Hợp tác Việt Nam-Australia về an ninh, quyền con người

NGUYỄN HOA CHI
Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại - Bộ Công an
Trong bối cảnh mối quan hệ Đối tác chiến lược, Việt Nam và Australia đã tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin thông qua các đối thoại, trong đó có đối thoại an ninh và đối thoại nhân quyền thường niên.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Đối thoại là cơ hội để hai bên chia sẻ, trao đổi quan điểm, kinh nghiệm về những vấn đề an ninh đang nổi lên đe dọa sự ổn định, phát triển của hai nước; cũng như thúc đẩy, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, giảm thiểu sự khác biệt về quyền con người, góp phần củng cố tin cậy chính trị trong dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2023) giữa hai nước, cùng hướng đến phát triển mối quan hệ lên tầm cao mới.

Đối thoại An ninh cấp Thứ trưởng lần thứ 3 Việt Nam-Australia diễn ra tại Canberra, Australia ngày 22/2/2023. Trong ảnh: Bà Sophie Sharpe, Thứ trưởng phụ trách Nhóm Điều hành, Bộ Nội vụ Australia và Thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam cùng các đại biểu. (Nguồn: BCA)
Đối thoại An ninh cấp Thứ trưởng lần thứ 3 Việt Nam-Australia diễn ra tại Canberra, Australia ngày 22/2/2023. Trong ảnh: Bà Sophie Sharpe, Thứ trưởng phụ trách Nhóm Điều hành, Bộ Nội vụ Australia và Thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam cùng các đại biểu. (Nguồn: BCA)

Hợp tác chặt chẽ về an ninh

Trong bối cảnh tình hình chính trị, an ninh thế giới thay đổi nhanh chóng, diễn biến phức tạp, khó lường, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia ngày càng gia tăng về số lượng và mức độ nguy hiểm, việc hợp tác giữa Việt Nam và Australia trên lĩnh vực an ninh và nhân quyền luôn được lãnh đạo hai nước quan tâm.

Đây vừa là nhu cầu tất yếu, khách quan, vừa thể hiện trách nhiệm của Việt Nam trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm quyền con người và bảo hộ công dân, phù hợp với định hướng của Đàng và Nhà nước: “Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác song phương về quốc phòng, an ninh với các nước láng giềng, các nước ASEAN, các nước lớn…

Đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các cơ quan an ninh, tình báo, cảnh sát các nước, trước hết là các nước láng giềng, các nước lớn, chủ động, tích cực tham gia các cơ chế hợp tác chống tội phạm xuyên quốc gia và đối phó với các thách thức về an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, an ninh năng lượng, an ninh mạng, an ninh biển và các thách thức an ninh phi truyền thống khác”1.

Một trong những phát biểu quan trọng của Thủ tướng Australia Anthony Albanese trong chuyến thăm Việt Nam đầu tháng 6/2023, đó là việc “Việt Nam sẽ có một vị trí ưu tiên trong Chiến lược kinh tế Đông Nam Á đến năm 2040 mà Australia đang xây dựng”. Những kết quả tích cực trong quan hệ hai nước thời gian qua là thành quả của quá trình xây dựng niềm tin chiến lược, hợp tác trên các lĩnh vực, với trên 20 cơ chế hợp tác song phương được duy trì linh hoạt, trong đó có cơ chế hợp tác về an ninh và thực thi pháp luật giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Nội vụ Australia.

Trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng, Việt Nam và Australia đã hợp tác chặt chẽ thông qua trao đổi đoàn, ký thỏa thuận hợp tác phòng, chống tội phạm, quản lý xuất nhập cảnh, chống di cư bất hợp pháp, trao đổi thông tin, kinh nghiệm, đào tạo tiếng Anh... Hai bên đã ký Bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác đào tạo gìn giữ hòa bình và rà phá bom mìn (2016); Không quân Hoàng gia Australia 4 lần hỗ trợ vận chuyển bệnh viện dã chiến của ta tới Phái bộ gìn giữ hòa bình LHQ tại Nam Sudan.

Australia là nước duy nhất đặt đại diện thường trực tại Trung tâm phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia Việt Nam (tại TP. Hồ Chí Minh), qua đó hai bên thường xuyên trao đổi thông tin tình báo, hợp tác chống khủng bố, buôn người, tội phạm ma túy... Hai nước đang trao đổi, chuẩn bị ký Thỏa thuận Đối tác gìn giữ hòa bình.

Hai bên đã duy trì trên 20 cơ chế hợp tác, trong đó có các cơ chế quan trọng như họp thường niên hai Thủ tướng, hai Bộ trưởng Ngoại giao, hai Bộ trưởng Quốc phòng và Hội nghị Đối tác kinh tế và các hợp tác giữa các địa phương.

Cho đến nay, đã tổ chức Hội nghị thường niên hai Thủ tướng lần thứ 2 (trực tuyến, tháng 1/2021), Hội nghị thường niên Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 4 (tháng 9/2022), Hội nghị Đối tác kinh tế cấp Bộ trưởng lần thứ 3 (tháng 4/2023), Đối thoại an ninh cấp Thứ trưởng lần thứ ba (tháng 2/2023), Đối thoại chiến lược cấp Thứ trưởng Ngoại giao - Quốc phòng lần thứ 8 (tháng 5/2023), Đối thoại chính sách quốc phòng cấp Thứ trưởng Quốc phòng lần thứ 3 (tháng 10/2019)… và các cơ chế Tham vấn cấp Cục/Vụ trưởng.

Tại Đối thoại An ninh cấp Thứ trưởng lần thứ 3 (từ 19-25/2/2023) do bà Sophie Sharpe, Thứ trưởng phụ trách Nhóm điều hành thuộc Bộ Nội vụ Australia và Thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam đồng chủ trì, hai bên đã thảo luận 6 vấn đề: (i) tăng cường hợp tác về xuất nhập cảnh và chống đưa người di cư trái phép bằng đường biển vào Australia; (ii) tăng cường hợp tác về an ninh mạng, an ninh dữ liệu và công nghệ trọng yếu thông qua xem xét khả năng phối hợp trong các chương trình phòng chống tội phạm trên mạng; (iii) về tội phạm nghiêm trọng và xuyên quốc gia; (iv) hỗ trợ công tác để chia sẻ thông tin (hành động và chính sách) nhằm tăng cường đấu tranh chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tăng cường tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế; (v) tăng cường hợp tác về việc giảm thiểu rủi ro thảm họa, biến đổi khí hậu, khả năng ứng phó và phục hồi thông qua trao đổi đoàn công tác với Cơ quan quản lý khẩn cấp quốc gia Australia; (vi) trao đổi thông tin liên quan đến tình hình khu vực và thế giới liên quan đến mỗi nước.

Hiện hai nước đang triển khai các cam kết, thỏa thuận trong các văn bản hợp tác đã ký kết và Biên bản Đối thoại An ninh cấp Thứ trưởng lần thứ 3, đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập cảnh, đào tạo cán bộ thực thi pháp luật khu vực châu Á, đào tạo tiếng Anh, đào tạo về tội phạm mạng và an ninh mạng (CSA), sắp tới là việc triển khai hỗ trợ Bộ Công an Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.

Về công tác phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, hai bên đã xây dựng Đội phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia Việt Nam-Australia (JTCT).

Sau hơn 10 năm hoạt động đã góp phần xử lý hơn 200 vụ việc, với trên 500 đối tượng có liên quan đến tội phạm xuyên quốc gia và theo Quyết định 950/QĐ-BCA ngày 09/2/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an, mô hình JTCT mới kiện toàn có chức năng tiếp nhận, xử lý, xác minh, điều tra thông tin, vụ việc về tội phạm xuyên quốc gia giữa Việt Nam-Australia.

Theo đó, ngày 23/6/2022, tại TP., đại diện Bộ Công an Việt Nam và Cảnh sát Liên bang Australia đã ký biên bản về Đội phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia Việt Nam-Australia.

Việt Nam và Australia tiếp tục xây dựng niềm tin chiến lược với các chuyến thăm cấp cao của hai bên, gần đây nhất là chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Thủ tướng Australia (tháng 6/2023), của Toàn quyền Australia (tháng 4/2023) và chuyến thăm chính thức Australia của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ (tháng 12/2022)
Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt và Thứ trưởng Ngoại giao Australia chụp ảnh lưu niệm với các đại bieeut tham dự cuộc Đối thoại Chiến lược Ngoại giao – Quốc phòng Việt Nam – Australia lần thứ 8. ( Ảnh: Quang Hòa)
Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt và Thứ trưởng Ngoại giao Australia chụp ảnh lưu niệm với các đại bieeut tham dự cuộc Đối thoại Chiến lược Ngoại giao - Quốc phòng Việt Nam-Australia lần thứ 8. ( Ảnh: Quang Hòa)

Đối thoại cởi mở về nhân quyền

Việt Nam và Australia đã thiết lập Đối thoại Nhân quyền thường niên kể từ năm 2002 trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở, cân bằng, tôn trọng lẫn nhau. Qua 18 vòng đối thoại luân phiên tại mỗi nước, hai bên đã trao đổi, chia sẻ về cách tiếp cận vấn đề nhân quyền, tình hình, nỗ lực bảo đảm quyền con người ở mỗi quốc gia; vấn đề nhà nước pháp quyền, cải cách pháp luật và bảo đảm các quyền tự do; bảo đảm quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, bình đăng giới, đồng thời trao đổi về hợp tác đa phương và song phương về quyền con người.

Gần đây nhất, Đối thoại Nhân quyền lần thứ 18 (24/4/2023) diễn ra tại Việt Nam trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ song phương. Australia là đối tác lớn, là nước hỗ trợ vaccine phòng Covid-19 lớn thứ hai cho Việt Nam.

Đối thoại cũng là kênh chính thức để Việt Nam và Australia thông tin về thực tiễn bảo đảm quyền con người ở mỗi nước và những bài học kinh nghiệm, nhất là trong bảo đảm quyền của các nhóm dễ bị tổn thương (phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, cộng đồng LGBTQIA+…).

Chính phủ Australia lần đầu tiên bổ nhiệm Đại sứ Nhân quyền, Đại sứ Bình đẳng giới (tháng 12/2022) nhằm thúc đẩy chính sách nhân quyền trong đó ưu tiên vấn đề bình đẳng giới, người bản địa và các nhóm dân tộc thiểu số, bảo vệ quyền của người khuyết tật, cộng đồng “LGBTQIA+”.

Tại Đối thoại lần thứ 18, Australia hoan nghênh những thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền của các nhóm dễ bị tổn thương và bảo đảm bình đẳng giới với sự tham gia tích cực, hiệu quả của các tổ chức xã hội trong lĩnh vực này. Australia cũng đã ban hành Kế hoạch quốc gia chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em giai đoạn 2022-2032 vào cuối năm 2022, đang tích cực triển khai Kế hoạch quốc gia về bảo vệ trẻ em giai đoạn 2021-2031.

Phía Australia cũng ghi nhận những tiến bộ của Việt Nam trong bảo đảm quyền của những người LGBTQIA+ (thuật ngữ dùng để chỉ nhóm người có xu hướng tính dục và bản dạng giới ngoài nam và nữ. Riêng Australia là nước đầu tiên chính thức công nhận thêm nhóm người tự xác định bản dạng giới là “không giới tính” - “asexual” (viết tắt là A trong phần khai giới tính trên giấy tờ, hộ chiếu của Australia) cùng với việc cải cách pháp luật nhằm bảo đảm tốt hơn quyền của nhóm này.

Đặc biệt, Việt Nam đã có những quy định cụ thể nhằm thúc đẩy quyền của người khuyết tật và chống phân biệt đối xử với người khuyết tật tại Bộ luật Lao động 2019; thúc đẩy, bảo đảm quyền kinh tế-xã hội của các nhóm dân tộc thiểu số, có những kế hoạch, chương trình ưu tiên cụ thể đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số...

Về những quan tâm của Australia liên quan đến quyền tự do ngôn luận, báo chí và xét xử một số đối tượng vi phạm pháp luật mà họ quan tâm, Việt Nam đã cung cấp cho những thông tin xác thực để phía bạn hiểu đúng và chia sẻ với Việt Nam trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Việt Nam không bắt giữ, xử lý các trường hợp thực hiện quyền tự do đã được luật pháp quy định; không hạn chế, sách nhiều người dân thực hiện các quyền của mình.

Tuy nhiên, đối với các trường hợp lợi dụng các quyền tự do nhằm phục vụ âm mưu, ý đồ chống phá, lật đổ Nhà nước, gây bất ổn định trật tự xã hội thì phải xử lý nghiêm mình theo pháp luật. Phạm nhân, người bị tạm giam, tạm giữ đều được bảo đảm chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, đọc sách tôn giáo... theo quy định của pháp luật. Khẳng định chính sách nhất quán và xuyên suốt của Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do cơ bản của người dân với cách tiếp cận toàn diện, cả về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, không xem nhẹ bất kỳ quyền nào.

Trong hợp tác song phương về quyền con người, Australia và Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động hiệu quả. Trong đó, Ủy ban Nhân quyền Australia cũng đang tích cực triển khai hợp tác về giáo dục quyền con người với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, cơ quan chủ trì Đề án giáo dục quyền con người trong hệ thống giáo dục quốc dân. Phía Australia mong muốn tăng cường hợp tác trong phòng chống mua bán người; an ninh mạng và quyền con người.

Dù cách tiếp cận vấn đề quyền con người vẫn có những khác biệt song tinh thần cởi mở, thẳng thắn và xây dựng là những yếu tố quan trọng để Australia và Việt Nam tiếp tục trao đổi, chia sẻ để thu hẹp khác biệt, cùng hợp tác, hỗ trợ nhau thúc đẩy ngày càng tốt hơn các quyền cho người dân mỗi nước, đồng thời đóng góp vào thúc đẩy quyền con người trên thế giới.

Đây chính là điểm đồng quan trọng nhất, là cốt lõi để Việt Nam và Australia tiếp tục duy trì đối thoại cũng như các mặt hợp tác song phương chặt chẽ hơn trên lĩnh vực quyền con người.

Cùng với sự quan tâm và coi trọng phát triển quan hệ với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trong đó ưu tiên phát triển quan hệ với Đông Nam Á, Việt Nam luôn là đối tác ưu tiên hàng đầu của Australia trong khu vực và mong muốn không ngừng phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam, cho thấy niềm tin chính trị đã được củng cố vững chắc cho việc nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Australia trong thời gian tới.


1 Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 về hội nhập quốc tế

Bảo vệ dữ liệu cá nhân - Nỗ lực bảo vệ quyền con người trong chuyển đổi số ở Việt Nam

Bảo vệ dữ liệu cá nhân - Nỗ lực bảo vệ quyền con người trong chuyển đổi số ở Việt Nam

Việc ban hành Nghị định số 13/2023/NĐ-CP nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền dữ liệu cá nhân, thể hiện nỗ lực bảo vệ ...

Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm, thúc đẩy đối thoại và hợp tác quốc tế để bảo đảm quyền con người trước thách thức toàn cầu

Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm, thúc đẩy đối thoại và hợp tác quốc tế để bảo đảm quyền con người trước thách thức toàn cầu

Trợ lý Bộ trưởng Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh, quyền an sinh xã hội và nguyên tắc không phân biệt đối xử đã được khẳng ...

Chuyên gia IOM: 'Tôi thấy nỗ lực nghiêm túc của Việt Nam nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người di cư'

Chuyên gia IOM: 'Tôi thấy nỗ lực nghiêm túc của Việt Nam nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người di cư'

Đó là chia sẻ của ông Stuart Simpson, Phó Giám đốc Khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) ...

Bắc Australia ưu tiên hợp tác toàn diện với Việt Nam

Bắc Australia ưu tiên hợp tác toàn diện với Việt Nam

Thống đốc Hugh Heggie đánh giá cao bước phát triển vững mạnh của quan hệ Australia-Việt Nam, nhấn mạnh quan hệ với Việt Nam là ...

Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân: Bước tiến bảo đảm quyền con người trong chuyển đổi số

Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân: Bước tiến bảo đảm quyền con người trong chuyển đổi số

Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân ra đời là bước đột phá về bảo đảm quyền con người trong chuyển đổi số, ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Dứt ‘cơn nghiện’ dầu mỏ?

Dứt ‘cơn nghiện’ dầu mỏ?

Dầu mỏ hiện chiếm 31% trong cơ cấu năng lượng toàn cầu, vẫn là 'mạch máu của cuộc sống hiện đại' và sẽ duy trì vai trò quan trọng trên ...
Giải đáp câu hỏi vì sao con người không có đuôi?

Giải đáp câu hỏi vì sao con người không có đuôi?

Phát hiện mới cho thấy tổ tiên của chúng ta bị mất đuôi một cách đột ngột chứ không phải dần dần, do một đột biến gene.
Nhà máy năng lượng Ukraine hứng chịu tấn công tên lửa từ Nga, phát hiện thương vong

Nhà máy năng lượng Ukraine hứng chịu tấn công tên lửa từ Nga, phát hiện thương vong

Theo lực lượng không quân Ukraine, Nga đã phóng tên lửa nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.
Giáo hoàng Francis làm một việc đầu tiên trong lịch sử G7

Giáo hoàng Francis làm một việc đầu tiên trong lịch sử G7

Giáo hoàng có ý định tham gia Hội nghị cấp cao G7 năm nay và trực tiếp dự cuộc họp chứ không chỉ gửi một thông điệp.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/4 và sáng 29/4: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Hà Nội vs Đà Nẵng; Ngoại hạng Anh - Tottenham vs Arsenal

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/4 và sáng 29/4: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Hà Nội vs Đà Nẵng; Ngoại hạng Anh - Tottenham vs Arsenal

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 28/4 và sáng 29/4: Lịch thi đấu Cup quốc gia Việt Nam - Hà Nội vs Đà Nẵng; Ngoại hạng Anh - Nottingham ...
Triển vọng thị trường dầu toàn cầu năm 2024 và áp lực chuyển đổi nhanh hơn sang năng lượng tái tạo ở châu Âu

Triển vọng thị trường dầu toàn cầu năm 2024 và áp lực chuyển đổi nhanh hơn sang năng lượng tái tạo ở châu Âu

Theo Euronews, tổng lợi nhuận của tập đoàn năng lượng TotalEnergies giảm do giá khí đốt tự nhiên giảm, nhưng giá dầu thô tăng mạnh đã bù đắp cho tổn ...
Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

USAID triển khai các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật ở Đồng bằng sông Cửu Long với các dự án tại Bạc Liêu và Cà Mau.
Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ không khách quan và thiếu chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam

Chiều 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng cho biết rất tiếc về những báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố vừa qua.
Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Anh: Quốc hội chính thức thông qua dự luật Rwanda về người nhập cư trái phép, Thủ tướng 'thở phào', hành động rốt ráo

Thượng viện Anh chấp thuận thông qua dự luật Rwanda mà không cần bổ sung những điều chỉnh mà cơ quan này đưa ra trước đó.
UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

UNHCR: Hàng chục nhân viên cứu trợ nhân đạo ở Sudan đã thiệt mạng

Báo cáo mới đây của Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) cho biết xung đột vũ trang ở Sudan đã khiến 21 nhân viên nhân đạo thiệt mạng và 33 người khác bị ...
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình bạo lực leo thang tại Myanmar, nhất là ở bang Kayin và Rakhine.
Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đồng hành cùng sự phát triển của đất nước

Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đồng hành cùng sự phát triển của đất nước

Cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Với chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Việt Nam coi trọng cơ chế UPR và luôn nghiêm túc xây dựng các Báo cáo quốc gia...
Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội

Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội

Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều thành tựu đáng kể trong thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ và đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Biên giới Ia Tơi vun đắp niềm tin đi tới

Biên giới Ia Tơi vun đắp niềm tin đi tới

Khi mặt trời vừa ló dạng, trên vùng cao Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum đã bừng lên sinh khí của một ngày mới.
Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam

Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền LHQ: Đóng góp thực chất, thời sự của Việt Nam

Xuyên suốt Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam luôn phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động, đóng góp thực chất, tạo nhiều dấu ấn nổi bật.
UNFPA: Đang có một 'sự thật phũ phàng' lu mờ mọi thành tựu trên thế giới về quyền sức khỏe tình dục và sinh sản

UNFPA: Đang có một 'sự thật phũ phàng' lu mờ mọi thành tựu trên thế giới về quyền sức khỏe tình dục và sinh sản

Báo cáo của UNFPA cho hay, vẫn còn hàng triệu phụ nữ và trẻ em gái bị bỏ lại phía sau các tiến bộ về thực hiện quyền SKTD-SKSS.
Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Chính sách đối ngoại nữ quyền của Colombia có gì?

Colombia đã trình bày Chính sách đối ngoại nữ quyền như một sáng kiến nhằm thúc đẩy và đảm bảo bình đẳng giới trong ngành ngoại giao.
Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì...
Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Nhật Bản 'sốt ruột' về xu hướng gia tăng vụ lạm dụng trẻ em

Cảnh sát Nhật Bản tiến hành kỷ lục 2.385 cuộc điều tra hình sự về các vụ lạm dụng trẻ em vào năm ngoái, tăng 9,4% so với năm 2022.
Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông nhằm ngăn chặn nhập cư trái phép

Chính phủ Anh khởi động chiến dịch truyền thông toàn cầu phòng, chống nhập cư bất hợp pháp vào Anh.
Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Nước nào đứng đầu về tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo?

Philippines đứng đầu trong số 28 quốc gia ở các châu lục trong bảng xếp hạng về tỷ lệ phụ nữ nắm giữ vị trí quản lý cấp cao.
Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Quốc gia châu Phi này có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới

Theo bảng xếp hạng IPU, Rwanda có tỷ lệ đại diện nữ trong Quốc hội cao nhất thế giới, chiếm 61%.
Phiên bản di động