TIN LIÊN QUAN | |
Phiên tòa ICC đầu tiên xử tội danh phá hoại di sản văn hóa | |
Tòa án Hình sự Quốc tế được phép thăm dò tội ác chiến tranh ở Ukraine |
Lập luận trên ngày càng có thêm sức nặng khi mới đây, Gambia trở thành nước thứ ba ở châu Phi tuyên bố rút khỏi ICC. Trước đó, Burundi và Nam Phi cũng đã thông báo lên Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon về quyết định sẽ không tiếp tục tham gia ICC. Những động thái này được đánh giá là cú sốc trong lịch sử 18 năm hoạt động của ICC.
Quốc hội Burundi cho rằng ICC chỉ đơn thuần là “một công cụ chính trị của các cường quốc thế giới nhằm loại bỏ bất cứ nhà lãnh đạo nào ở châu Phi”. Trước đó, vào tháng 4 năm nay, ICC thông báo rằng cơ quan này sẽ điều tra tình hình bùng phát bạo lực ở Burundi, quốc gia vốn chìm sâu trong khủng hoảng chính trị hơn một năm qua.
Trụ sở ICC tại The Hague, Hà Lan. (Nguồn: Dezeen.com) |
Lý do Nam Phi rút khỏi ICC cũng tương tự như Burundi. Trong các lập luận của mình, chính phủ Nam Phi một mực cho rằng các quy định của ICC mâu thuẫn với luật của Nam Phi về quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao.
Ngoài ra, nhiều ý kiến cho rằng các phán quyết của ICC thường mang tính thiên vị, thậm chí nhiều chính trị gia châu Phi cho rằng tòa này là một công cụ của những “nước thực dân phương Tây”. Trong số 10 vụ việc đang được ICC tiến hành điều tra, 9 vụ liên quan đến các nước châu Phi. Trên thực tế, cho đến nay, tất cả các lệnh bắt giữ của ICC chỉ nhằm vào các nhân vật là người châu Phi.
Tất cả cáo buộc nói trên đã khiến nhiều nước châu Phi quay lưng lại với ICC, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính chính danh của cơ quan tư pháp này.
Giới quan sát cho rằng, trong thời gian tới, nhiều nước châu Phi như Chad, Kenya, Namibia có thể cũng sẽ rút khỏi ICC. Chuyên gia Allan Ngari thuộc Viện Nghiên cứu An ninh (Nam Phi) cho rằng dường như các nước châu Phi đang “liên minh” để đối phó với ICC, mà quyết định mới đây của Gambia chỉ là một phần trong kế hoạch chung.
“Bà Fatou Bensouda, Trưởng Công tố của ICC, là một người Gambia. Vì vậy, trong những năm gần đây, bà ta luôn cố gắng bảo vệ quốc gia mình”, ông Ngari cho biết.
Bà Bensouda đảm nhiệm chức vụ Trưởng Công tố của ICC từ năm 2012, và cả châu Phi mong rằng bà Bensouda có thể làm dịu bớt thái độ chỉ trích châu Phi của các quan chức ICC. Dù vậy, cuối cùng Gambia cũng có quyết định dứt khoát với ICC. Bộ trưởng Thông tin Gambia, ông Sheriff Bojang cho rằng: “ICC, mặc dù được gọi là Tòa án Hình sự Quốc tế, nhưng thực chất là Tòa án quốc tế chuyên xét xử và sỉ nhục những người da màu, đặc biệt là người châu Phi”.
Bà Fatou Bensouda, Trưởng Công tố của ICC. (Nguồn: Reuters) |
Vậy ICC phải làm gì trong hoàn cảnh hiện nay? Bà Kelly-Jo Bluen, chuyên gia tại Viện Công lý và Hòa giải (Nam Phi), cho rằng việc một số quốc gia rút khỏi ICC là “cú đấm” vào uy tín của tòa án này, tuy nhiên sẽ khó có khả năng các nước châu Phi đồng loạt làm như vậy.
“Nhiều quốc gia vẫn sẽ giữ quan hệ với ICC bởi vì những trợ giúp thiết thực của tòa. Đặc biệt, một số nước vẫn xem ICC như một công cụ hữu hiệu trong hoạt động chính trị nội bộ của họ”, theo bà Bluen. Cho đến nay, một số nước châu Phi, tiêu biểu như Botswana, hoàn toàn không tỏ ý định chống lại ICC. Trong một thông cáo hôm 26/10, chính phủ Botswana tái khẳng định sẽ ủng hộ các phán quyết của tòa.
“Botswana tin rằng, với tư cách là tòa án hình sự quốc tế duy nhất, ICC là một thể chế rất quan trọng. Vì vậy, Botswana tái xác nhận vai trò thành viên của mình theo quy chế Rome của ICC, đồng thời khẳng định sự ủng hộ hệ thống tư pháp hình sự quốc tế mạnh mẽ, được thể hiện qua quyền lực ICC”, theo thông cáo của chính phủ Botswana.
Senagal từ chối đưa ra quan điểm chính thức, tuy nhiên Bộ trưởng Tư pháp Sidiki Kaba đã lên tiếng kêu gọi Burundi và Nam Phi xem xét lại quyết định của họ.
Tóm lại, có thể nói mặc dù uy tín của ICC bị suy giảm ở châu Phi song cơ quan này vẫn có ảnh hưởng lớn tại châu lục. Chính vì vậy, tâm lý chống ICC có thể ngày càng mạnh mẽ, song khó lan ra toàn bộ các nước châu Phi.
Israel phản đối quyết định điều tra của ICC Theo AFP, ngày 17/1, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã phản đối quyết định tiến hành cuộc điều tra sơ bộ của Tòa án Hình ... |
Burundi sẽ rời khỏi Tòa án Hình sự Quốc tế Ngày 27/10, Bộ trưởng Tư pháp Burundi Aimee Laurentine Kanyana báo cáo với Liên hợp quốc (LHQ) về việc nước này sẽ rút khỏi Tòa ... |