Hợp tác Mekong-Nhật Bản vì tương lai thịnh vượng chung

Tham dự Hội nghị Cấp cao Mekong-Nhật Bản lần thứ tư vừa qua theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và đoàn đại biểu Việt Nam đã khẳng định vai trò của Việt Nam trong khu vực và trong hợp tác Mekong-Nhật Bản, củng cố quan hệ hữu nghị với các nước tiểu vùng Mekong.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Lãnh đạo 5 nước tiểu vùng Mekong và Nhật Bản tại Hội nghị Mekong - Nhật Bản lần 4.

Nâng cao hiệu quả hợp tác

Cùng tham dự với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng nước chủ nhà Yoshihiko Noda tại Hội nghị Cấp cao Mekong-Nhật Bản lần thứ 4 còn có Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Sen; Thủ tướng CHDCND Lào Thongsing Thammavong; Tổng thống Myanmar Thein Sein, và Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra. Kết quả Hội nghị đã thể hiện quyết tâm của các nước khu vực sông Mekong và Nhật Bản trong việc thúc đẩy hợp tác vì sự thịnh vượng, ổn định và phát triển bền vững ở khu vực Mekong và Đông Á nói chung.

Hội nghị đã thông qua "Chiến lược Tokyo", theo đó, các nhà lãnh đạo đã xác định ba trụ cột hợp tác mới giữa các nước Mekong và Nhật Bản giai đoạn 2013-2015 là: Tăng cường kết nối trong khu vực Mekong và giữa Mekong với các nước bên ngoài thông qua phát triển hệ thống hạ tầng giao thông và các hành lang kinh tế như Hành lang Đông-Tây (EWEC), Hành lang phía Nam (SEC); xây dựng hạ tầng thông tin và truyền thông thế hệ mới; các biện pháp thuận lợi hóa thương mại và hiện đại hóa ngành hải quan…; Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại giữa các nước và nâng vị trí của khu vực Mekong trong chuỗi giá trị toàn cầu thông qua: hỗ trợ việc thực hiện các hiệp định thương mại và đầu tư khu vực mà các nước Mekong và Nhật Bản tham gia; Phát triển công nghiệp; Cải thiện môi trường kinh doanh; Thúc đẩy hợp tác công-tư; Tăng cường giao lưu văn hóa và du lịch; Hỗ trợ Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam và hợp tác Campuchia-Lào-Việt Nam; Hợp tác về môi trường và an ninh con người với trọng tâm là giải quyết và nâng cao năng lực của các nước thành viên trong ứng phó với những thách thức chung của khu vực như biến đổi khí hậu, quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong, ô nhiễm môi trường, thiên tai, bệnh tật, an ninh lương thực và an toàn thực phẩm.

Riêng về vấn đề Biển Đông, các nước Mekong và Nhật Bản nhấn mạnh việc duy trì hòa bình, ổn định, an toàn và tự do hàng hải tại Biển Đông là nguyện vọng và lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực; khẳng định rằng các bên liên quan cần giải quyết tranh chấp ở Biển Đông thông qua các biện pháp hòa bình trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật Biển 1982 (UNCLOS), tôn trọng và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ DOC và thúc đẩy việc sớm xây dựng COC.

Vai trò tích cực của Việt Nam

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một lần nữa khẳng định ủng hộ của Việt Nam đối với hợp tác Mekong - Nhật Bản cũng như vai trò của cơ chế này đối với sự thịnh vượng, ổn định và phát triển bền vững của khu vực Mekong nói riêng và Đông Á nói chung. Thủ tướng cũng nhấn mạnh hợp tác giai đoạn tới cần ưu tiên hơn nữa cho các hoạt động cụ thể hỗ trợ các nước ứng phó với lũ lụt, thiên tai, xâm nhập mặn, bảo đảm an ninh lương thực và quan trọng hơn cả là tìm ra giải pháp lâu dài cho việc sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong.

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, thành viên đoàn tháp tùng Thủ tướng dự Hội nghị, một trong những đóng góp đặc biệt của Việt Nam là sáng kiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra về phát triển hệ thống vận tải đa phương thức nhằm tăng cường kết nối giữa các Hành lang kinh tế trong khu vực Tiểu vùng Mekong. Sáng kiến này đã nhận được sự ủng hộ của Hội nghị. Thực hiện sáng kiến này sẽ giúp các nước Mekong tận dụng mạng lưới sông ngòi, kết hợp và hỗ trợ cho vận tải đường bộ và đường biển; tạo thuận lợi cho du lịch, lưu thông thương mại hàng hoá nhờ cắt giảm chi phí và thời gian vận tải; và góp phần bảo vệ môi trường thông qua cắt giảm khí thải giao thông. Về hợp tác kinh tế thương mại, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định vai trò của khu vực tư nhân trong việc thực hiện các chương trình hợp tác Mekong Nhật Bản và đề nghị chú trọng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ.

Phát triển toàn diện đối tác chiến lược Việt-Nhật

Tại hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda nhân dịp tham dự Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã cảm ơn Nhật Bản trong năm tài khóa 2011 cam kết dành cho Việt Nam khoản ODA lớn nhất từ trước tới nay, mặc dù Nhật Bản đang phải tập trung nguồn lực để tái thiết đất nước. Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda khẳng định lại sự ủng hộ mạnh mẽ của Nhật Bản đối với công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam; Cam kết tiếp tục tích cực hỗ trợ ODA giúp Việt Nam phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, năng lượng…; Hỗ trợ Việt Nam thực hiện các chương trình hỗ trợ giảm nghèo và hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu; Xây dựng và thực hiện chiến lược công nghiệp hóa đến năm 2020 và phát triển Hành lang kinh tế Đông-Tây… Tính đến tháng 3 năm nay, Nhật Bản có gần 1.600 dự án đầu tư trực tiếp tại VN với số vốn đầu tư đăng ký hơn 26 tỷ USD và hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam.

Quốc Chính (tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Triều Tiên đi thêm một bước trong nỗ lực cắt quan hệ với Hàn Quốc

Triều Tiên đi thêm một bước trong nỗ lực cắt quan hệ với Hàn Quốc

Triều Tiên cắt đường dây điện do Hàn Quốc lắp đặt để cung cấp điện cho khu công nghiệp chung hiện đã đóng cửa ở thành phố biên giới Kaesong.
Lịch cúp điện Tiền Giang hôm nay ngày 27/11/2024

Lịch cúp điện Tiền Giang hôm nay ngày 27/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Tiền Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 27/11/2024.
Thầy trò HLV đội tuyển Việt Nam sẵn sàng cho trận đấu tập đầu tiên tại Hàn Quốc

Thầy trò HLV đội tuyển Việt Nam sẵn sàng cho trận đấu tập đầu tiên tại Hàn Quốc

Sáng 26/11, đội tuyển Việt Nam tập luyện ở sân vận động mái vòm Smart AirDome Gyeong Ju, Hàn Quốc, nơi sẽ diễn ra trận đấu với Ulsan Citizen FC.
ĐBQH. Bùi Hoài Sơn: Đổi mới, sáng tạo giúp Báo Thế giới và Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế trong kỷ nguyên mới

ĐBQH. Bùi Hoài Sơn: Đổi mới, sáng tạo giúp Báo Thế giới và Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế trong kỷ nguyên mới

Báo Thế giới và Việt Nam sẽ tận dụng được cơ hội, tiếp tục khẳng định vị thế là một cơ quan báo chí hàng đầu trong thời kỳ chuyển ...
Lực lượng Real Madird tan hoang trước 'đại chiến' Liverpool

Lực lượng Real Madird tan hoang trước 'đại chiến' Liverpool

Tính thêm Vinicius, Real Madrid không có sự phục vụ của 6 cầu thủ quan trọng ở trận đấu với Liverpool tại Champions League.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/11 và sáng 28/11: Lịch thi đấu Champions League - Monaco vs Benfica; AFC Champions League 2 - Nam Định vs Lee Man FC

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/11 và sáng 28/11: Lịch thi đấu Champions League - Monaco vs Benfica; AFC Champions League 2 - Nam Định vs Lee Man FC

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/11 và sáng 28/11: Lịch thi đấu Champions League - Monaco vs Benfica, Aston Villa vs Juventus; hạng Nhất Anh...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động