TIN LIÊN QUAN | |
Hàn Quốc chia sẻ kinh nghiệm đào tạo nhân lực 4.0 | |
Người lao động không trình độ sẽ làm gì trong Cách mạng 4.0? |
Bộ trưởng Tài chính Indonesia, Sri Mulyani Indrawati cho rằng, nâng cấp hệ thống giáo dục hiện tại, đồng thời nhấn mạnh Chính phủ đã phân bổ 20% tổng ngân sách nhà nước 495 nghìn tỷ Rupiah (35,4 tỷ USD) trong năm nay cho giáo dục.
Chương trình cải thiện giáo dục là một trong những nội dung quan trọng được Chính phủ của Tổng thống Joko Widodo hết sức quan tâm, theo đó Indonesia cần phải chủ động trong công tác giáo dục - đào tạo để sớm chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ cho Cách mạng Công nghiệp 4.0.
Indonesia phát triển nguồn nhân lực cho cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. (Nguồn: Shutterstock) |
Bộ trưởng Nguồn Nhân lực Indonesia, Hanif Dhakiri cho biết, Chính phủ sẽ tập trung vào cải thiện năng lực của các công nhân lành nghề bằng cách đào tạo các khóa học cơ bản để cấp chứng chỉ. Những nỗ lực này bao gồm cải thiện việc tăng cường tiếp cận và phát triển hơn nữa chất lượng đào tạo nghề và các chương trình thực tập với sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước. Ngoài ra, ông Hanif cho biết, Chính phủ Indonesia cũng có kế hoạch hợp tác với khu vực tư nhân để cung cấp các chương trình thực tập độc lập.
Tại hội thảo về phát triển nguồn nhân lực phục vụ cách mạng Công nghiệp 4.0 mới đây, Phó Tổng thống Indonesia Jusuf Kalla kêu gọi các sinh viên tốt nghiệp đại học phải nhận thức được những thay đổi trong nền kinh tế và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ trong thời đại hiện nay để chủ động về tương lai của mình.
Khi công nghệ phát triển vượt bậc và thay thế nhiều hoạt động của con người có nghĩa là rất nhiều công việc sẽ biến mất trong khi nhiều công việc mới lạ bắt đầu xuất hiện, ông nói các tổ chức giáo dục nên tập trung đào tạo cho sinh viên của mình những lĩnh vực mới này.
Đã có một số trường đại học của Indonesia nắm bắt được xu hướng này và chủ động trong công tác đào tạo của mình điển hình như Đại học Prasetiya Mulya, nơi đã giới thiệu một chương trình khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học ứng dụng (STEM) vào năm 2017 để trang bị cho sinh viên những thách thức của Công nghiệp 4.0.
Đô thị thông minh: Động lực đổi mới sáng tạo để phát triển bền vững Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng một trong những yếu tố vô cùng quan trọng của đô thị thông minh là sử dụng ... |
Kinh tế thời 4.0 phải biết tận dụng thời cơ và có tầm nhìn xa Đó là quan điểm của TS. Vũ Đình Ánh (Viện Nghên cứu Thị trường và giá cả) tại diễn đàn khoa học “Tái cơ cấu nền ... |
Gần 2 tỉ thanh niên đối mặt nguy cơ thất nghiệp vì CMCN 4.0 Một nghiên cứu mới đây của Deloitte và Liên minh kinh doanh quốc tế phát triển giáo dục đã chỉ ra rằng, đến năm 2030, ... |