TIN LIÊN QUAN | |
APEC 2017: Bốn thách thức đối với ngành khai khoáng | |
Thúc đẩy vai trò của người khuyết tật trong nền kinh tế APEC |
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Chí Cường cho biết tại Hội thảo lần này, Việt Nam đã đóng góp các đề xuất về việc chi tiết hoá các hành động nhằm triển khai Chiến lược giáo dục của APEC, gồm ba mục tiêu: tăng cường năng lực cho khung trình độ quốc gia, sinh viên, nghiên cứu sinh, giảng viên, người lao động…; sự tham gia của kỹ thuật và công nghệ thông tin vào lĩnh vực giáo dục đào tạo; vấn đề việc làm trong các nước thành viên APEC.
Các đại biểu tham dự Hội thảo về kế hoạch hành động của Chiến lược Giáo dục APEC. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Theo ông Phạm Chí Cường, Việt Nam đã triển khai Chiến lược Phát triển giáo dục 2011-2020 nhằm tiến hành đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đây là cơ hội để Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm cũng như học hỏi ở các nền kinh tế thành viên APEC; đồng thời tham gia các dự án được khởi xướng bởi các nước thành viên APEC; đưa ra một số sáng kiến, đề xuất dự án để triển khai và thu hút các nước thành viên APEC tham gia vào các chương trình đó trong tương lai.
Ông Phạm Chí Cường nhấn mạnh, giáo dục và phát triển nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng, góp phần vào việc phát triển nền kinh tế bền vững của các quốc gia trong tương lai.
Bà Wang Yan, Điều phối viên Mạng lưới Giáo dục thuộc Nhóm công tác về phát triển nguồn nhân lực (HRDWG), đồng chủ trì Cuộc họp, chia sẻ mục tiêu Hội thảo lần này là nhằm bàn thảo chi tiết Kế hoạch hành động phù hợp với Chiến lược giáo dục APEC được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng giáo dục tại Lima, Peru, Năm APEC 2016. Kế hoạch hành động này sẽ giúp kết nối Chiến lược giáo dục APEC với các chính sách giáo dục của các nền kinh tế thành viên thông qua các dự án và sáng kiến liên quan.
Kế hoạch hành động trên nhằm hướng tới đạt được nhận thức chung về vai trò của giáo dục đối với phát triển kinh tế và hội nhập trong khu vực APEC; Đề ra các mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2020 và tầm nhìn tới năm 2030; Tổng hợp các bài học từ hoạt động giáo dục của APEC những năm trước; Đề xuất các hành động cho mỗi lĩnh vực ưu tiên; Đề xuất các dự án và sáng kiến cho Chiến lược Giáo dục APEC.
Với tầm nhìn đến 2030, APEC sẽ có cộng đồng giáo dục gắn kết mạnh mẽ, có chất lượng và bao trùm nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững, phúc lợi xã hội và kỹ năng làm việc của người lao động các nền kinh tế APEC. Theo bà Wang Yan, hợp tác giáo dục trong APEC là trách nhiệm của Mạng lưới giáo dục APEC. Được thành lập từ năm 1992 và có 25 năm lịch sử xây dựng và phát triển, hiện Mạng lưới có sự tham dự của tất cả các nền kinh tế thành viên. Mạng lưới có cơ chế họp thường niên và các chương trình hành động về giáo dục.
Sinh viên Việt Nam tại Nga chào mừng Năm APEC 2017 Ngày 5/4, sinh viên Việt Nam tại Học viện Ngoại giao quốc gia Moscow (MGIMO, Liên bang Nga) đã tổ chức "Ngày Việt Nam" để ... |
APEC: Tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp do nữ giới làm chủ Trong 1 tuần họp về các chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ ở Sydney, các quan chức APEC đã tìm cách giải quyết định ... |
Tổng quan về 21 nền kinh tế thành viên APEC Từ 12 nền kinh tế sáng lập, tới nay, APEC đã quy tụ 21 nền kinh tế thành viên, chiếm 39% dân số thế giới, ... |