TIN LIÊN QUAN | |
Hợp tác quốc tế và khu vực là yếu tố then chốt giúp phát triển bền vững | |
Tuân thủ luật pháp quốc tế vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững |
Ông Đặng Nguyên Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (HLKHXHVN), bày tỏ quan điểm của mình như vậy.
Đó cũng là một khía cạnh của vấn đề về phát triển bền vững của Việt Nam được đưa ra tại Hội thảo quốc tế “Xây dựng xã hội phát triển bền vững: Hợp tác Việt Nam – Nhật Bản trong việc đảm bảo phát triển bền vững" ngày 28/9 tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Hội thảo do Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện HLKHXHVN, phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản (Japan Foundation) tổ chức. Hội thảo có sự tham dự của đông đảo các giáo sư, chuyên gia nghiên cứu, các cơ quan hữu quan của Việt Nam và Nhật Bản.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo. (Ảnh: Thành Châu) |
Đã đến lúc phải tăng trưởng nhờ chất lượng
Có thể thấy, thế giới đang bước vào một giai đoạn mới với những biến chuyển to lớn, đồng thời cũng nảy sinh nhiều vấn đề mang tính toàn cầu trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường. Trong lĩnh vực kinh tế, càng tăng trưởng thì tình trạng khan hiếm các loại nguyên liệu, năng lượng do sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên không tái tạo được ngày càng tăng thêm.
Về xã hội, sự phân hoá giàu nghèo dẫn tới sự bất ổn trong xã hội đang trở thành một trong những vấn đề nóng bỏng ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở những nước đang phát triển. Về môi trường, con người đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng như hiện tượng trái đất nóng lên, nguy cơ đe doạ nguồn đa dạng sinh học, hiện tượng sa mạc hoá, … Bởi vậy, quá trình phát triển có sự điều tiết hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với bảo đảm bình ổn xã hội và bảo vệ môi trường đang trở thành yêu cầu bức thiết đối với toàn thế giới.
Theo ông Đặng Nguyên Anh, thời gian hơn hai thập kỷ vừa qua ghi nhận tốc độ tăng trưởng nóng của Việt Nam nhưng cho đến nay, vẫn chỉ tập trung tăng trưởng theo chiều rộng, khai thác tài nguyên khoáng sản, lao động giá rẻ, đầu tưcông, thâm dụng vốn… Việt Nam đã nhận ra những rủi ro tiềm ẩn và đang muốn thay đổi, tái cấu trúc.
Đã đến lúc không thể mải tăng trưởng theo số lượng mà quên đi chất lượng. Những yếu tố đã giúp Việt Nam tăng trưởng theo chiều rộng nay đã đến giới hạn, đặt ra yêu cầu rằng Việt Nam cần phải chú ý đến đầu tư để tăng trưởng theo chiều sâu, phát triển bền vững, cả về xã hội, kinh tế, môi trường,…
Còn Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện HLKHXHVN, cho rằng ở Việt Nam chủ đề phát triển bền vững đã và đang thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu. Phát triển bền vững được coi là mục tiêu cơ bản trong việc thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng, đảm bảo công bằng xã hội, và bảo vệ môi trường mà Việt Nam đang hướng tới.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các chính sách này, mặc dù Việt Nam đã đạt được những tiến bộ nhất định trong việc đảm bảo phá triển bền vững, song nhiều bất cập hạn chế vẫn là những thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt.
Giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Quang Thuấn phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: Thành Châu) |
Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, thảo luận, tham khảo kinh nghiệm quốc tế và đẩy mạnh hợp tác với các đối tác nhằm thực hiện thành công chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo hướng phát triển bền vững là hết sức cần thiết.
Học hỏi kinh nghiệm từ đối tác chiến lược
Nhật Bản là nước rất thành công trong chính sách phát triển kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai, đồng thời cũng là nước đã đạt được những thành tựu rất đáng kể trong việc đảm bảo công bằng xã hội, giải quyết các vấn đề về môi sinh, xử lý ô nhiễm, khắc phục thảm hoạ thiên nhiên…
Với nhiều kinh nghiệm tương đồng với Việt Nam tại quá trình phát triển hiện nay, Giáo sư Thuấn cho biết những kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc đảm bảo phát triển bền vững chắc chắn sẽ là những tham khảo hữu ích cho Việt Nam. Hơn nữa, Nhật Bản hiện đang là một đối tác chiến lược quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Những sự hợp tác giúp đỡ của Nhật Bản dành cho Việt Nam về kinh tế, văn hoá, xã hội là hết sức to lớn.
Chính vì vậy, theo Giáo sư Thuấn, hội thảo là dịp quan trọng, để các học giả hai nước, Việt Nam và Nhật Bản, cùng nhìn nhận lại và đánh giá một cách toàn diện về quá trình xây dựng xã hội theo hướng phát triển bền vững ở hai nước, đặc biệt là những vấn đề cần được quan tâm thúc đẩy trong quá trình hợp tác của Nhật Bản với Việt Nam, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của Việt Nam từ những kinh nghiệm của Nhật Bản.
Về phía Nhật Bản, ông Nagai Katsuro, Công sứ, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cũng nhấn mạnh về tầm quan trọng của Hội thảo, với những ý kiến đóng góp của các học giả, chuyên gia, nhà nghiên cứu của hai nước sẽ đóng góp tiếng nói đối với Chính phủ Việt Nam trong quá trình ra đối sách, chính sách về thực hiện phát triển bền vững. Ông cũng kỳ vọng kết quả hội thảo sẽ có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện mục tiêu phát triển của Việt Nam cũng như thúc đẩy hợp tác giữa hai nước.
Chuyên gia Đại học Kyoto Nhật Bản trình bày quan điểm nghiên cứu về phát triển bền vững tại Việt Nam từ khía cạnh phát triển năng lượng tái tạo. (Ảnh: Thành Châu) |
Hội thảo diễn ra đến hết ngày 28/9 với ba phiên thảo luận chính: Phiên 1: Phát triển bền vững – Con đường phát triển tất yếu; Phiên 2: Hợp tác Việt Nam – Nhật Bản trong việc đảm bảo phát triển bền vững về kinh tế; Phiên 3: Hợp tác Việt Nam – Nhật Bản trong việc đảm bảo phát triển bền vững về xã hội.
Hướng tới ASEAN phát triển đồng đều, bền vững ASEAN đã tạo cảm hứng về khả năng phát triển thì ASEAN cũng cần tạo cảm hứng cho thế giới về khả năng gìn giữ ... |
6 giải pháp nâng cao chất lượng môi trường Thủ tướng Chính phủ kêu gọi các Bộ, ngành, các cấp, các đoàn thể, mỗi doanh nghiệp, mỗi gia đình, mỗi người dân cùng chung ... |
Việt Nam khẳng định phát triển bền vững, bảo đảm quyền con người Ngày 12-13/7, Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã tổ chức Phiên thảo luận chuyên đề về quyền con người. |