Hợp tác ba bên Mỹ-Nhật-Hàn: 'Hãy đập mạnh thanh sắt khi còn nóng'

Phương Anh
Chuyến công du tới Hàn Quốc và Nhật Bản của Tổng thống Mỹ Joe Biden không chỉ có ý nghĩa chiến lược với từng cặp quan hệ mà còn là cơ hội kết nối Seoul-Tokyo lại gần nhau hơn, gắn kết 3 nước hướng tới những mục tiêu chung.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hợp tác ba bên Mỹ-Nhật-Hàn: 'Hãy đập mạnh thanh sắt khi còn nóng'
Tổng thống Mỹ Joe Biden và tân Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tại Seoul ngày 21/5. (Nguồn: AP)

Nhiệm vụ kết nối

Trong chuyến thăm Hàn Quốc và Nhật Bản vừa qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden có một nhiệm vụ là "kết nối" hai đồng minh châu Á này.

Một nhà báo kỳ cựu của Hàn Quốc đã nói lên cảm giác của nhiều người dân trong nước: "Chắc chắn, niềm tự hào của chúng ta đã được nâng cao (nhờ chuyến thăm của ông Biden). Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Hàn ngày 21/5 diễn ra chỉ 11 ngày sau khi Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tuyên thệ nhậm chức. Sự phấn khích của công chúng là điều dễ hiểu vì Hàn Quốc chưa bao giờ tổ chức hội nghị thượng đỉnh với Mỹ ngay sau lễ nhậm chức của một nhà lãnh đạo mới, và lần này là chuyến thăm đầu tiên của tổng thống Mỹ Joe Biden".

Hai Tổng thống đã nhanh chóng bắt tay vào các lĩnh vực hợp tác, đồng ý điều chỉnh chiến lược của họ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, hai nước cũng nhất trí bắt đầu thảo luận về việc mở rộng các cuộc tập trận chung, và Seoul cam kết sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong địa chính trị khu vực.

Trong bối cảnh Trung Quốc đang trỗi dậy, Triều Tiên vẫn tiếp tục các vụ thử tên lửa nhắm đến Seoul và Washington, một liên minh chặt chẽ giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Nhiều chuyên gia an ninh cho biết, một trong những mục tiêu của hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật Bản là bảo vệ không chỉ Tokyo mà còn cả Seoul. Mỹ và Nhật Bản có một kế hoạch dự phòng chung mang mã số 5055 quy định việc triển khai Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) và quân đội Mỹ trong trường hợp khẩn cấp về an ninh trên Bán đảo Triều Tiên.

Trong khi đó, Mỹ và Hàn Quốc cũng đang củng cố quan hệ đồng minh của họ. Trong cuộc họp "2+2" giữa các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng hai nước vào tháng 3/2021, Mỹ và Hàn Quốc khẳng định rằng liên minh Mỹ-Hàn "đóng vai trò là nền tảng của hòa bình, an ninh và thịnh vượng trên Bán đảo Triều Tiên và khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương".

"Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở" đã trở thành một từ khóa được Hàn Quốc và Nhật Bản chia sẻ. Nhiều chuyên gia đã gọi mối quan hệ rạn nứt giữa Nhật Bản và Hàn Quốc là "mắt xích còn thiếu" trong các thỏa thuận an ninh cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Việc ông Yoon trở thành Tổng thống Hàn Quốc có thể mang lại cho tam giác quan hệ Mỹ-Nhật-Hàn cơ hội thúc đẩy ổn định khu vực bằng cách tăng cường hợp tác đối phó với Triều Tiên và Trung Quốc.

Hàn Quốc là một cường quốc quân sự lớn, có ngân sách quốc phòng lớn thứ 10 trên thế giới và 600.000 quân. Chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch chi tổng cộng 315 nghìn tỷ Won (247 tỷ USD) cho quốc phòng trong 5 năm kể từ năm 2022.

Hàn Quốc đã có chiến lược phòng thủ 3 giai đoạn trước các cuộc tấn công hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, bao gồm cả hệ thống tấn công phủ đầu Kill Chain. Hệ thống này, bao gồm các tên lửa đất đối không, có thể được huy động nếu phát hiện các dấu hiệu sắp xảy ra vụ phóng tên lửa của Bình Nhưỡng.

Nhật Bản và Hàn Quốc có chung nguy cơ trở thành mục tiêu trả đũa của Triều Tiên nếu một trong hai bên tấn công nước này.

Hợp tác ba bên Mỹ-Nhật-Hàn: 'Hãy đập mạnh thanh sắt khi còn nóng'
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tại Tokyo ngày 23/5. (Nguồn: AP)

Không được phép bỏ lỡ cơ hội

Với việc Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, một trong những vấn đề quan trọng được đưa ra tại cả hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Hàn và Mỹ-Nhật phải là làm thế nào để tăng cường hiệu quả "chiếc ô hạt nhân" của Mỹ như một biện pháp răn đe chống lại các mối đe dọa từ Trung Quốc và Triều Tiên.

Tokyo và Seoul tiếp tục chia sẻ lợi ích trong việc làm cho chiếc ô hạt nhân hiệu quả hơn bằng cách hợp tác chặt chẽ với Washington. Tân Tổng thống Yoon cũng mong muốn thúc đẩy an ninh kinh tế của Hàn Quốc. Ông có kế hoạch tìm kiếm cơ hội gia nhập nhóm Bộ tứ bằng cách đầu tiên tham gia các nhóm làm việc về công nghệ tiên tiến và các lĩnh vực khác.

Trong chuyến công du của ông Biden đến châu Á, chính phủ của Tổng thống Yoon đã đăng ký tham gia Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF), một sáng kiến do Mỹ dẫn đầu, nhằm mở rộng chuỗi cung ứng toàn cầu cho các mặt hàng chiến lược.

Các tập đoàn hàng đầu, như Samsung, có thể sẽ thúc đẩy mạnh mẽ IPEF. Ông Yoon có thể thấy tỷ lệ ủng hộ của ông tăng lên nhờ chuyến thăm của ông Biden đến Hàn Quốc, thúc đẩy triển vọng của đảng Bảo thủ của ông trong cuộc bầu cử địa phương toàn quốc vào tháng 6 tới, thách thức bầu cử lớn đầu tiên đối với tân tổng thống.

"Không nên bỏ lỡ cơ hội khi ông Yoon có động lực. Hãy đập mạnh thanh sắt khi nó còn nóng", một quan chức cấp cao của chính phủ Hàn Quốc cho biết, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc phải hành động nhanh chóng để tăng cường quan hệ.

Ông Biden, người đã cố gắng làm cầu nối để thu hẹp khoảng cách giữa Nhật Bản và Hàn Quốc cách đây 9 năm, phải nhận thức rõ rằng hai đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc không được phép bỏ lỡ cơ hội này.

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol có thể sẽ sớm có cơ hội gặp nhau. Mong muốn mở rộng phạm vi hợp tác an ninh ra ngoài châu Âu, NATO đã mời 4 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand, tham dự hội nghị thượng đỉnh tại Tây Ban Nha vào cuối tháng 6 tới.

Tuyên bố chung của Mỹ với hai đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản khác biệt khi nhắc đến Nga và Trung Quốc như thế nào?

Tuyên bố chung của Mỹ với hai đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản khác biệt khi nhắc đến Nga và Trung Quốc như thế nào?

Hai tuyên bố chung cấp lãnh đạo Mỹ-Hàn và Mỹ-Nhật trong chuyến công du châu Á đầu tiên của Tổng thống Joe Biden đều tập ...

Trung Quốc: IPEF phục vụ lợi ích của Mỹ và tìm cách loại trừ các quốc gia khác

Trung Quốc: IPEF phục vụ lợi ích của Mỹ và tìm cách loại trừ các quốc gia khác

Ngày 25/5, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, kế hoạch kinh tế do Mỹ hậu thuẫn nhằm tìm cách tách rời các nước khỏi ...

(theo Nikkei)

Xem nhiều

Đọc thêm

Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Trong vài năm qua, quan hệ Mỹ-Trung Quốc đã trải qua những thăng trầm, nhưng đang 'bắt đầu ổn định'.
MU: Hé lộ về bạn gái ngôi sao Mason Mount

MU: Hé lộ về bạn gái ngôi sao Mason Mount

Ngày 25/4, tiền vệ đẹp trai người Anh Mason Mount và người mẫu Freya Tidy cùng đi dạo ở Altrincham, Greater Manchester.
Vượt bão hoàn hảo, đầu tàu kinh tế châu Âu có thể trở lại ‘lợi hại hơn xưa’?

Vượt bão hoàn hảo, đầu tàu kinh tế châu Âu có thể trở lại ‘lợi hại hơn xưa’?

Nền kinh tế dẫn đầu châu Âu - Đức có thật đang trên đường phục hồi như kỳ vọng?
Lịch cúp điện Bến Tre hôm nay ngày 27/4/2024

Lịch cúp điện Bến Tre hôm nay ngày 27/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Bến Tre theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 27/4/2024.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/4 và sáng 28/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - MU vs Burnley; La Liga - Atletico vs Athletic Club

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/4 và sáng 28/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - MU vs Burnley; La Liga - Atletico vs Athletic Club

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/4 và sáng 28/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 35 - MU vs Burnley; Serie A vòng 34 - Juventus vs ...
XSMN 26/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngày 26/4/2024. xổ số hôm nay 26/4/2024. xổ số ngày 26 tháng 4

XSMN 26/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngày 26/4/2024. xổ số hôm nay 26/4/2024. xổ số ngày 26 tháng 4

XSMN 26/4 - trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 26/4/2024. xổ số ngày 26 tháng 4. xổ số miền Nam thứ 6. SXMN 26/4. xổ số ...
Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Trong vài năm qua, quan hệ Mỹ-Trung Quốc đã trải qua những thăng trầm, nhưng đang 'bắt đầu ổn định'.
Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên đã thị sát buổi thử nghiệm bệ phóng tên lửa phóng loạt cỡ nòng 240 mm do Xí nghiệp công nghiệp quốc phòng sản xuất.
Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Hamas sẽ chấp nhận một nhà nước Palestine có chủ quyền hoàn toàn ở Bờ Tây và Dải Gaza dọc theo đường biên giới trước năm 1967.
Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn nữa kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2/2022.
Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Hội đồng chuyển tiếp Haiti tuyên thệ nhậm chức tại Cung điện quốc gia ở thủ đô Port-au-Prince, đánh dấu bước khởi đầu của quá trình chuyển đổi.
Tình hình Ukraine: Mỹ nói về việc cử 'cố vấn quân sự', một nước NATO khẳng định liên minh sắp thành 'bên tham gia tích cực trong xung đột'

Tình hình Ukraine: Mỹ nói về việc cử 'cố vấn quân sự', một nước NATO khẳng định liên minh sắp thành 'bên tham gia tích cực trong xung đột'

Mỹ không có ý định tiến hành các hoạt động chiến đấu bên trong Ukraine và các lực lượng này sẽ không có mặt ở bất kỳ đâu gần tiền tuyến.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động