít hơn 5 cá thể hổ trong tự nhiên tại Việt Nam. Cao xương hổ thường được sử dụng trong Đông y. Tê giác: Tê giác được công bố đã tuyệt chủng tại Việt Nam vào năm 2010. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng sừng tê giác tại Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục làm gia tăng nạn thảm sát tê giác tại châu Phi. Sừng tê giác thường được sử dụng làm thuốc Đông y, và được một số người dùng để chứng tỏ sự thành công và địa vị xã hội của bản thân. Gấu: Hiện nay, số lượng gấu nuôi nhốt trong các trang trạị đã giảm từ 4.300 từ năm 2005 còn khoảng 1.200 cá thể. Mật gấu thường được sử dụng như một vị thuốc Đông y. Tê tê: Tê tê được đánh giá là loài thú bị buôn lậu nhiều nhất trên thế giới. Bên cạnh là một loại đặc sản trong các nhà hàng, vảy tê tê cũng được sử dụng trong Đông y. |
2.000 thanh niên cam kết bảo vệ động vật hoang dã Ngày 24/11, khoảng 2.000 bạn trẻ sẽ có mặt tại Cung văn hóa Lao Động (TP. Hồ Chí Minh) để tham gia lễ hội môi ... |
'Hoạt động buôn bán trái phép động, thực vật diễn biến phức tạp' Sáng nay (17/11) tại Hà Nội đã diễn ra hội nghị về chống buôn bán trái phép động vật, thực vật hoang dã lần thứ ... |
Việt Nam quyết tâm phòng chống buôn bán trái phép động vật hoang dã Chiều 16/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Công tước xứ Cambridge, Bá tước xứ Strathearn (Scotland), ... |
Nỗi niềm cùng tê tê Sinh ra ở Cúc Phương, cả tuổi thơ gắn liền với rừng, chàng trai Nguyễn Văn Thái rất trăn trở khi chứng kiến cảnh động ... |