Hungary - EU: Có sóng yên biển lặng?

Việc chính trị gia theo quan điểm chủ nghĩa dân tộc Viktor Orban tái đắc cử nhiệm kỳ Thủ tướng thứ ba liên tiếp sẽ ảnh hưởng ra sao đến việc duy trì ổn định và phát triển của Liên minh châu Âu (EU) vốn đang tồn tại khá nhiều vấn đề. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
hungary eu co song yen bien lang Gia tăng căng thẳng giữa Hungary và Ukraine
hungary eu co song yen bien lang ​Vấn đề người di cư: EC kiện Ba Lan, Hungary và Czech

Theo đó, liên minh giữa đảng Fidesz và đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (KDNP) do ông Orban dẫn dắt đã giành được 48.48% phiếu bầu, chiếm 133 ghế, bỏ xa hai đối thủ phía sau là đảng Jobbik (20.22%) và liên minh đảng Xã hội Hungary (12.33%).

Văn phòng Bầu cử Quốc gia Hungary (NVI) cho biết tỷ lệ cử tri đi bầu đạt mức 69,26%, tăng hơn 7% so với cuộc bầu cử năm 2014 và một số điểm bầu cử buộc phải mở cửa muộn để đáp ứng số lượng gia tăng này. Phát biểu trước những người ủng hộ tối ngày 8/4, ông cho rằng kết quả này sẽ giúp người dân “có cơ hội để bảo vệ chính mình và bảo vệ Hungary”. Câu nói này không chỉ thể hiện lập trường chủ nghĩa dân tộc của vị Thủ tướng, mà còn là tín hiệu tiên đoán về mối quan hệ Hungary – EU chẳng “sóng yên bể lặng” thời gian tới.

Nhân tố không bí ẩn

Vị Thủ tướng Hungary chưa bao giờ là một gương mặt xa lạ trên chính trường châu Âu. Kể từ khi trở lại cương vị lãnh đạo đất nước năm 2010, ông Viktor Orban đã nhiều lần bị EU cáo buộc phá vỡ cân bằng bộ máy chính quyền, hướng tới kiểm soát Tòa án và siết chặt giới truyền thông. Đáng ngại hơn, chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử sẽ cho phép ông đề xuất những thay đổi về mặt hiến pháp và tiếp tục chính sách có thể đe dọa tới lợi ích của Hungary nói riêng và châu Âu nói chung như tiến hành đóng cửa và đánh thuế tới 25% những tổ chức phi chính phủ ủng hộ nhập cư.

hungary eu co song yen bien lang
Thủ tướng Hungary Viktor Orban vẫy chào người ủng hộ sau khi kết quả bầu cử sơ bộ được công bố tối ngày 8/4. (Nguồn: Getty)

Ngoài ra, điều khiến các nhà hoạch định chính sách của EU lo lắng không kém là lập trường theo chủ nghĩa dân tộc của ông Viktor Orban, khi mà chiến dịch tranh cử vừa qua của liên minh đảng Fidesz có trọng tâm xoay quanh việc “cải tổ” đất nước và từ chối tiếp nhận người tị nạn. Ngay khi khủng hoảng người tị nạn tại châu Âu bùng phát năm 2015, Thủ tướng Viktor Orban đã đi đầu trong việc từ chối tham gia vào quá trình phân bổ của EU, đồng thời đóng cửa biên giới “nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia và bản sắc của Hungary”.

Nóng mặt với người từng được EU hết lòng ủng hộ này, một số chuyên gia cho rằng EU có thể trừng phạt Hungary nếu nước này vi phạm Hiệp ước Copenhagen, vốn yêu cầu quốc gia thành viên duy trì thượng tôn pháp luật và thể chế liên quan. Theo đó, EU có thể áp dụng Mục 7 của hiệp ước, tiến hành cấm vận, ngừng trợ cấp ngân sách và tước quyền bỏ phiếu của Hungary trong các vấn đề chung của khối, một khi nhận được sự đồng thuận tuyệt đối từ các quốc gia thành viên.

Dẫu vậy, cần nhớ rằng với không chỉ Hungary mà tại Ba Lan, Áo hay Italy, phong trào dân túy cũng đang phát triển mạnh mẽ, với lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc chiếm ưu thế, trong khi các đảng phái truyền thống mất dần sức hút và chỉ giành được sự ủng hộ ít ỏi. Do đó, khó có thể trông chờ những quốc gia này bỏ phiếu chống lại ông Orban, người tiên phong trong từ chối tiếp nhận người tị nạn từ phía châu Âu. Chiến thắng của nhà lãnh đạo 54 tuổi thậm chí sẽ là động lực to lớn, thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc tiếp tục phát triển tại châu Âu.

Khó chồng khó

Hơn ai hết, với tư cách là quốc gia dẫn dắt EU, Đức hiểu rõ những thách thức mà khối phải đối mặt khi Hungary tiếp tục “ngáng đường” quy chế phân bổ người tị nạn và chính sách cốt lõi khác của EU. Người Phát ngôn của Thủ tướng Angela Merkel, Steffen Seibert cho biết: “Thủ tướng đã chúc mừng ông Orban, người sẽ đảm nhiệm cương vị Thủ tướng sau cuộc bầu cử Quốc hội tại Hungary vừa qua. Chúng tôi nhận thức rõ rằng hợp tác giữa các bên vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề tranh cãi, điển hình là chính sách nhập cư”. Tương tự, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean Claude Juncker gửi thư chúc mừng tân Thủ tướng Hungary, đi kèm với thông điệp mạnh mẽ rằng tất cả các nước thành viên cần bảo vệ nền dân chủ và các giá trị truyền thống.

Tuy nhiên, nhận thức và tìm kiếm giải pháp cho vấn đề là hai câu chuyện hoàn toàn khác nhau, nhất là trong bối cảnh châu Âu phải đối mặt với quá nhiều thách thức trong và ngoài khu vực. Tiến trình đàm phán Brexit đang trong giai đoạn then chốt – việc Anh rời khỏi EU cũng gây ra nhiều hệ lụy đáng kể, đặc biệt là tới tính gắn kết của khối. Hơn nữa, Brussels vẫn chưa thể tìm kiếm giải pháp triệt để cho vấn đề phân bổ người tị nạn, điều đã ít nhiều chia rẽ các nước thành viên và tạo động lực cho chủ nghĩa dân túy phát triển mạnh mẽ. Về đối ngoại, mối quan hệ với Nga ngày một sứt mẻ sau vụ việc cựu điệp viên Skripal bị đầu độc tại Anh, trong khi cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang dồn EU vào thế “tiến thoái lưỡng nan”.

Do đó, việc khối này cần ưu tiên ở thời điểm hiện tại là tìm kiếm đồng thuận về các vấn đề đối nội gây tranh cãi như phân bổ người nhập cư, mở cửa biên giới, trong khi duy trì tính thống nhất trong chính sách đối ngoại. Để làm được điều này, EU cần phải thuyết phục Thủ tướng Viktor Orban và đảng Fidesz rằng Hungary là thành viên quan trọng của khối, thay vì đóng vai “con sâu làm rầu nồi canh”, khiến châu Âu tiếp tục lao đao trong năm 2018.

hungary eu co song yen bien lang Bài toán khó chia rẽ EU

Ủy ban châu Âu (EC) mới đây đã tuyên bố chính thức khởi động tiến trình pháp lý đối với Ba Lan, Hungary và Czech ...

hungary eu co song yen bien lang Hungary kêu gọi EU thay đổi sau vụ đâm xe ở Đức

Ngày 26/12, Thủ tướng Hungary Viktor Orban kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) bảo vệ đường biên giới của khối này trước hoạt động ...

hungary eu co song yen bien lang Thuận lợi mới của EU trong giải quyết vấn đề người tị nạn

Với việc Quốc hội Hungary bác bỏ sửa đổi Hiến pháp nhằm ngăn cản việc tiếp nhận người tị nạn theo hạn ngạch bắt buộc, ...

Minh Vương

Đọc thêm

Body nuột nà của 'ngọc nữ' Ninh Dương Lan Ngọc

Body nuột nà của 'ngọc nữ' Ninh Dương Lan Ngọc

Để có body hoàn hảo, 'ngọc nữ màn ảnh Việt' Ninh Dương Lan Ngọc chăm chỉ trong việc giữ gìn hình thể bằng việc tập gym, thể thao.
Ngoại hạng Anh vòng 29: Hình ảnh trận đấu Arsenal thắng 5-0 Chelsea

Ngoại hạng Anh vòng 29: Hình ảnh trận đấu Arsenal thắng 5-0 Chelsea

Kai Havertz, Ben White cùng lập cú đúp trong chiến thắng giòn giã của Arsenal trong trận derby London với Chelsea tại vòng 29 Ngoại hạng Anh.
Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo không đối đất tầm ngắn

Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo không đối đất tầm ngắn

Tên lửa đạn đạo không đối đất này có tên Crystal Maze 2, được Ấn Độ mua của Israel, còn được gọi là ROCKS.
Xác định 4 cặp đấu vòng tứ kết U23 châu Á 2024

Xác định 4 cặp đấu vòng tứ kết U23 châu Á 2024

Vòng bảng U23 châu Á 2024 mới hạ màn, 4 cặp đấu của vòng tứ kết cũng được xác định.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/4 và sáng 25/4: Lịch thi đấu bán kết Coppa Italy - Atalanta vs Fiorentina; Ngoại hạng Anh - MU vs Sheffield United

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/4 và sáng 25/4: Lịch thi đấu bán kết Coppa Italy - Atalanta vs Fiorentina; Ngoại hạng Anh - MU vs Sheffield United

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/4 và sáng 25/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 29 - Everton vs Liverpool; Ligue 1 vòng 29 - Lorient vs ...
Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội

Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội

Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều thành tựu đáng kể trong thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ và đã được cộng ...
Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo không đối đất tầm ngắn

Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo không đối đất tầm ngắn

Tên lửa đạn đạo không đối đất này có tên Crystal Maze 2, được Ấn Độ mua của Israel, còn được gọi là ROCKS.
Israel phát lệnh sơ tán khẩn ở Bắc Dải Gaza, chuẩn bị hành động dữ dội

Israel phát lệnh sơ tán khẩn ở Bắc Dải Gaza, chuẩn bị hành động dữ dội

Israel ra lệnh cho người dân thành phố Beit Lahia ở phía Bắc Dải Gaza sơ tán khẩn cấp trước một cuộc tấn công dữ dội mới của nước này.
NATO đổ bộ lực lượng 'khủng' gần biên giới Nga, một nước thành viên tiết lộ 'sốc' trong mối quan hệ Mỹ-NATO-EU

NATO đổ bộ lực lượng 'khủng' gần biên giới Nga, một nước thành viên tiết lộ 'sốc' trong mối quan hệ Mỹ-NATO-EU

Nhóm quân tăng cường của NATO gần biên giới Nga lên tới 33.000 người, khoảng 300 xe tăng và hơn 800 phương tiện chiến đấu bọc thép khác.
Điểm tin thế giới sáng 24/4: Quân tăng viện NATO ở biên giới Nga, Anh nâng chi tiêu quốc phòng, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq

Điểm tin thế giới sáng 24/4: Quân tăng viện NATO ở biên giới Nga, Anh nâng chi tiêu quốc phòng, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 24/4.
Thúc đẩy giá trị Anh ở Trung Á và Mông Cổ

Thúc đẩy giá trị Anh ở Trung Á và Mông Cổ

Ngoại trưởng Anh David Cameron thăm Tajikistan, Kyrgyzstan, Uzbekistan, Turkmenistan, Kazakhstan và Mông Cổ để tăng cường gắn kết với khu vực then chốt này.
Quốc vương Qatar lần đầu tiên thăm Nepal

Quốc vương Qatar lần đầu tiên thăm Nepal

Đích thân Tổng thống Nepal Ramchandra Paudel chào đón Quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al-Thani tại sân bay quốc tế Tribhuvan ở Kathmandu.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động