Hướng tới xây dựng một ngành ngoại giao chuyên nghiệp, toàn diện, hiện đại

Minh Quân
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhận định chủ trương xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại đặt ra yêu cầu rất cao về đội ngũ cán bộ ngoại giao, có trình độ đạt tầm khu vực và quốc tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hướng tới xây dựng một ngành ngoại giao chuyên nghiệp, toàn diện, hiện đại
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điều hành phiên thảo luận về xây dựng ngành. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại giao lần thứ 31, sáng 18/12, Phiên họp toàn thể về công tác xây dựng ngành với chủ đề: “Đổi mới, sáng tạo hướng tới xây dựng ngành ngoại giao chuyên nghiệp, toàn diện, hiện đại” đã diễn ra.

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh dự và chỉ đạo tại Hội nghị.

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, đối ngoại và ngoại giao luôn gắn liền với sự phát triển bang giao quốc tế và phục vụ lợi ích các quốc gia-dân tộc. Chính sự phát triển của các quốc gia-dân tộc và bang giao quốc tế đã thúc đẩy các nền ngoại giao trên thế giới không ngừng phát triển.

Trong điều kiện toàn cầu hóa sâu rộng và dưới tác động nhiều chiều của các xu thế lớn và các thách thức toàn cầu, đặc biệt từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát đến nay, ngành ngoại giao của nhiều nước trên thế giới đã, đang và tiếp tục có những điều chỉnh để thích ứng với bối cảnh mới.

Cùng với đất nước, ngành ngoại giao đang bước vào giai đoạn chiến lược mới để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đối ngoại trong giai đoạn phát triển mới của đất nước từ nay đến năm 2030 và tầm nhìn 2045, Đại hội XIII của Đảng đã đề ra chủ trương “Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân.”

Đây là một chủ trương mới, phản ánh sự trưởng thành của ngoại giao cách mạng Việt Nam, đồng thời cũng là yêu cầu vừa cấp bách, vừa mang tính chiến lược, lâu dài đối với đối ngoại nói chung, ngành Ngoại giao nói riêng và phù hợp với xu thế phát triển của các nền ngoại giao trên thế giới.

Bám sát chủ trương, đường lối Đại hội XIII của Đảng, chỉ đạo của lãnh đạo Đảng và Nhà nước tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc và Hội nghị Ngoại giao 31, từ những kết quả, kinh nghiệm, bài học trong thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đề xuất một số vấn đề để Hội nghị cùng thảo luận.

Tính toàn diện của ngoại giao Việt Nam trước hết thể hiện ở chủ thể thực hiện, bao gồm, không chỉ có Bộ Ngoại giao mà cả các bộ, ngành liên quan; trên tất cả các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế-xã hội; với tất cả đối tác, địa bàn và khu vực.

Nhiều năm nay, ngành ngoại giao đã và đang triển khai đồng bộ và gắn kết chặt chẽ các trụ cột, binh chủng ngoại giao, bao gồm ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa, thông tin đối ngoại, công tác người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân, nhằm thực hiện nhiệm vụ giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, huy động các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao vị thế đất nước.

Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đất nước trong giai đoạn mới cùng với những biến chuyển sâu sắc của tình hình thế giới đang đặt ra yêu cầu về mở rộng nội hàm, lĩnh vực hoạt động của ngành ngoại giao.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc gần đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: “Mạnh dạn đột phá, sáng tạo trong công tác, tìm ra cách làm mới, mở rộng ra các lĩnh vực mới, tìm kiếm các đối tác mới, hướng đi mới”.

Như vậy, bên cạnh các lĩnh vực truyền thống, đòi hỏi ngành ngoại giao phải chủ động, tích cực tìm cách làm mới, hướng đi mới, lĩnh vực mới đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước như ngoại giao công nghệ, ngoại giao số, ngoại giao môi trường, ngoại giao y tế, ngoại giao năng lượng...

Hướng tới xây dựng một ngành ngoại giao chuyên nghiệp, toàn diện, hiện đại
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Phiên họp. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Vì vậy, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mong lãnh đạo các bộ, ngành liên quan chia sẻ với ngành Ngoại giao những mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, biện pháp về thúc đẩy triển khai đối ngoại, hợp tác và hội nhập quốc tế trong các lĩnh vực đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, bảo vệ môi trường, y tế… cũng như gợi mở hướng đi, cách làm, nhất là cơ chế phối hợp giữa ngành ngoại giao và các bộ, ngành liên quan trong các lĩnh vực quan trọng nói trên.

Cũng theo Bộ trưởng, tính hiện đại của ngoại giao Việt Nam thể hiện ở sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống, bản sắc ngoại giao của dân tộc, tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, đường lối đối ngoại của Đảng ta qua các thời kỳ và tinh hoa ngoại giao thời đại. Vận hành ngành ngoại giao trong khuôn khổ thể chế ngày càng hoàn thiện; tổ chức bộ máy tinh gọn, hợp lý, hiệu quả với phương thức hoạt động khoa học, chuẩn hóa và số hóa, có năng lực đổi mới, sáng tạo và chủ động thích ứng với chuyển biến mau lẹ của tình hình.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định: “Đây là những yêu cầu cao nhưng rất cấp thiết, đòi hỏi không chỉ có quyết tâm, nỗ lực phấn đấu của ngành ngoại giao, mà cả sự ủng hộ, phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ tích cực của các cấp, các ngành.

Chúng tôi rất mong các đồng chí thảo luận phương hướng, giải pháp về kiện toàn tổ chức bộ máy, khuôn khổ thể chế, pháp luật, phương thức vận hành của ngành ngoại giao, cơ chế phối hợp liên ngành trong hoạt động đối ngoại, nhất là việc vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách, quy định chung của Đảng và Nhà nước về cải cách, hiện đại hóa nền hành chính cho phù hợp với điều kiện đặc thù của ngành Ngoại giao, để hướng tới một ngành ngoại giao hiện đại, chuyên nghiệp”.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhận định nhiệm vụ đối ngoại trong giai đoạn phát triển mới của đất nước và chủ trương xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại đặt ra yêu cầu rất cao về xây dựng đội ngũ cán bộ ngoại giao toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức và trí tuệ; hiện đại, chuyên nghiệp về phong cách và phương pháp làm việc, có trình độ đạt tới tầm khu vực và quốc tế. Để đáp ứng yêu cầu này, cần có nguồn lực đầu tư xứng đáng cùng với hệ thống cơ chế chính sách bài bản, đồng bộ.

Tại phiên họp toàn thể, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao mong muốn các ý kiến đóng góp ý kiến, gợi mở phương hướng, giải pháp cụ thể, thiết thực về cơ chế, chính sách, nhất là về đổi mới tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bố trí, luân chuyển, đãi ngộ cán bộ, trên cơ sở vận dụng cơ chế, chính sách chung của Đảng và Nhà nước phù hợp với đặc thù của ngành Ngoại giao và yêu cầu công tác đối ngoại trong tình hình mới.

Ngoại giao Việt Nam: Kiên cường nhưng mềm dẻo, linh hoạt

Ngoại giao Việt Nam: Kiên cường nhưng mềm dẻo, linh hoạt

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ...

Chuyện người 'cầm lái những chuyến xe' đưa thương hiệu Việt Nam tới năm châu

Chuyện người 'cầm lái những chuyến xe' đưa thương hiệu Việt Nam tới năm châu

Bên lề Hội nghị Ngoại giao lần thứ 31, một số Trưởng Cơ quan đại diện đã chia sẻ về niềm vinh dự, trọng trách ...

Bài viết cùng chủ đề

Hội nghị Đối ngoại toàn quốc 2021

Đọc thêm

Vinh danh thuốc điều trị cho bệnh nhân HIV là 'đột phá của năm' 2024

Vinh danh thuốc điều trị cho bệnh nhân HIV là 'đột phá của năm' 2024

Tạp chí khoa học Science của Mỹ đã vinh danh lenacapavir - một loại thuốc tiêm thế hệ mới được dùng điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV.
Chương trình Chào năm mới 2025: 'Bữa tiệc' nghệ thuật đặc sắc

Chương trình Chào năm mới 2025: 'Bữa tiệc' nghệ thuật đặc sắc

Ngày 27/12, UBND TP. Hà Nội và Liên đoàn Điền kinh Việt Nam tổ chức họp báo công bố chương trình Văn hóa -Thể thao 'Chào năm mới 2025'.
Công tố viên Hàn Quốc tiết lộ thông tin sốc về quyết định thiết quân luật của Tổng thống Yoon Suk Yeol

Công tố viên Hàn Quốc tiết lộ thông tin sốc về quyết định thiết quân luật của Tổng thống Yoon Suk Yeol

Theo báo cáo, Tổng thống bị đình chỉ chức vụ Yoon Suk Yeol đã cho phép quân đội nổ súng nếu cần thiết để vào tòa nhà quốc hội nhằm ...
Bắc Ninh: 'Không châm chước, không thoả hiệp, không có vùng cấm, không có ngoại lệ' với ô nhiễm môi trường

Bắc Ninh: 'Không châm chước, không thoả hiệp, không có vùng cấm, không có ngoại lệ' với ô nhiễm môi trường

Năm 2024, Bắc Ninh huy động cả hệ thống chính trị, các lực lượng cùng vào cuộc giải quyết, xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường...
Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025 có gì đặc biệt?

Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025 có gì đặc biệt?

Lần đầu tiên lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng tăng thêm số lượng đội thi và đêm bắn...
Đời thường cuốn hút, trẻ trung của Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên

Đời thường cuốn hút, trẻ trung của Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên

Khác với hình ảnh gợi cảm mỗi khi xuất hiện ở sự kiện, đời thường của Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên vẫn vô cùng nổi bật, cuốn hút.
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Hành tinh nóng lên, nhưng ngoại giao khí hậu vẫn 'lạnh giá'

Hành tinh nóng lên, nhưng ngoại giao khí hậu vẫn 'lạnh giá'

Là trụ cột của nỗ lực đa phương về biến đổi khí hậu, ngoại giao khí hậu hiện đối mặt sóng ngầm mâu thuẫn giữa lợi ích và trách nhiệm của các bên liên quan.
Lộ trình ngoại giao của Ấn Độ trước thềm kỷ nguyên mới

Lộ trình ngoại giao của Ấn Độ trước thềm kỷ nguyên mới

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Trước mớ rối ren như hiện nay, Syria có thể đi chệch hướng theo nhiều cách và nhân tố có thể 'nắn chỉnh' đúng hướng chính là Mỹ.
Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước LHQ về Tội phạm mạng (Công ước Hà Nội), nhiều quan chức LHQ đã lên tiếng đề cao văn kiện này.
Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine từng dẫn đầu thế giới trong ngành chế tạo tên lửa, và nước này đang có những tính toán thận trọng để lấy lại phong độ.
Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Năm 2025 sẽ là một năm đầy khó khăn với cả Ukraine và Nga trước nhiều yếu tố bất định.
Phiên bản di động