Việt Nam đóng góp tích cực cho tiến trình hợp tác APEC

Sáng 20/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị các Bộ trưởng Phụ trách Thương mại APEC lần thứ 23 (MRT 23). 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20170520103942 Xây dựng ứng dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ APEC
tin nhap 20170520103942 Thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại và kết nối chuỗi cung ứng

Báo TG&VN xin giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng tại Hội nghị quan trọng này.

tin nhap 20170520103942
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị các Bộ trưởng phụ trách Thương mại APEC lần thứ 23. (Ảnh: Tuấn Anh)

PHÁT BIỂU THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC

KHAI MẠC HỘI NGHỊ CÁC BỘ TRƯỞNG

PHỤ TRÁCH THƯƠNG MẠI APEC LẦN THỨ 23

  • Thưa các vị Bộ trưởng thương mại APEC;
  • Các vị khách mời;
  • Toàn thể quý vị đại biểu.

Thay mặt Chính phủ Việt Nam - chủ nhà của năm APEC 2017, tôi hân hạnh phát biểu khai mạc và chào mừng các Bộ trưởng, các vị khách mời, cùng toàn thể quý vị đã tới Hà Nội tham dự Hội nghị các Bộ trưởng Phụ trách Thương mại APEC lần thứ 23 (MRT 23) và các sự kiện quan trọng có liên quan.

Được thành lập từ năm 1989, hiện nay APEC là một đầu tàu kinh tế, là động lực tăng trưởng quan trọng của Châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới. APEC có tổng dân số hơn 2,8 tỷ người, chiếm 40% dân số thế giới. Trải qua gần ba thập kỷ, các nền kinh tế APEC đã tăng trưởng mạnh mẽ[1] chiếm gần 60% GDP của thế giới; 49% giao dịch thương mại quốc tế với mức thuế quan trung bình đã giảm từ 11% năm 1996 xuống còn 5,5% vào năm 2016; mức thu nhập, đời sống của người dân trong khu vực được nâng lên. Đó là minh chứng cho nỗ lực của cả khu vực chúng ta về tự do hóa và tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư, cũng như chia sẻ sự ổn định, phát triển và cùng thịnh vượng.

Thưa quý vị,

Thời gian gần đây, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đang chứng kiến nhiều thay đổi cả về chính trị, kinh tế và công nghệ. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và kết nối mạng toàn cầu đang có tác động mạnh mẽ tới cuộc sống của người dân. Chưa bao giờ, thế giới lại gắn kết một cách chặt chẽ như hiện nay, công nghệ hiện đại đang tạo ra nhiều cơ hội mới trong cuộc sống, song cũng mang lại những thách thức không nhỏ về kinh tế, văn hóa và xã hội đối với các nền kinh tế.

APEC đang hướng tới mục tiêu xây dựng một khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thực sự gắn kết cả về con người, hạ tầng cơ sở, công nghệ và thông tin nhằm tạo thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế, thương mại, đầu tư; đẩy mạnh các chương trình đổi mới toàn diện về cơ chế, chính sách tại các nền kinh tế thành viên. Các chương trình hợp tác APEC về tăng cường kết nối, gia tăng chuỗi giá trị, kết nối chuỗi cung ứng, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, phát triển các doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ,.. đang đóng góp rất tích cực cho sự phát triển và phồn vinh của khu vực.

APEC có sự đa dạng về trình độ phát triển kinh tế cũng như sự khác nhau về văn hóa, thể chế chính trị, chính sách phát triển…, do vậy, APEC cần tăng cường hợp tác kinh tế, kỹ thuật, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong hoạch định chính sách và triển khai các chương trình, dự án hợp tác nhằm nâng cao hiệu quả và tạo nên tính riêng biệt nổi bật của hợp tác APEC so với những tổ chức và diễn đàn khác trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời chúng ta cũng mở rộng hợp tác với các khu vực khác trên thế giới để cùng kết nối, cùng phát triển.

Tuy nhiên, mọi kế hoạch hợp tác với những mục tiêu tốt đẹp sẽ không thể trở thành hiện thực, nếu chúng ta thiếu lòng tin, quyết tâm chính trị, hợp tác cùng nhau để gìn giữ môi trường hòa bình, bảo đảm an ninh, an toàn cho các hoạt động đầu tư, lưu chuyển hàng hóa thương mại trong khu vực…

Thưa quý vị,

Việt Nam tham gia APEC năm 1998 và APEC có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế của chúng tôi. Hiện nay, các thành viên APEC chiếm tới 78% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam, 75% thương mại hàng hóa, 79% khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Khoảng 80% du học sinh Việt Nam đang học tập tại các nền kinh tế thành viên APEC. Có 13 thành viên APEC là các đối tác chiến lược và đối tác toàn diện của Việt Nam[2].

Với quyết tâm và nỗ lực mạnh mẽ về cải cách và tăng cường hội nhập quốc tế, Việt Nam đã đóng góp tích cực cho tiến trình hợp tác APEC. Sau 11 năm, kể từ khi đăng cai APEC lần đầu năm 2006, năm nay Việt Nam vinh dự được chủ trì năm APEC 2017, với phương châm hợp tác với các nền kinh tế thành viên trong khu vực cùng nhau xây dựng một cộng đồng Châu Á - Thái Bình Dương hoà bình, ổn định, phát triển, và kết nối thịnh vượng.

tin nhap 20170520103942
Thủ tướng Chính phủ NguyễnXuân Phúc chụp ảnh với các đại biểu dự Hội nghị các Bộ trưởng phụ trách Thương mại APEC lần thứ 23. (Ảnh: Tuấn Anh)

Thưa Quý vị,

Hội nghị Bộ trưởng thương mại APEC, MRT là một trong những hội nghị bộ trưởng chuyên ngành quan trọng nhất trong khuôn khổ hợp tác APEC.

Tôi tin rằng, với sự tham gia của các Bộ trưởng và đóng góp của Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới, (WTO) ngài An-béc-tô A-zê-vê-đô, quý vị sẽ có những phiên thảo luận tích cực, thực tế và hiệu quả, tập trung rà soát quá trình triển khai chủ đề, các ưu tiên của năm APEC 2017 và thông qua các sáng kiến được các nền kinh tế thành viên đưa ra để báo cáo lên Hội nghị các Nhà Lãnh đạo cấp cao APEC tháng 11/2017 nhằm hướng con tàu APEC tới tương lai tương sáng, tốt đẹp hơn cho mọi người dân trong khu vực.

Chúc toàn thể Quý vị sức khỏe, hạnh phúc, may mắn và chúc Hội nghị MRT 23 thành công tốt đẹp./.


[1] Theo WB, các nền kinh tế APEC chiếm gần 60% GDP của thế giới, năm 2015, đạt gần 45 ngàn tỷ USD - tính theo PPP (Năm 1989, là 16 ngàn tỷ USD) http://data.worldbank.org/data-catalog/world-development-indicators (World Bank, 28, April 2017)

[2] http://hoinhapkinhte.gov.vn/vi/hoi-nhap-quoc-te/cac-dien-dan-va-to-chuc-quoc-te-khac/dien-dan-hop-tac-kinh-te-chau-a-thai-binh-duong-apec/apec-2017-tam-nhin-chien-luoc-cua-doi-ngoai-viet-nam.373059.aspx (bài viết của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh ngày 8/5/2017)

tin nhap 20170520103942 Tăng cường hợp tác thương mại, đẩy mạnh sáng tạo trong APEC

Sáng 19/5, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC lần thứ 23 (MRT 23), Bộ Công Thương đã tổ ...

tin nhap 20170520103942 SOM 2: Giữ vững định hướng hợp tác APEC 2017

Ngày 18/5, tại Hà Nội, Hội nghị lần thứ hai các quan chức cao cấp APEC (SOM 2) đã kết thúc hai ngày làm việc, khép ...

tin nhap 20170520103942 APEC: Thực hiện mục tiêu Bogor và hướng tới tương lai

Hội nghị lần thứ hai các quan chức cao cấp APEC (SOM 2) đã kết thúc tốt đẹp, đánh dấu nửa chặng đường của Năm ...

Tuấn Anh - An Ngọc

Xem nhiều

Đọc thêm

Quảng bá văn hóa Việt Nam tại các lễ hội quốc tế ở Ấn Độ

Quảng bá văn hóa Việt Nam tại các lễ hội quốc tế ở Ấn Độ

Hai đoàn nghệ thuật của Việt Nam, với sự hỗ trợ của Trung tâm Văn hóa Swami Vivekananda, đã tỏa sáng ở hai lễ hội văn hóa quốc tế danh ...
Bí thư Tỉnh uỷ Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Bí thư Tỉnh uỷ Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương

Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng ban Tuyên giáo ...
Đoàn đại biểu Đảng Cánh tả Đức thăm làm việc tại Việt Nam

Đoàn đại biểu Đảng Cánh tả Đức thăm làm việc tại Việt Nam

Đảng và Nhà nước Việt Nam coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược với CHLB Đức, một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại ...
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Những nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống trên thế giới xuất hiện rất nhiều ở Việt Nam với tác hại vô cùng nghiêm trọng, đặt ra yêu ...
Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Các vòng trừng phạt Nga, có thể ít tác động tới chủ thể, nhưng một cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây đã khiến toàn thế giới ...
Phiên bản di động