Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ thông tin như vậy tại họp báo Chính phủ cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2024 diễn ra tại Hà Nội, chiều 5/8.
Toàn cảnh họp báo Chính phủ cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2024. (Ảnh: Gia Thành) |
Bộ trưởng Trần Văn Sơn cho hay, kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng tích cực trong cả 3 khu vực. Khu vực nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng ổn định. Khu vực công nghiệp phục hồi tốt; tháng 7 tăng 0,7% so với tháng 6 và tăng 11,2% so với cùng kỳ; tính chung 7 tháng tăng 8,5%. Khu vực dịch vụ tiếp tục tăng khá; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7 tăng 9,4%; 7 tháng tăng 8,7%.
Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 7 tháng tăng 4,12%, tăng 0,04% so với tháng 6. Tỷ giá, lãi suất nhìn chung ổn định. An ninh năng lượng, an ninh lương thực được bảo đảm. Thị trường lao động phục hồi tốt, cơ bản bảo đảm cân đối cung cầu lao động.
Tin liên quan |
Kinh tế Việt Nam: Thời khắc mong đợi đã tới, giữ vững '3 chân kiềng kinh tế', lấy lại hào quang |
Bên cạnh đó, xuất khẩu tiếp tục tăng cao, xuất siêu lớn, góp phần bảo đảm cán cân thanh toán. Xuất khẩu tháng 7 tăng 6,7% so với tháng 6 và 19,1% so với cùng kỳ; tính chung 7 tháng tăng 15,7%; nhập khẩu tăng 18,5%; xuất siêu 14,08 tỷ USD.
Chủ nhiệm Văn phòng Chính Phủ cho rằng, thu ngân sách nhà nước (NSNN) tăng mạnh. Tổng NSNN 7 tháng ước đạt 69,8% dự toán năm, tăng 14,6% so với cùng kỳ. Du lịch phục hồi mạnh, vượt cùng kỳ trước đại dịch. Trong 7 tháng, khách quốc tế đạt gần 10 triệu lượt, tăng 51% so với cùng kỳ và tăng 1,9% so với cùng kỳ 2019 trước khi có đại dịch Covid-19.
Đồng thời, đầu tư phát triển tiếp tục đạt kết quả tích cực, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 18 tỷ USD, tăng 10,9%; vốn FDI thực hiện đạt 12,55 tỷ USD, tăng 8,4%, cao nhất trong 5 năm qua.
Theo Bộ trưởng Trần Văn Sơn, tháng 7 có 14.700 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 7,3% so với cùng kỳ; tính chung 7 tháng có 139.500 doanh nghiệp thành lập mới và tái gia nhập thị trường, tăng 5,9% so với cùng kỳ.
Thêm vào đó, các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng; an sinh xã hội được bảo đảm. Tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ. Tổ chức trang trọng, chu đáo, an toàn lễ Quốc tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Triển khai đúng, đủ, kịp thời các chế độ, chính sách lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công, trợ cấp xã hội theo tiền lương mới từ ngày 1/7/2024.
Chia sẻ thêm về cải cách chính sách tiền lương từ tháng 7/2024, Bộ trưởng cho rằng, cải cách đạt kết quả tốt, về cơ bản không làm tăng giá, nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và Nhân dân cả nước.
Cải cách tiền lương từ tháng 7/2024 đạt kết quả tốt, về cơ bản không làm tăng giá, nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và Nhân dân cả nước. |
Ngoài ra, tập trung xây dựng và đã cơ bản hoàn thành việc ban các nghị định hướng dẫn các Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Cải cách hành chính, nhất là cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính, chuyển đổi số, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh, góp phần củng cố niềm tin trong Nhân dân. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; đối ngoại, hội nhập quốc tế được đẩy mạnh; uy tín, vị thế đất nước ngày càng được nâng lên....
Bên cạnh những thành tích đạt được, Bộ trưởng Trần Văn Sơn cho rằng, các thành viên Chính phủ thẳng thắn nhìn nhận còn những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức.
Đơn cử như: Sức ép lạm phát còn cao; tình hình thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản thế giới còn nhiều rủi ro; tình hình sản xuất kinh doanh trong một số lĩnh vực còn khó khăn; số doanh nghiệp rút khỏi thị trường còn cao; tiếp cận vốn tín dụng còn khó khăn; thị trường bất động sản bước đầu ổn định, nhưng khó khăn, vướng mắc còn chậm được giải quyết; việc triển khai gói tín dụng 140 nghìn tỷ cho nhà ở xã hội còn chậm; đời sống một bộ phận người dân khó khăn; thiên tai, dịch bệnh, nắng nóng, hạn hán nghiêm trọng ở nhiều nơi…
"Trên cở sở xác định các nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và phân tích tình hình quốc tế, khu vực, trong nước, thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ mục tiêu là phải kiên định ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát tốt lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, chủ quyền biên giới quốc gia", Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nhấn mạnh.
| Chuyên gia chỉ rõ yếu tố thể hiện Việt Nam đã là nền kinh tế thị trường Giảng viên cấp cao chuyên ngành kinh tế tại Đại học Deakin (Australia), TS. Công Phạm khẳng định, nếu tính đến tốc độ cải tổ ... |
| Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Thương mại đầu tư của Việt Nam và Ấn Độ sẽ tăng lên mạnh mẽ Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, chuyến thăm cấp Nhà nước đến Ấn Độ từ ngày 30/7-1/8 của ... |
| Kinh tế biển xanh - Động lực phát triển bền vững Sau hơn 5 năm triển khai Nghị quyết 36, kinh tế biển đã có được những sự phát triển quan trọng, tạo động lực phát ... |
| Việt Nam và Philippines sẽ dẫn dắt tăng trưởng kinh tế Đông Nam Á Đông Nam Á có thể sẽ vượt qua tốc độ tăng trưởng GDP và FDI của Trung Quốc trong thập niên tới |
| Kinh tế Việt Nam: Thời khắc mong đợi đã tới, giữ vững '3 chân kiềng kinh tế', lấy lại hào quang Ấn tượng về tăng trưởng kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024, báo cáo của Bộ phận nghiên cứu toàn cầu của Ngân ... |